Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKỳ thi vào Trung học phổ thông: “Cuộc đua” khốc liệt

Kỳ thi vào Trung học phổ thông: “Cuộc đua” khốc liệt


Nhiều năm qua, cuộc thi vào 10 trường công lập ở Hà Nội đã trở thành kỳ thi căng thẳng bậc nhất, hơn cả thi đại học. Trong đó, đa phần các trường có mức độ cạnh tranh cao chủ yếu đều tập trung ở các quận nội thành. Số liệu 5 năm trở lại đây cho thấy, Trường THPT Chu Văn An đứng đầu cả 3 năm, trung bình luôn trên 8,5 điểm/môn. Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy… luôn “nóng bỏng” khi mùa thi đến.

Đơn cử như khu vực tuyển sinh 3 gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy có 9 trường. Trong đó 2 trường Kim Liên và Yên Hòa luôn thay nhau giữ vị trí hàng đầu luôn phải đạt trên 8,25 điểm/môn. Trường có điểm chuẩn thấp nhất trong cả ba năm 2021, 2022 và 2023 trong khu vực này là Trường THPT Khương Hạ. Nói là thấp nhất nhưng mức điểm trung bình đỗ vào trường vẫn phải đạt trên 7 điểm/môn, tức là phải đạt mức khá. Điều đó có nghĩa là những học sinh đạt mức học trung bình khá trở xuống không có “cửa” để nước chân vào.

Trong khi đó, theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Trong đó, nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 phải đăng ký vào trường THPT thuộc khu vực tuyển sinh mà học sinh hoặc bố, mẹ học sinh có hộ khẩu thường trú; nguyện vọng 3 có thể đăng ký vào trường THPT thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ trên địa bàn Hà Nội.

Những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh, hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi ở thường trú, được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi, nguyện vọng 3 (nếu có) thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh muốn đổi khu vực tuyển sinh cần phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh theo mẫu, trong đơn nêu rõ lý do đổi và được Thủ trưởng đơn vị nơi tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển xác nhận.

Học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ không được xét tuyển nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3. Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 được xét tuyển nguyện vọng 2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 1 điểm. Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 và 2 được xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất 2 điểm. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu học sinh trong khu vực tuyển sinh 3 đăng ký Trường THPT Khương Đình như đã nêu trên thì nguyện vọng 3 phải thêm ít nhất 2 điểm nữa.

Vì “cánh cửa” quá hẹp như thế, nên những năm gần đây, hệ thống một số trường dân lập có chất lượng đào tạo tốt luôn có một lượng lớn phụ huynh quan tâm. Thậm chí như năm học 2023-2024, nhiều phụ huynh đã xếp hàng “xuyên đêm”, thậm chí đạp đổ cả cổng trường để nộp hồ sơ nhập học cho con vẫn không xong. Có phụ huynh bật khóc vì không nộp được hồ sơ cho con dù đến xếp hàng từ 6h sáng mà trường thông báo bắt đầu tuyển sinh từ 7h30. Li do là vì có quá đông phụ huynh đã “xếp lốt” từ trong đêm…. 

Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm 2024, khoảng 135.000 học sinh trên địa bàn Hà Nội tốt nghiệp THCS, (tăng 5.000 em so với năm học trước). Tuy nhiên, theo kế hoạch phân luồng, chỉ khoảng 60% học sinh vào các trường công lập, còn lại các em sẽ học trường tư hoặc trường nghề. Như vậy, kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập tới đây tại Hà Nội dự kiến khoảng 81.000 em đỗ vào các trường công lập, còn lại 54.000 em không đỗ, phải theo học trường tư hoặc trường nghề. Điều đó càng cho thấy mức độ “nóng bỏng” mùa thi vào 10 ở Hà Nội. Nhiều gia đình, phụ huynh, học sinh coi cuộc thi cử vào lớp 10 là sự cạnh tranh “khốc liệt”. Họ còn đặt vấn đề đó là “cuộc chiến” chứ không phải là “cuộc thi”.

Lí do chính của thực trạng này là do hệ thống trường công trong khu vực nội thành quá ít, số học sinh lại tăng dần qua các năm do tốc độ đô thị hóa nhanh và áp lực về thiếu trường công lập cũng sẽ ngày càng tăng. Cũng vì thế mà nhiều phụ huynh cho rằng việc con em mình trượt kỳ thi này vào trường công là “không công bằng”, thậm chí là “câu chuyện tức tưởi”. Vì tâm lý phụ huynh so sánh với khu vực ngoại thành và hầu như không muốn con phân luồng học nghề từ hết cấp 2.

Đó là chưa nói đến không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho con vào học trường tư với mức chi phí cao gấp nhiều lần trường công. Và còn một nghịch lý nữa là những trường tư chất lượng tốt thì điểm chuẩn cũng cao không kém gì các trường THPT công lập. Các trường mới thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm, đội ngũ giáo viên chắp vá thì học phí cao… Trong khi đó, phụ huynh cũng không thể để con em mình nghỉ học vì với tuổi đó thì biết làm gì?

