Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiKhông sáng tạo thì chèo sẽ đi vào lối mòn

Không sáng tạo thì chèo sẽ đi vào lối mòn


nsnd-thanh-ngoan1(1).jpg

Nhìn lại chặng hành trình theo đuổi sự nghiệp hát chèo, 9 tuổi lần đầu đặt chân lên chiếu chèo, 13 tuổi trúng tuyển vào Nhà hát Chèo Việt Nam, từ vai diễn đầu tiên trong “Quan Âm Thị Kính” đến vai diễn vàng son trong “Vợ chồng Cả Dọc”, NSND Thanh Ngoan đã khiến nhiều người phải kính nể vì lối diễn sắc sảo, đa diện, biến hóa, nay là đào cay nghiệt, mai lại thành đào thương, đa đoan, lấy nước mắt người xem.

“Gia đình tôi vốn sống ở cái nôi chèo Thái Bình. Trong nhà lại có nhiều anh chị em, cô dì chú bác tham gia công tác nghệ thuật. Vì thế, tôi biết hát chèo từ khi còn rất nhỏ, trưởng thành trong môi trường của chèo. Người thầy đầu tiên của tôi là mẹ. Bà dạy tôi hát “Mẹ ngồi khâu áo cho con” khi nghe được trên đài phát thanh buổi trưa. Từ ấy chèo đã đi cùng và gắn bó với tôi cho đến tận ngày hôm nay” – NSND Thanh Ngoan tâm sự.

Trong hành trình phát triển sự nghiệp, NSND Thanh Ngoan luôn cảm thấy may mắn khi được theo học những nghệ sĩ là cây đa, cây đề trong làng chèo.

“Vừa bước vào môi trường học chuyên nghiệp lại được các nghệ sĩ gạo cội hướng dẫn, các thầy, cô trở thành tấm gương cho tôi. Mỗi nghệ sĩ gạo cội ấy định hình ở một thể loại vai và tôi đã có cơ hội được học hết những điều đó” – nghệ sĩ Thanh Ngoan nói, rồi nhắc đến nhiều cái tên như: NSND Tống Năm Ngũ, NSND Minh Lý, NSƯT Lệ Hiền, NSƯT Xuân Mai, NSND Bùi Trọng Đang, NSND Mạnh Tuấn, NSND Trần Bảng, NSƯT Thanh Tuyết…

Đi lên từ bản chất một nghệ sĩ chèo thực thụ cho đến khi gồng gánh trên vai trách nhiệm của “thuyền trưởng” (Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, 2012 – 2023) Thanh Ngoan luôn khắc ghi những gì chèo đã mang lại cho mình.

Chèo cho Thanh Ngoan danh vọng, tiền bạc, địa vị và cả sự yêu thương trân trọng từ khán giả. 10 năm làm công tác quản lý Nhà hát Chèo Việt Nam, Thanh Ngoan không ngại từ chối các sô diễn lớn nhỏ để tập trung cho công việc của Nhà hát.

Với Thanh Ngoan, hào quang cá nhân và thù lao bạc triệu không quan trọng bằng làm thế nào để nhà hát có thể sáng đèn, để anh em nghệ sĩ – nhất là lớp diễn viên trẻ – được bận rộn với những hợp đồng biểu diễn, những chương trình nghệ thuật, những chuyến lưu diễn nước ngoài…

“Không có con đường nào trải sẵn hoa hồng, mà nếu có cũng sẽ rất nhiều gai. Không kiên trì, sẽ không bao giờ đi tới cái đích cuối cùng” – Thanh Ngoan tâm sự.

Đã hơn nửa đời người đồng hành với hát chèo, ở tuổi ngoài 50, NSND Thanh Ngoan ngoài việc tiếp tục với nhiệm vụ là Trưởng ban Văn hóa, Du lịch và Đào tạo tại Viện Phát triển Văn hóa dân tộc, thì vẫn như con tằm nhả tơ miệt mài, trong ánh mắt bà vẫn sáng rực khi ai đó hỏi về chèo, giọng nói vẫn hào sảng, réo rắt ngọt ngào mỗi khi cất tiếng thị phạm trên sân khấu cho diễn viên trẻ, vẫn đau đáu một nỗi niềm hồi quang cho chiếu chèo trên đất Việt.

