Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế Trung Quốc - Một góc nhìn vẫn chưa ổn, không...

Kinh tế Trung Quốc – Một góc nhìn vẫn chưa ổn, không thể ‘gánh team’ cho cả thế giới


Trung Quốc đã đặt toàn bộ nền kinh tế vào tình trạng “đóng băng sâu” để chống chọi với đại dịch Covid-19, nhưng “băng tan” không có nghĩa là việc mở cửa trở lại sẽ dễ dàng và mọi thứ sẽ nóng lên nhanh chóng để bùng nổ.

Kỷ nguyên tăng trưởng cao của Trung Quốc đã là quá khứ?
Kinh tế Trung Quốc – Một góc nhìn vẫn chưa ổn, không thể ‘gánh team’ cho cả thế giới. (Nguồn: Reuters)

Bước sang năm 2023, khi nền kinh tế toàn cầu nhiều nơi bết bát, thế giới đặt hết niềm tin vào sự trở lại mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc sau thời kỳ “đóng băng” do đại dịch Covid-19.

“Tia sáng trên một bầu trời ảm đạm”

Các nhà kinh tế và nhà đầu tư thế giới ra sức “cổ vũ” cho Bắc Kinh sớm kết thúc chính sách Zero Covid, với kỳ vọng, sau nhiều năm đóng cửa và bị kìm hãm sản lượng, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có sự bùng nổ ngay sau đó.

Thời điểm mong đợi cuối cùng đã đến, ngày 8/1/2023, Bắc Kinh chính thức tuyên bố mở cửa sau 3 năm thực hiện chính sách “đóng chặt” nhằm ngăn chặn dịch Covid-19. Đây là một tin tuyệt vời cho toàn thế giới – mọi người sẽ được hưởng lợi từ việc nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu mạnh mẽ trở lại.

Nhưng 6 tháng đã trôi đi, sự mong chờ của giới đầu tư ở Phố Wall đã mòn mỏi. Sự phục hồi để bùng nổ về kinh tế của Trung Quốc sau đại dịch không mạnh mẽ như mong đợi. Sản xuất công nghiệp gây thất vọng; thương mại – cả nhập khẩu và xuất khẩu – đều cho thấy chậm lại rõ rệt.

Nợ ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển bất động sản – nơi chiếm tới 30% nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Vì nhiều lý do khác nhau, các đối tác thương mại toàn cầu cảm thấy không được thoải mái, đồng thời tỏ rõ lo ngại về vai trò ngày càng tăng của chính phủ trong nền thương mại của đất nước. Khu vực tư nhân – vốn được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phần lớn sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa “thức giấc”.

Giới quan sát bình luận, việc mở cửa trở lại không thành công không chỉ là một sự thất vọng ngắn hạn, đó còn là dấu hiệu cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ như nền kinh tế Trung Quốc đã từng, nay đã biến mất.

Các cơ chế thúc đẩy “phép màu Trung Quốc” trong một quá trình chuyển đổi kéo dài ba thập niên qua và đưa nền kinh tế này trở thành một lực lượng quốc tế mạnh mẽ đã không còn như trước.

Bong bóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc cuối cùng đã nổ. Và vì vai trò trung tâm của bất động sản trong nền kinh tế, “quá trình đau đớn” để hấp thụ những khoản lỗ đó sẽ tiếp tục hút tiền từ các hộ gia đình, ngân hàng và mạng lưới chính quyền địa phương khổng lồ của nền kinh tế.

Dân số trong độ tuổi lao động của nền kinh tế quốc gia Đông Bắc Á này đang già đi và có ít người trẻ hơn để thay thế họ hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại của đất nước.

Xuất khẩu vẫn là chìa khóa của nền kinh tế, nhưng lại bị đặt trong bối cảnh mới – với nhiều quốc gia từng ủng hộ thương mại tự do đang chuyển từ chủ nghĩa toàn cầu hóa sang chủ nghĩa bảo hộ.

