Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhKinh tế sáng tạo: Khai thác nguồn tài nguyên vô tận

Kinh tế sáng tạo: Khai thác nguồn tài nguyên vô tận

Đặt trọng tâm vào khai thác ý tưởng, sức sáng tạo của con người và bảo vệ tài sản trí tuệ từ quá trình sáng tạo, kinh tế sáng tạo (KTST) cho thấy một tiềm năng vô cùng lớn, thậm chí có thể nói là “không có giới hạn”. Với Việt Nam, vấn đề đặt ra là làm cách nào để thúc đẩy và khai thác được.

Cắt giảm thủ tục, đơn giản hóa chi phí doanh nghiệp tiếp tục được thúc đẩy Điểm lại thông tin kinh tế tuần trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Việt Nam có lợi thế cho phát triển kinh tế sáng tạo

Đây là nhận định được TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo nghiên cứu “Phát triển KTST: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam” do CIEM phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức mớ đây. Đây là báo cáo đầu tiên đưa ra cách tiếp cận toàn diện, gắn cơ sở khoa học với kinh nghiệm quốc tế và cách tư duy chính sách thực tiễn nhằm phát triển KTST ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, nền KTST được định nghĩa là nền kinh tế hình thành dựa trên các chu trình lên ý tưởng, phát triển, sản xuất, phân phối và tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo, gắn với thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Thế giới đã chứng kiến những bước phát triển nhanh và đóng góp vượt bậc của KTST. Theo thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), xuất khẩu dịch vụ sáng tạo toàn cầu đã tăng trung bình 8,14%/năm trong giai đoạn 2011-2020, đưa tổng xuất khẩu dịch vụ sáng tạo tăng từ 487 tỷ USD năm 2010 lên gần 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020.

Việt Nam đang có cơ hội quan trọng cho phát triển kinh tế sáng tạo
Việt Nam đang có cơ hội quan trọng cho phát triển kinh tế sáng tạo

Số liệu từ UNCTAD cũng cho thấy, thương mại hàng hóa sáng tạo của Việt Nam có xu hướng gia tăng khá tích cực trong giai đoạn 2002-2020. Trong đó, nhập khẩu tăng trung bình 7,99%/năm; xuất khẩu tăng trung bình 9,23%/năm trong giai đoạn này và Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nhà xuất khẩu hàng hóa sáng tạo lớn nhất vào năm 2020. Xét theo ngành công nghiệp và dịch vụ sáng tạo, thiết kế là ngành xuất khẩu nhiều nhất trong suốt giai đoạn 2002-2020, đạt hơn 11,9 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 84,36% tổng xuất khẩu hàng hóa sáng tạo của Việt Nam. Hoa Kỳ là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sáng tạo lớn nhất, tiếp đó là Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản, Đức…

Tuy nhiên bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế lưu ý, cần lưu ý là phần xuất khẩu sáng tạo mà Việt Nam đang có được chủ yếu là nhờ FDI. “Do đó tôi đề nghị nên làm rõ phần này để tránh ngộ nhận”, bà Lan nói.

Cần khung chính sách vững chắc

Báo cáo và các ý kiến tại hội thảo cho thấy, Việt Nam đang có những cơ hội quan trọng cho phát triển KTST, nhờ chuyển đổi số, sự phục hồi và vươn lên mạnh mẽ của ngành du lịch; quy mô thị trường trong nước tương đối lớn; hội nhập và hợp tác quốc tế sâu rộng và vị thế quốc tế ngày càng được nâng lên. Cùng với đó, Việt Nam đang có những yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng KTST.

Trong đó, những điểm mạnh có thể kể đến như: Di sản văn hóa phong phú; hội nhập ngày càng tăng vào nền kinh tế toàn cầu; dân số trẻ, năng động và thành thạo công nghệ; tiến bộ công nghệ và số hóa nhanh chóng; những thay đổi chính sách tích cực đối với các mô hình kinh tế mới…

Cụ thể theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp của CIEM, đại diện nhóm nghiên cứu, Việt Nam đã bước đầu có khung chính sách liên quan đến phát triển KTST. Các nhóm chính sách hiện có đã bao gồm cả các chính sách chung và chính sách cụ thể đối với một số ngành. Phạm vi chính sách hiện có là tương đối rộng, từ chính sách ưu đãi thuế, khoa học – công nghệ cho đến chính sách cạnh tranh, bảo hộ sở hữu trí tuệ.