Sắp tới, hồ sơ “Nghệ thuật chèo” sẽ được trình UNESCO xét ghi danh vào các Danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là một bước tiến trong sự công nhận để tiếp thêm động lực cho việc bảo tồn những nghệ thuật văn hóa truyền thống dân tộc nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng.Để làm được điều đó, không thể không nhắc đến những người nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu đã dày công góp sức, cùng cống hiến để góp phần gìn giữ, trao truyền nghệ thuật chèo cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thanh Ngoan cho rằng, dù nghệ thuật chèo đã có ở hầu hết các vùng Đồng bằng Bắc Bộ, từ câu lạc bộ chèo của các tỉnh cho tới các nhà hát chèo, sân khấu luôn luôn chào đón, mở cửa nhưng vẫn còn ít khán giả đến xem. Kênh truyền thông cho các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn còn hạn chế, kênh truyền thông cho nhà hát chèo đã nỗ lực, nhưng không đồng bộ.

Rạp có nhưng hệ thống bán vé không có, marketing cho truyền thông còn chưa đủ mạnh… Nhiều người hay nhầm lẫn giữa nghệ thuật chèo và nghệ thuật cải lương, hoặc một vở kịch cắm hát chèo mang danh là vở chèo.

Bên cạnh đó, NSND Thanh Ngoan cũng chỉ ra, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng mà không sáng tạo, không tư duy thì mãi mãi chỉ đi vào lối mòn.

Tuy mang trong mình nét truyền thống của dân tộc ta từ xưa nhưng cần phải thay đổi sao cho phù hợp với cuộc sống đời thường.

Trước đây, để diễn một vở chèo, các nghệ sĩ chỉ cần tấm chiếu hoặc nơi cây đa, bến nước, sân đình là có thể có một buổi diễn hoàn chỉnh.

Nhưng để theo kịp bước tiến của công nghệ cũng như nhu cầu thị giác của khán giả, những vở chèo ngoài việc giữ cốt cách, truyền thống, lề lối, nguyên tắc cần thêm vào đó là trang phục, sân khấu, ánh đèn, mọi thứ đều đẹp hơn, ấn tượng hơn, để thu hút đông đảo người xem.

“Dù cuộc sống có phát triển như thế nào thì nghệ thuật truyền thống – nghệ thuật chèo vẫn là hồn cốt của dân tộc, tinh hoa hun đúc bao nhiêu truyền thống lịch sử cha ông của chúng ta. Nghệ thuật chèo sẽ là món ăn tinh thần trong văn hóa của người Việt. Hãy luôn nhớ đến chèo như một thứ tình cảm chúng ta dành cho quê hương Việt Nam” – NSND Thanh Ngoan mong mỏi.

Chia sẻ thêm về việc hồ sơ “Nghệ thuật chèo” của Việt Nam chuẩn bị gửi đệ trình UNESCO đề nghị ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, NSND Thanh Ngoan cho biết bà rất vui mừng bởi cho đến hôm nay, qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian, nghệ thuật chèo truyền thống của nước ta cũng đang được cả thế giới đón nhận.

“Đây là niềm tự hào của những người làm nghề như chúng tôi và nếu như nghệ thuật chèo được ghi danh, đó sẽ là bước đệm vững chắc để thế hệ hôm nay và mai sau hãnh diện với nghệ thuật truyền thống của cha ông, từ đó có trách nhiệm hơn với việc bảo tồn và phát huy những giá trị quý báu của nghệ thuật chèo”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ lần thứ X: Đại hội điểm MTTQ cấp tỉnh lấy chủ đề “Đoàn kết...

Tham dự Đại hội có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm; Ủy viên Trung ương...

Bình Dương, gần 700 tỷ đồng, công tác an sinh xã hội

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, trong quý I/2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng gần 5,3% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt trên...

Du lịch Thái Nguyên hướng tới mục tiêu hơn 3,2 triệu lượt khách

Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên đón hơn 3,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 100.000 lượt, tổng doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng; đến năm 2030 đón 5,6 triệu lượt khách, trong đó...

TPHCM thành lập Hội Giáo dục và đào tạo Thành phố

Đây là tổ chức xã hội, nghề nghiệp được Chủ tịch UBND TPHCM phê duyệt, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GDĐT) nhằm mục đích tập hợp đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền,...

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã đánh giá khái quát về kết quả thực hiện chương trình giám sát năm 2023 và những tháng đầu năm...