Nhưng để giải “bài toán” này là không hề dễ dàng, thậm chí là bài toán khó. Nếu chỉ giải quyết bằng cách tăng lớp, tăng sĩ số học sinh mà Hà Nội đã từng thực hiện, thì chỉ là giải pháp ngắn hạn, tình thế trước mắt. Về lâu dài, Hà Nội nói riêng, các thành phố lớn nói chung việc quy hoạch phát triển các khu đô thị phải đồng bộ với các dịch vụ về giáo dục, y tế, không gian chung… để đáp ứng nhu cầu học tập, chăm sóc sức khỏe của người dân.

Còn về câu chuyện phân luồng, đây là một chủ trương đúng. Nhưng thực tế nếu để đạt chỉ tiêu phân luồng vào các trường nghề mà dùng hình thức thu hẹp cánh cửa vào các trường phổ thông công lập, “ép” học sinh chọn trường nghề sẽ không hiệu quả; thậm chí còn ảnh hưởng tới quyền được học hết bậc phổ thông của các em – Điều này cũng đã được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa đề cập.

Do đó, về lâu dài, mặc dù là rất khó khăn, gian nan nhưng chính quyền các địa phương cần có các giải pháp khả thi để xây thêm trường THPT công lập tại những khu vực đông dân cư, khó mấy cũng phải làm và sẽ làm được nếu có sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị…/.



Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác...

Trong không khí chân thành, hữu nghị, hai bên đã đi sâu trao đổi về tình hình quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí thúc đẩy và triển khai hiệu quả “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc có ý nghĩa...

[Ảnh] Nông dân Tân Uyên thi hái, sao chè

NDO - Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội trà và tuần văn hóa du lịch huyện Tân Uyên (Lai Châu) lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 12 đến 14/4, sáng 13/4, bà con nông dân vùng chè Tân Uyên đã tham gia cuộc thi hái, sao chè. Tân Uyên được xem là thủ phủ của cây chè Lai Châu. Nơi đây có những cánh đồng chè với tuổi đời lên tới gần 60 năm....

Nhiệt độ ở TPHCM cao nhất từ đầu năm, Nam Bộ có nơi lên 40 độ C

TPO - Cơ quan khí tượng dự báo từ ngày 11 đến ngày 20/4, ở khu vực trung tâm TPHCM sẽ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ và một vài ngày lên tới 39 và trên 39 độ C. Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, trong 10 ngày đầu của tháng 4, vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về...

Độc đáo nghi thức kéo co ngồi tại lễ hội Đền Trấn Vũ

11/04/2024 | 15:09 TPO - Ngày 11/4 ( tức 3/3 Âm lịch), trong khuôn khổ Lễ hội đền Trấn Vũ 2024 tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên (Hà Nội) diễn ra nghi thức “kéo co ngồi” với sự tham gia của thanh niên trai tráng làng...

Chó hàng xóm nặng 20kg cắn phải khâu gần 70 mũi

Mới đây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thông tin vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân nữ 68 tuổi (Đông Anh, Hà Nội) bị chó tấn công gây thương tích nghiêm trọng. Người nhà bệnh nhân cho biết, cụ bà đang quét ngõ thì bất ngờ bị...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gần 300 tay trèo tranh tài tại giải Bơi chải dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày 13/4, tại hồ Công viên Văn Lang (thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) diễn ra giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm 2024 với sự tham gia của 9 đội chải với gần 300 vận động viên. Giải Bơi chải thành phố Việt Trì mở rộng năm Giáp Thìn 2024 nằm trong khuôn khổ các hoạt động tại Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất...

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội

Sáng 13/4, huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) đến nút giao Bắc Phú của tuyến quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên. Lãnh đạo TP Hà Nội dự buổi lễ có: Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; các Phó Chủ tịch...

Bác bỏ luận điệu phủ nhận lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp của Chủ nghĩa Mác

Một “mũi nhọn” chống phá Chủ nghĩa Mác - Lênin Ngay sau khi ra đời, Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có lý luận giai cấp và đấu tranh giai cấp đã vấp phải sự xuyên tạc, chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Hiện nay, lợi dụng những biến động, phức tạp của tình hình thế giới, thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch, phản động...

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Năm 2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Kể từ năm 2025, kỳ thi sẽ có nhiều điều chỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác tuyển sinh của các trường đại học dự kiến sẽ có một số thay đổi. Bởi vậy, việc giúp học sinh định hướng đúng ngành, nghề để có lựa chọn chính xác cho bản thân trong...