“Một số chính sách, quy định đã được hoàn thiện và đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ phát triển KTST. Chẳng hạn, các quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được hoàn thiện phù hợp với các cam kết quốc tế và các thông lệ quốc tế tốt nhất, qua đó giúp tạo động lực và sự yên tâm cho các chủ thể phát huy sức sáng tạo và tài sản trí tuệ trong nền KTST”, ông Dương cho biết.

Song bên cạnh đó, vẫn còn các hạn chế và thách thức phải đối mặt. Một trong những điểm yếu là hạn chế cố hữu về nguồn vốn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sáng tạo truyền thống. Gắn với đó, ở không ít nhóm chủ thể còn thiếu nhiều kỹ năng liên quan đến KTST (đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi, phụ nữ, các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn…). Kết cấu hạ tầng “cứng” và “mềm” cho phát triển KTST cũng còn nhiều bất cập. Về mặt chính sách, chưa hỗ trợ phù hợp cho KTST nói chung và các ngành công nghiệp và dịch vụ sáng tạo nói riêng. Các văn bản chính sách đối với một số ngành công nghiệp và dịch vụ sáng tạo chưa đi kèm với các điều kiện, nguồn lực cụ thể để bảo đảm khả năng thực thi và không ít văn bản chính sách mới chỉ dừng ở việc đề ra các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tiếp theo.

“Chính sách cho KTST chỉ mới cụ thể ở một số ngành, song chưa điều chỉnh kịp thời phù hợp với bối cảnh mới của các ngành này, trong khi nhiều hoạt động sáng tạo còn thiếu khung chính sách, quy định pháp lý”, TS. Trần Thị Hồng Minh cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển trong phát triển KTST, cụ thể trên các khía cạnh như tiếp cận phát triển KTST dựa trên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của mô hình kinh tế này, coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện thể chế và chính sách phát triển KTST; thúc đẩy các điển hình tốt; hoàn thiện cơ sở lý luận và hệ thống thông tin về đo lường KTST; thu hút tài năng gắn với phát triển hệ thống giáo dục – đào tạo phục vụ KTST, và phát triển các mạng lưới, cụm công nghiệp sáng tạo.

Trong đó theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, một trong những điểm rất đáng chú ý của KTST là cho phép các nước không nhất thiết phải có tài nguyên nhiều mà vẫn có thể phát triển được. “Trong KTST, tài nguyên chính là ở sự sáng tạo của con người. Sự sáng tạo của con người thì vô tận, không đo đếm được và chính sức mạnh sáng tạo ấy là một phần giải thích tại sao những nước có quy mô dân số nhỏ như Na Uy, Thụy Điển, Singapore… nhưng lại có mức độ sáng tạo rất cao và rất thành công trong phát triển kinh tế, vươn lên trở thành những nước tiên tiến hàng đầu trên thế giới dù tài nguyên thiên nhiên không có bao nhiêu”, bà Lan nói.

Bên cạnh đó, mô hình KTST mang rất đậm chất văn hóa trong đó, cho nên cho phép các nước, các doanh nghiệp, những người làm ra các sản phẩm có những nét độc đáo và giá trị riêng của mình. Nói cách khác, sự sáng tạo kết hợp với văn hóa giúp tạo nên khả năng cạnh tranh tốt hơn cho các doanh nghiệp, rộng hơn là cho cả nền kinh tế. Theo chuyên gia Phạm Chi Lan đấy là những bài học mà nhiều nước đã thành công và rất cần lưu ý, trong bối cảnh Việt Nam cần tìm ra những nguồn tài nguyên mới, khai thác ở khả năng sáng tạo chứ không phải chỉ ở tài nguyên thiên nhiên như trước đây nữa.

Báo cáo đưa ra 6 khuyến nghị nhằm phát triển KTST ở Việt Nam trong thời gian tới: (i) Cần hoàn thiện khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng KTST, gắn với tạo không gian, động lực và sự yên tâm cho các chủ thể sáng tạo; (ii) Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ số; (iii) Tăng cường phát triển giáo dục và đào tạo kỹ năng; (iv) Thúc đẩy hợp tác và kết nối; (v)Tiếp tục phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam; (vi) Tăng cường tính bền vững và trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp liên quan tới sáng tạo. Bên cạnh đó, Báo cáo cũng đưa ra khuyến nghị cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, các hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp, hướng tới việc xây dựng và triển khai hiệu quả một Chiến lược quốc gia về KTST.





