Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Kỳ vọng học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn...

‘Kỳ vọng học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn đời là bất khả thi’


Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành SiF Career, chia sẻ với phụ huynh và học sinh trong một ngày hội thông tin tại TP.HCM

Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, Giám đốc điều hành SiF Career, chia sẻ với phụ huynh và học sinh trong một ngày hội thông tin tại TP.HCM

Chỉ vài tuần nữa, học sinh trên cả nước sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ hè. Đây không chỉ là thời điểm các bạn tham gia các hoạt động vui chơi, mà còn là cơ hội để có thể tìm hiểu thêm về ngành nghề và công việc tương lai, từ đó sớm ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân và gia đình. Và việc chọn ngành cũng là kỹ năng cần phải học mới làm tốt được, theo chuyên gia hướng nghiệp.

Phụ huynh ít tự tin hơn khi tư vấn cho con

Thạc sĩ Trần Thị Ngọc Thủy, ngành định hướng và tư vấn hướng nghiệp ĐH Queensland (Úc), hiện là Giám đốc điều hành SiF Career, cho biết do tác động của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), những năm tới sẽ hình thành thêm nhiều công việc mới và chứng kiến sự biến mất của không ít ngành nghề. Điều này không chỉ tác động đến thị trường lao động mà còn giảm sự tự tin của cha mẹ khi tư vấn hướng nghiệp cho con.

“Nhiều phụ huynh thú nhận sự tự tin của họ giảm đến hơn một nửa, bởi dù có kiến thức lẫn kinh nghiệm, họ vẫn ngại ngần tư vấn cho con vì không chắc những yếu tố này có còn chính xác trong tương lai hay không, nhất là khi mọi thứ thay đổi liên tục. Ngược lại, nhiều bạn trẻ chưa đủ tự tin để đưa ra quyết định, nên việc kỳ vọng một học sinh 18 tuổi chọn đúng ngành để đi trọn đời là bất khả thi”, bà Thủy nhận định.

Cũng theo nữ chuyên gia, ngày xưa khái niệm “con đường sự nghiệp” (career path) khá phổ biến vì các công ty hoạch định lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên, dựa theo ngành hay số năm làm việc. Còn bây giờ, trong một tương lai bất định nơi các cuộc sa thải thường xuyên diễn ra, “quỹ đạo sự nghiệp” (career trajectory) thay thế cho “con đường” bằng phẳng trước kia, trở thành khái niệm mới mà người trẻ phải lưu tâm.

“Đó cũng là lý do học sinh cần học kỹ năng ra quyết định liên quan đến sự nghiệp (make career decision) và áp dụng nó trong các thời điểm khác nhau, khi bây giờ các bạn không chỉ cạnh tranh trong ‘ao làng’ như trước nữa”, bà Thủy nói.

Sự phát triển của công nghệ tác động đến cả thị trường lao động và lộ trình phát triển sự nghiệp. Trong ảnh: Học sinh THPT lắp ráp, lập trình máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D

Sự phát triển của công nghệ tác động đến cả thị trường lao động và lộ trình phát triển sự nghiệp. Trong ảnh: Học sinh THPT lắp ráp, lập trình máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D

3 nhân tố hợp thành một quyết định đúng đắn đến sự nghiệp

Thạc sĩ Thủy chia sẻ, có 3 nhân tố hợp thành một quyết định đúng đắn liên quan đến sự nghiệp. Đầu tiên, học sinh cần hiểu rõ bản thân, như mình là ai, muốn trở thành ai trong tương lai. Tiếp theo, các bạn cần có thông tin về thế giới nghề nghiệp trước sự thay đổi thường xuyên và nhanh chóng ở các lĩnh vực. Cuối cùng, học sinh phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng chính, như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, nền kinh tế tri thức…

“Thế giới nghề nghiệp và nhân tố ảnh hưởng chính là hai phần mà con cái vẫn rất cần sự hỗ trợ và khuyến khích từ phụ huynh, như cung cấp tài liệu, rèn giũa cho con kỹ năng tìm kiếm thông tin hoặc tạo điều kiện để con có thể gặp gỡ những người đi trước… Nhìn chung, cha mẹ sẽ đóng vai một người hướng dẫn thay vì quyết định thay con, để con tự sàng lọc thông tin sau đó đưa chúng ta góp ý thêm”, bà Thủy nêu quan điểm.