Trái ngược với sự sụt giảm trong quá khứ, có vẻ như nay Bắc Kinh sẽ không can thiệp nhiều để đảo ngược xu hướng đi xuống này. Thay vào đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuẩn bị cho người dân của mình một kỷ nguyên tăng trưởng thấp hơn, nhưng hướng tới các mục tiêu khác về chất lượng và một cấu trúc kinh tế mới.

Câu hỏi được giới đầu tư Phố Wall đặt ra lúc này là có nên tiếp tục đầu tư ở đó nữa hay không?

Câu trả lời là, không còn nhiều hứa hẹn ở nơi đây, bởi thay vì sự phục hồi mạnh mẽ như Phố Wall mong đợi, người ta đang chứng kiến một Trung Quốc rất khác. Như nhà quản lý Quỹ phòng hộ huyền thoại Stanley Druckenmiller – người vốn lâu nay rất tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế số 1 châu Á, lại vẽ một bức tranh không tươi sáng về tương lai đầu từ tại Trung Quốc, ở Hội nghị Đầu tư Bloomberg hồi tháng 6 vừa qua.

Không còn đánh giá cao sự năng động của nền kinh tế này trong 10 đến 15 năm nữa, chuyên gia Stanley Druckenmiller thậm chí còn cho rằng, “Trung Quốc không còn là một thách thức lớn đối với Mỹ về sức mạnh kinh tế và tăng trưởng”.

Tuy nhiên, lập luận của Bank of America vẫn khẳng định, trong khi suy thoái sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới, thì Trung Quốc sẽ vẫn là một “ngoại lệ đáng chú ý” và việc trở lại của nền kinh tế này là những “tia sáng trên một bầu trời ảm đạm”.

“Sự bùng nổ” chỉ đến muộn một chút?

Nhưng trên thực tế, những gì nền kinh tế hàng đầu châu Á làm được trong những tháng qua vẫn không được tốt. Vào tháng 4/2023, dữ liệu kinh tế Trung Quốc phần lớn yếu kém trên diện rộng.

Một cuộc khảo sát các giám đốc điều hành sản xuất của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy, hoạt động sản xuất ở nước này bất ngờ bị thu hẹp. Sản xuất công nghiệp – một thước đo khác về số tiền mà một quốc gia đang kiếm được, đã tăng 5,9% so với tháng Ba – vững chắc, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 10,6% mà các nhà phân tích mong đợi.

Còn thị trường bất động sản – một phần quan trọng trong nguồn thu của chính phủ, cũng bị đình trệ, với doanh số giảm tới 22% trong quý đầu tiên của năm 2023.

Nhà kinh tế Wei Yao của Societe Generale tính toán rằng, mức tăng trưởng doanh số bán lẻ so với tháng trước về cơ bản là bằng 0.

Các nhà phân tích lại hy vọng vào tháng 5/2023. Với một số biến động khả quan, doanh số bán ô tô dường như đang phục hồi, lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ bất ngờ khi đi lên, các chỉ số về doanh thu và tỷ suất lợi nhuận được cải thiện trong tháng thứ ba liên tiếp…

Nhưng điều đó không có nghĩa là sự bùng nổ chỉ đến muộn một chút. “Nền kinh tế Trung Quốc có thể đang mở cửa trở lại, nhưng nó sẽ không hoạt động mạnh mẽ như trước”, Leland Miller, người sáng lập China Beige Book – một dịch vụ khảo sát các doanh nghiệp Trung Quốc nhận định.

Theo vị chuyên gia này, sự phục hồi rất mong manh.

Vấn đề là trong khi chi tiêu của người tiêu dùng có thể tăng lên, nhưng động lực lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc – bất động sản và xuất khẩu – sẽ không hoạt động tốt.

Chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 37% nền kinh tế Trung Quốc (ở Mỹ con số này là khoảng 70%). Vì vậy, việc người tiêu dùng quay trở lại hoạt động bình thường là hữu ích, nhưng nó không đủ để hỗ trợ nền kinh tế.