Bài đọc nhiều

Loại lá thơm dân dã ở Việt Nam lại bổ dưỡng như nhân sâm, ra nước ngoài giá đắt đỏ, đó là lá gì?

Loại lá được nhắc đến ở đây là lá nguyệt quế có tên khoa học là Laurus nobilis, thuộc họ Lauraceae. Tên tiếng Anh là bay tree, bay laurel, có nguồn gốc ở khu vực ven Địa Trung Hải. Loại lá này khá...

Cùng chuyên mục

Hà Nội cải tạo mặt tiền phố Tràng Tiền như thế nào?

TP - Gần đây, khu vực tầng 2 tuyến phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được quây bạt, sửa chữa. Việc chỉnh trang tuyến phố nằm trong dự án nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang tuyến phố Tràng Tiền, dự kiến hoàn thành trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội. Trước...

Giải mã vì sao phi công phải đeo kính râm khi bay?

TPO - Để đảm bảo thị lực hoàn hảo, các phi công khi lái máy bay phải đeo một chiếc kính râm đặc biệt. Phi công thường phải đeo kính râm khi bay nhưng không phải là để trông ngầu hơn. Nhiều người sẽ nghĩ việc đeo kính râm có thể làm ảnh hưởng đến việc xác định tất cả đèn tín hiệu, các nút và hướng dẫn trên máy bay. Nhưng sự thật không phải...

Tú Dưa: ‘Tôi trả lương con gái 25 triệu đồng mỗi tháng’

Tú Dưa (Mars Anh Tú) trả con gái Linh Nhi 25 triệu đồng mỗi tháng ở vị trí trợ lý sản xuất, để cô có tiền ra MV. Nhạc sĩ nói về quá trình đồng hành con gái khi cô ra mắt EP đầu tay, chính thức hoạt động với vai trò ca sĩ, chiều 23/4 ở Hà Nội. Linh Nhi là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, năm nay 25 tuổi. Từ bé, cô bộc lộ năng...

Hình ảnh thiếu gia ngành nhựa sánh vai cùng Midu được chia sẻ rầm rộ

M.Đ tốt nghiệp cử nhân ngành Tài chính và Quản lý tại Đại học Virginia (Mỹ) và tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại ĐH California (Mỹ).Thời điểm mới tốt nghiệp Đại học, anh từng làm việc tại công ty nhựa ở vị trí chuyên viên phân tích nghiệp vụ (Business Analyst) trong vòng 2 năm.Từ tháng 6.2016, M.Đ đảm nhận vị trí Giám đốc vận hành chi nhánh của công ty nhựa này ở...

Bắt giữ tàu giã cào khai thác tận diệt tại vùng biển Thừa Thiên Huế

Sáng 24/4, lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, một tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép vừa bị lực lượng Đồn Biên phòng Lăng Cô (huyện Phú...

Mới nhất

Khô hạn khắc nghiệt, bộ đội đưa nhiều xe nước ngọt đến với người dân

TPO - Nắng hạn kéo dài, Cty TNHH MTV 72 (Binh đoàn 15) đã huy động xe chở nước miễn phí hỗ trợ cho người dân thôn Đức Hưng và làng Sơn (đều thuộc xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, Gia Lai). Thôn Đức Hưng và làng Sơn có hơn 1.900...

Độc đáo lễ hội thả diều ‘ngàn năm tuổi’ ở Hà Nội

Hàng năm, cứ đến rằm tháng 3 âm lịch, làng Bá Dương Nội (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội thi thả diều truyền thống. Lễ hội này được bắt đầu từ thế kỷ thứ X, chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước cũng như gửi...

Nghề ‘ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời’

Tên gọi nghe rất lạ tai “thốt nốt”cũng bắt nguồn từ tiếng Khmer là “th’not”, nhưng người địa phương đôi khi đọc trại ra thành thốt nốt. Đây là cây thân thẳng, tuổi thọ trung bình đến 100 năm và có thể cao đến 30m. Tất cả những bẹ lá đều tập trung ở ngọn và kết tạo thành...

QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Điện Biên là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc tổ quốc, với diện tích 9.540km2, dân số năm 2021 hơn 625 nghìn người. Điện Biên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp với 2 quốc gia Lào và...

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP Cần Thơ lần thứ X: Đại hội điểm MTTQ cấp tỉnh lấy chủ đề “Đoàn kết...

Tham dự Đại hội có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn...

Mới nhất