Trao Giải thưởng Sao Khuê cho 169 nền tảng, dịch vụ, giải pháp Số xuất sắc

Ngày 13/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ Vinh danh và Trao Giải thưởng Sao Khuê 2024. Giải thưởng được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông.  Thủ tướng Chính phủ đã định hướng chuyển đổi số cho năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT và truyền thông; Số hoá...

Bài đọc nhiều

Ký túc xá cho học sinh dân tộc nội trú ‘vướng’ phần đất cho thầy cô mượn

Trong khi đó, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Văn Kỳ - 77 tuổi, nguyên tổ trưởng tổ sử địa - cho hay gia đình đã trả lại nhà ở tập thể cho nhà trường và bỏ tiền xây nhà ở trên diện tích đất 78m2 trên nền đất của nhà trường cho cộng đất khai hoang, xin thêm hộ dân...

Học sinh Hà Nội chinh phục khán giả với vở nhạc kịch bằng tiếng Anh

Nối tiếp thành công của vở kịch "Những người khốn khổ", năm nay học sinh THPT chương trình quốc tế Olympia tiếp tục cho ra mắt vở nhạc kịch kinh điển “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của đại văn hào Pháp Victor Hugo. Lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, vở diễn mang đến cho người xem câu chuyện đầy cảm động về tình yêu, tình người và những giá trị nhân văn. Đây cũng là...

Phí thi lại một kỹ năng IELTS hơn 2,9 triệu đồng

Thí sinh có thể đăng ký thi lại một kỹ năng IELTS từ ngày 5/4, với khoảng 2,95 triệu đồng, bằng hơn 60% lệ phí thi đủ bốn kỹ năng. Tổ chức giáo dục IDP và Hội đồng Anh hôm nay cho biết bắt đầu mở đăng ký tính năng thi lại một kỹ năng IELTS (One Skill Retake - OSR). Thí sinh muốn cải thiện điểm sẽ không cần phải thi lại toàn bộ bài thi này.Theo IDP,...

“Trường học hạnh phúc” nơi biên giới của tỉnh Kon Tum

Được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum chọn là trường thí điểm xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, những năm qua, thầy và trò Trường Tiểu học Đăk Ang (xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi) đã cùng nhau xây dựng môi trường học tập ngày càng thân thiện, lành mạnh, an toàn. Trường Tiểu học Đăk Ang xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Thanh Tùng Đến Trường Tiểu học Đăk Ang, với...

Cùng chuyên mục

Harvard và loạt đại học Mỹ quay lại với SAT, ACT

29 đại học Mỹ, gồm nhiều trường hàng đầu, yêu cầu thí sinh nộp điểm SAT hoặc ACT trong đơn ứng tuyển, sau khi bỏ vì dịch Covid-19. Đại học Harvard ngày 11/4 thông báo yêu cầu điểm SAT/ACT trong đơn nhập học từ năm 2025, gia nhập nhóm đại học Mỹ quay lại với bài thi chuẩn hóa. Trước đó, hồi tháng 2 và 3, nhiều đại học Ivy League như Dartmouth, Brown và Yale đưa ra yêu...

Vụ học sinh lớp 6 gần như không biết đọc: ‘Tôi từng cảm hóa học sinh ngồi nhầm lớp’

Nhằm góp thêm góc nhìn BẠN ĐỌC LÀM BÁO, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết này.Không quậy phá không là... học sinh!Tôi từng có thời gian đứng trên bục giảng, cũng từng phụ trách lớp cuối cấp có sĩ số học sinh gần 60 em. Lớp tôi cũng đăng ký thi đua, cũng có học sinh học kém, học sinh...

Hơn 1.000 học sinh được tư vấn hướng nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Năm 2024 là năm cuối cùng kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Kể từ năm 2025, kỳ thi sẽ có nhiều điều chỉnh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác tuyển sinh của các trường đại học dự kiến sẽ có một số thay đổi. Bởi vậy, việc giúp học sinh định hướng đúng ngành, nghề để có lựa chọn chính xác cho bản thân trong...

Mới nhất

Không được ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thức

Không được ép buộc tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm dưới mọi hình thứcỦy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết sau khi chất vấn hai lĩnh vực tài chính và ngoại giao. Không được ép buộc các tổ chức, cá nhân...

Niềm đam mê ẩm thực Việt của đầu bếp nổi tiếng Thụy Điển

Ngày 13/4, nhân kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao giữa Thụy Điển và Việt Nam (1969 - 2024), Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội tổ chức sự kiện ẩm thực mang tên "Hương vị Thụy Điển - Quà chiều" nhằm tạo điều kiện trao đổi văn hóa, tôn vinh niềm đam mê chung về ẩm thực giữa hai quốc gia.

Chung tay xây dựng biên giới Việt Nam

(Bqp.vn) - Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng giữa Bộ Quốc phòng hai nước trong năm 2024, nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thúc đẩy hợp tác...

Phát triển du lịch thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập xu thế toàn cầu

Ngành Du lịch toàn cầu đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Phát...

Mới nhất