Nên sớm bắt đầu từ lớp 10

Theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, ngành quản lý giáo dục tại ĐH Hertfordshire (Anh), hiện là Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, để thực sự chốt được ngành học phù hợp, học sinh cần sớm chuẩn bị ngay từ lớp 10. “Nếu không, các bạn dễ rơi vào mơ hồ khi chọn ngành, chọn ngành theo yêu cầu của cha mẹ hay thậm chí mất định hướng khi đang học ĐH, CĐ”, tiến sĩ Quang nhận định.

Một trong những phương pháp hiệu quả, theo ông Quang, là học sinh cần dấn thân vào chính ngành nghề mình quan tâm ngay từ thời phổ thông, có thể thông qua hình thức thực tập, học việc không lương. Hãy chủ động tìm đến những bậc tiền bối có thể hỗ trợ mình trải nghiệm hoặc thông tin. Bởi, khi “va chạm” càng nhiều, các bạn sẽ càng hiểu câu chuyện nghề nghiệp tương lai và càng kiên định với lựa chọn của mình.

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, trong một phiên tư vấn cho sinh viên

Tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q, trong một phiên tư vấn cho sinh viên

Ngoài ra, ông Quang gợi ý học sinh có thể tìm đến những bài “kiểm tra tính cách” như MBTI, sinh trắc vân tay, nhân tướng học… để có thể tìm ra những “manh mối”, từ khóa về bản thân. Đây là cơ sở dữ liệu để các bạn ghi nhận, sàng lọc những yếu tố trùng lặp và sau đó phản tư lại xem đâu là những đặc điểm miêu tả chính xác về mình, rồi kết nối nó đến những ngành nghề phù hợp.

Và dù chọn nghề là quyết định cá nhân, học sinh cũng cần tìm đến phụ huynh để nhận được sự tư vấn cần thiết ở góc độ xã hội, như nhu cầu của thị trường lao động, thu nhập ngành nghề… “Chưa kể, sau nửa năm đến một năm đi học, khả năng cao các bạn sẽ nhận ra mình có thực sự phù hợp với ngành học hiện tại hay không. Và đây là lúc các bạn cần ra quyết định càng sớm càng tốt”, tiến sĩ Quang lưu ý.

Trong trường hợp sinh viên đang học tập ở nước ngoài, ông Quang cũng lưu ý quy định thị thực du học của các quốc gia không quá khắt khe về việc chuyển ngành, trừ khi các bạn muốn chuyển bậc học như từ ĐH xuống trường nghề. “Quan trọng nhất là hãy làm việc kỹ với trường và đơn vị tư vấn du học để hiểu rõ các quy định, thủ tục cần làm để tránh rủi ro không đáng có”, tiến sĩ Quang cho hay.




Nguồn: https://thanhnien.vn/ky-vong-hoc-sinh-18-tuoi-chon-dung-nganh-de-di-tron-doi-la-bat-kha-thi-185240516202635532.htm

Cùng chủ đề

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên

Không thể lơ làKết quả nghiên cứu của Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành cho tất cả các ngành đào tạo là...

Đối thoại tư vấn hướng nghiệp cho hơn 1.000 học sinh THPT về khối ngành sức khỏe – ngôn ngữ

Sáng nay 4/5, tại trường THPT Chương Mỹ B (huyện Chương Mỹ), hơn 1.000 học sinh THPT đã tham gia chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp về khối ngành sức khỏe - ngôn ngữ”. Chương trình do báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Trường Đại học Thành đô và các đơn vị tổ chức. Chương trình cung cấp cho các học sinh THPT thông tin thiết thực về ngành học này và tư vấn chọn trường,...