Source link

Cùng chủ đề

Đề nghị thiết lập bộ quy tắc quản lý vũ khí AI

Hội nghị toàn cầu thảo luận về vũ khí AI - do Áo tổ chức và đăng cai tại Vienna. Tại hội nghị toàn cầu thảo luận về vũ khí trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra trong 2 ngày 29 và 30-4 ở Vienna, Áo, các chuyên gia đánh giá AI có khả năng cách mạng hóa chiến tranh, tương tự thuốc súng và bom nguyên tử, khiến tranh chấp giữa...

Xây dựng hệ sinh thái công nghiệp xanh thân thiện với môi trường

Dự án quy mô quốc tế đầu tiên tại Nghệ An Dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An được khởi công từ tháng 9/2015, với quy mô 750ha, trong đó phát triển khu công nghiệp gần 368ha; khu đô thị và dịch vụ hơn 382ha. Tính đến tháng 12/2023, khu công nghiệp VSIP Nghệ An đã thu hút 42 nhà đầu tư (44 dự án) với diện tích đất cho thuê 243,45ha (trên...

“Cánh cửa” thu hút đầu tư, phát triển kinh tế

Kết nối các khu vực kinh tế, hành lang kinh tế Trong kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, 30km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đã được đưa vào khai thác. Các phương tiện di chuyển nhanh chóng, thuận tiện ở cả 2 chiều Nghệ An - Hà Nội và ngược lại. Chiều 28/4, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An cùng các nhà thầu tổ chức lễ khánh thành tuyến cao tốc Diễn...

Mỗi tháng có hơn 20.000 doanh nghiệp thành lập mới, trở lại hoạt động

4 tháng đầu năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. ...

Long An mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghệ cao, hạ tầng xanh

Long An mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghệ cao, hạ tầng xanhChủ tịch UBND tỉnh Long An cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cải cách hành chính và hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Long An thuận lợi. Ngày 26/4, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư - tiềm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ngãi đánh thức du lịch nông nghiệp

Trong thời gian tới, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để tăng cường vai trò và tính kết nối của các chủ thể tham gia phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng... Dành nguồn vốn tín dụng cho phát triển sản phẩm du lịch nông thôn Quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch nông thôn ...

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tháng 4 năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/4/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất, nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 4/2024 Trong kỳ 1 tháng 4/2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 15,029 tỷ USD và nhập khẩu đạt 16,104 tỷ USD. Với kết quả này, cán cân thương...

Xuất khẩu sắn kỳ vọng đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Đến năm 2030 sản lượng sắn củ tươi trên cả nước đạt từ 11,5-12,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt từ 1,8-2 tỷ USD và nâng lên mức 2,3-2,5 tỷ USD vào năm 2050.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới đây đã có quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”. Theo đó, Bộ này đặt mục tiêu đến...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

55% nhà bán hàng vừa bán trực tiếp, vừa bán online

29/01/2024 12:45 Vân Hằng In bài ANTD.VN - Kết quả khảo sát 15.000 khách hàng của Sapo- nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh cho biết, 55,4% nhà bán hàng hiện tại lựa chọn hình thức vừa trực tiếp, vừa qua thương mại điện tử. Bán lẻ giảm sút trong năm 2023 Sapo cho biết,...

Hành trình gần hai thập kỷ VietBank và “bóng dáng” tập đoàn Hoa Lâm

“Đánh vật” với nợ xấu Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank – UPCoM: VBB) được thành lập vào năm 2006 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đi lên từ một ngân hàng nông thôn ở Sóc Trăng. Tháng 7/2019, cổ phiếu VietBank (mã chứng khoán VBB) chính thức được giao dịch trên thị trường UPCoM. Trải qua 18 năm, từ một ngân hàng có vốn điều lệ đủ mức tối thiểu theo quy định của NHNN, VietBank...

Giá cà phê đã tăng lên mức “không tưởng”, năm 2024 sẽ còn lên đến đâu?

Tổng kết tháng 12/2023, giá cà phê trong nước tăng rất mạnh, chưa từng có, trung bình 8.500 đồng/kg ngay khi vụ thu hoạch đang diễn ra. Sau 1 năm giá tăng tới gần 29.000 đồng/kg, đưa cà phê lên cao mức "không tưởng" ngay cả với giới chuyên gia và người nông dân, doanh nghiệp.