Trung Quốc sẽ khó có thể thực hiện được quá trình mở cửa trở lại thần kỳ như Phố Wall mong muốn, nếu các bánh xe của cỗ máy bất động sản và xuất khẩu khổng lồ của họ không thể hoạt động.

Bắc Kinh đã cố gắng chuyển nền kinh tế đất nước sang mô hình tiêu dùng, giống như Mỹ, nhưng xuất khẩu vẫn chiếm 20% nền kinh tế Trung Quốc.

Trong tháng 5, các chuyến hàng xuất đi đã giảm 7,5%, lần giảm đầu tiên trong năm nay. Sự sụt giảm phần lớn là do suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng một phần còn do tình hình cạnh tranh địa chính trị đang bất lợi hơn đối với Bắc Kinh.

Nhập khẩu – một chỉ số quan trọng về sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc, cũng chậm lại.

Bắc Kinh đã đặt toàn bộ nền kinh tế vào tình trạng “đóng băng” sâu trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhưng điều đó không có nghĩa là việc mở cửa trở lại sẽ dễ dàng và mọi thứ sẽ nóng lên nhanh chóng.

Chuyên gia Miller dự báo, “mọi thứ sẽ được cải thiện vào năm 2023, nhưng sau đó sẽ là những vấn đề về cấu trúc có thể khiến mọi thứ chậm lại vào năm 2024, 2025”. Sau đó nữa, nền kinh tế Trung Quốc có thể mạnh mẽ trở lại như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong và ngoài nền kinh tế khổng lồ này.





Nguồn

Cùng chủ đề

Trung Quốc thoát giảm phát

Lần đầu tiên sau gần nửa năm, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng trở lại, giúp nền kinh tế này thoát giảm phát. Hôm 9/3, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này tăng 0,7% trong tháng 2. Đây là lần đầu tiên trong gần nửa năm qua, CPI Trung Quốc đi lên.Trước đó, nước này ghi nhận 4 tháng giảm phát liên tục....

Mục tiêu phát triển Trung Quốc năm 2024 qua các con số trong ‘Lưỡng hội’

Tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trình bày Báo cáo công tác của Chính phủ, công bố nhiều “con số” quan trọng cho mục tiêu phát triển dự kiến ​​của Trung Quốc trong năm 2024.Tăng trưởng kinh tế 5%Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 5% trong năm...

Người cao tuổi “mở hầu bao”, “nền kinh tế bạc” tại Trung Quốc sẽ phát triển mạnh

Chính phủ Trung Quốc đã chính sách hóa “nền kinh tế bạc” (silver economy), với đối tượng phục vụ là những người cao tuổi đang phát triển rất mạnh mẽ, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những động lực tăng trưởng mới, đi kèm chất lượng cao của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Du lịch tiếp tục là “ngôi sao” của kinh tế Trung Quốc, Đông Nam Á được ưa chuộng nhất

Không chỉ du lịch nội địa bùng nổ, du lịch nước ngoài cũng gia tăng ấn tượng trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, góp phần đưa ngành "công nghiệp không khói" trở thành "ngôi sao" của nền kinh tế Trung Quốc.

Tăng trưởng của Nhật Bản bất ngờ vượt Trung Quốc, lý do thực sự là gì?

Theo số liệu GDP sơ bộ năm 2023 do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 15/2, tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của nước này lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc kể từ năm 1977.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Khẳng định sự phát triển

Khẳng định sự lớn mạnh sau 20 năm tái lập tỉnh Tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024), có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành...

Số 50 trên biển báo có ý nghĩa gì?

Số 50 trên biển báo giao thông này có ý nghĩa gì?ATốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy.Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019, biển báo "tốc độ tối đa cho phép" (được ký hiệu là P.127) dùng để báo hiệu tốc độ tối đa cho phép...

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!