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức tư vấn, hướng nghiệp khối ngành sức khỏe

Theo ban tổ chức, chương trình đối thoại nhằm kịp thời cung cấp cho các học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề cũng như gặp gỡ trực tiếp với những người thành công trong ngành để giúp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chuẩn bị tiến tới Đại hội XIV của Đảng

Sáng 16.5, Hội nghị T.Ư 9 khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Bổ sung 4 ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII Trong phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết tại hội nghị, T.Ư sẽ bàn về đề cương các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng; việc chuẩn bị cho việc chỉ đạo tiến hành đại hội đảng bộ các cấp...

Bài đọc nhiều

Vì sao học sinh Hà Nội không được điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10 sau khi biết tỷ lệ chọi?

Tỷ lệ chọi cao, điểm chuẩn có tăng?Sở GDĐT TPHCM vừa công bố số liệu đăng ký nguyện vọng 1 kỳ thi tuyển sinh lớp 10, trong đó 16.252 học sinh không thi. Đáng chú ý, năm nay...

Vừa giảng viên vừa là doanh nhân: Có thể sắm tốt hai vai?

Chuyện có gì mà ầm ĩ?Rất nhiều bạn đọc ủng hộ "giảng viên doanh nhân" cho rằng chuyện trưởng khoa làm giám đốc doanh nghiệp ngoài trường không có gì phải ầm ĩ.- Cần xem lại và điều chỉnh các quy định lỗi thời không phù hợp. Thầy giỏi chuyên môn được doanh nghiệp mời làm việc sẽ có thực tiễn để...

Cùng chuyên mục

Chấn chỉnh việc nuôi dạy trẻ, sau vụ cô giáo ‘quơ tay’ khiến bé trai bầm tím mặt

Đồng thời, nhà trường đã có động thái chấn chỉnh tác phong, đạo đức cũng như công tác nuôi dạy trẻ trong toàn bộ giáo viên. Về trang bị, trường lắp đặt thêm thiết bị giám sát các hoạt động chung tại tất cả các lớp, các khu vực trong trường. Về phía cơ quan quản lý, Phòng Giáo dục và Đào...

Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025 tại Hải Phòng có sự điều chỉnh, thay đổi so với năm học 2023-2024. Trường THPT chuyên Trần Phú không tuyển sinh lớp Khoa học tự nhiên, Khoa...

Mới nhất

Sự nghiệp của tân Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Văn Chiến

(Dân trí) - Ông Đỗ Văn Chiến từng là Phó Bí thư, Chủ tịch tỉnh Tuyên Quang, Bí thư Yên Bái, trước khi trở thành Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc rồi Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và được bầu vào Bộ Chính trị. Thiết kế: Tuấn Huy Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/su-nghiep-cua-tan-uy-vien-bo-chinh-tri-do-van-chien-20240516224735258.htm

Bán dẫn đang thay đổi và định hình thế giới chúng ta đang sống

Bán dẫn đang thay đổi và định hình thế giới chúng ta đang sống. Nó đã, đang và sẽ có mặt trong mọi mặt của đời sống xã hội. Nó ảnh hưởng to lớn tới an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng. Điều này sẽ còn kéo dài, ít nhất là tới giữa thế kỷ 21. Câu...

Mỹ nên làm điều đúng đắn, đưa Havana ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố

Ngày 16/5 (giờ địa phương), chính phủ Cuba nhắc lại yêu cầu đưa nước này ra khỏi danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố (SST) do Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương soạn thảo.

Thông cáo báo chí về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khoá XV đối với bà Trương Thị Mai

Chiều 16/5/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Khóa XV đối với bà Trương Thị Mai, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình. Theo đó, căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các...

Michelin gợi ý 48 giờ ăn, chơi tại Hà Nội

Sau gợi ý đi chơi 2 ngày tại TP.HCM, Hà Nội là điểm đến tiếp theo được Michelin lựa chọn lên lịch trình cho du khách. Hà Nội là điểm đến vừa mang đậm bản sắc văn hóa, vừa là thủ đô năng động - Ảnh: NAM TRẦN Hà Nội được đánh giá là thủ đô sôi động, là một thành...

Mới nhất