Điện mặt trời mái nhà tự dùng bán 0 đồng để ngăn trục lợi

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói việc mua điện mặt trời mái nhà tự dùng dư thừa giá 0 đồng "là phù hợp" để ngăn hiện tượng trục lợi chính sách. Tại dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lấy ý kiến tuần qua, Bộ Công Thương giữ đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở để tự dùng và nối lưới quốc gia sẽ...

Cùng chuyên mục

Vàng miếng giằng co, vàng nhẫn mất mốc 76 triệu đồng

Cập nhật giá vàng SJCDự báo giá vàngGiá vàng thế trồi sụt thất thường trong bối cảnh chỉ số USD đảo chiều liên tục. Ghi nhận lúc 22h ngày 2.5, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 105,590 điểm (giảm 0,05%).Giá vàng rơi vào thế giằng co sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất và có thái độ...

Đường Quảng Ngãi có hơn 7.300 tỷ đồng tiền mặt, USD

Đến cuối tháng 3, Đường Quảng Ngãi có hơn 7.300 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương, trong đó có vàng và đôla Mỹ, tăng 13% so với đầu năm. Thông tin trên xuất hiện trong báo cáo tài chính vừa phát hành của Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS). Trong đó, công ty gửi 6.760 tỷ đồng tại ngân hàng kỳ hạn 3-12 tháng, tăng 10% so với đầu năm. Ngoài ra, QNS còn gửi...

Chủ đầu tư trung tâm thương mại Cantavil lãi lớn

Lợi nhuận sau thuế của Địa ốc Mai Viên - chủ đầu tư Cantavil Premier, tăng 14 lần trong năm ngoái, đạt hơn 213 tỷ đồng. Theo báo cáo gửi trái chủ mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) ghi nhận vốn chủ sở hữu tăng thêm 65%, đạt gần 543 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả nhích nhẹ 0,9%, lên gần 814 tỷ. Điều này giúp hệ số nợ trên...

Cổ phiếu hãng xe điện Trung Quốc tăng vọt

Nio - hãng ôtô điện được gọi là "sát thủ Tesla" - ghi nhận cổ phiếu tăng 20% hôm nay, nhờ giao được nhiều xe trong tháng 4. Ngày 2/5, cổ phiếu Nio trên sàn Hong Kong có thời điểm lên 44,2 HKD - mức cao nhất 6 tuần. Chốt phiên giao dịch, mã này tăng 21%, lên 43,15 HKD.Cổ phiếu hãng này tăng vọt sau khi họ công bố giao được 15.620 xe trong tháng 4. Con số...

Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham dự hội thảo FICO World 2024 tại Mỹ

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, Đoàn công tác đã có 02 buổi làm việc, trao đổi cùng với đại diện FICO về các nội dung giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nổi bật của FICO. Cụ thể, Đại diện FICO bao gồm các chuyên gia cấp cao của FICO (Ông Fabricio Ikeda - Giám đốc cấp cao giải pháp đối tác toàn cầu, Ông Kayla M. Vallim - Phó Chủ tịch Vận hành và trải nghiệm đối...

Mới nhất

LPBank hoàn thành chuyển đổi hệ thống CoreBanking T24

Các dịch vụ và hệ thống giao dịch của LPBank trên nền tảng hệ thống công nghệ mới CoreBanking T24 hoàn thành trong 7 tháng, sẵn sàng phục vụ khách hàng. Dự án chuyển đổi CoreBanking T24 là dự án công nghệ cốt lõi trong chiến lược phát triển toàn diện, bền vững và thận trọng của LPBank giai đoạn...

Kè chắn sóng cuối sông Trà Khúc đông khách tham quan

QUẢNG NGÃI-Đông người dân, du khách đến kè chắn sóng ở bờ nam Cửa Đại chụp hình với các khối bê tông rêu xanh và tượng phật cao nhất Đông Nam Á. Phạm Linh - Đỗ Nam Vnexpress.net Nguồn:https://video.vnexpress.net/?_gl=1*toza9q*_gcl_au*MTE2ODIwNDQ2MS4xNzEwNjY3MDMz

Nghệ thuật vẽ sáp ong của người Mông

⁣Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm... Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được...

Hà Nội cho ý kiến về nội dung Đại hội Đảng bộ thành phố khóa XVIII

(ĐCSVN) - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố là một sự kiện chính trị rất quan trọng đối với toàn Đảng bộ thành phố. Cần lựa chọn ra được một phương án về chủ đề và phương châm...

Đồi A1 – Nơi lưu giữ những ký ức hào hùng của dân tộc

(NADS) - Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong 39 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, sáng 7/5/1954, quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng...

Mới nhất