Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcLàm gì để Việt Nam có các nhóm nghiên cứu khoa học...

Làm gì để Việt Nam có các nhóm nghiên cứu khoa học xuất sắc?


Ông Trần Hồng Thái - thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Ông Trần Hồng Thái – thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – phát biểu tại tọa đàm – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đây là thông tin vừa được ông Trần Hồng Thái – thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – chia sẻ trong buổi tọa đàm “Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc” diễn ra ngày 13-5, do tạp chí Tia Sáng và quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted tổ chức.

Sẽ không tập trung hướng nghiên cứu quá ưu tiên vào công bố quốc tế

Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho hay cách đây khoảng 10 năm Việt Nam có rất ít công bố quốc tế, gặp nhiều khó khăn do ngoại ngữ, trình độ, nền tảng khoa học.

Từ khi quỹ Nafosted đi vào hoạt động góp phần hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, trung bình hằng năm tỉ lệ các bài công bố khoa học quốc tế uy tín của Việt Nam tăng khoảng 20%/năm. Đến nay có khoảng 18.000 công bố quốc tế uy tín hằng năm.

Bên cạnh đó, nhiều trường đại học, đại học được xếp hạng cơ sở đào tạo trong top thế giới như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa Hà Nội…

Theo ông Thái, nền khoa học công nghệ của Việt Nam như một cơ thể, các nhóm nghiên cứu mạnh như những tế bào. Khi cơ thể muốn khỏe mạnh, muốn phát triển được thì các tế bào phải vững mạnh.

Vì vậy, ông Thái cho rằng việc đẩy mạnh các nhóm nghiên cứu mạnh phát triển tại Việt Nam chính là sự kết nối lâu dài, là sự bình ổn để các cơ sở nghiên cứu tồn tại và phát triển trong tương lai.

Toàn cảnh buổi tọa đàm Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Toàn cảnh buổi tọa đàm Xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc – Ảnh: NGUYÊN BẢO

“Nếu chỉ tập trung phát triển các nhà khoa học riêng lẻ mà không có các nhóm nghiên cứu mạnh thì đó chỉ là phát triển các cá thể cá nhân. Khi các nhà khoa học chuyển công tác thì nhóm nghiên cứu ấy sẽ biến mất ở cơ sở nghiên cứu đó. Thực tiễn tại Việt Nam việc này đã diễn ra nhiều lần”, ông Thái nói.

Ông Thái cho biết thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ không quá ưu tiên, tập trung vào các hướng nghiên cứu dàn trải; không tập trung vào hướng nghiên cứu quá ưu tiên cho mục tiêu công bố quốc tế, mà sẽ có ưu tiên cho các nhà khoa học trẻ, hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhà khoa học trẻ.

Làm gì để nhà khoa học yên tâm nghiên cứu dài hơi?

Bà Nguyễn Thị Thu Oanh – nguyên phó viện trưởng Viện Đánh giá khoa học và định giá – cho rằng chi phí đầu tư cho nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ còn thấp, chỉ tăng về tổng số tiền đầu tư nhưng lại tụt so với tỉ lệ phần trăm GDP các năm trước.

“Tôi rất ngạc nhiên khi Bộ Khoa học và Công nghệ đang quản lý 43 chương trình khoa học công nghệ trọng điểm, quốc gia, đây là một con số quá lớn. Năm 2020, tổng các chương trình của các bộ, ngành mới là khoảng 36-37 chương trình. Với kinh phí thấp mà lại đầu tư dàn trải quá nhiều chương trình như vậy thì cần hết sức lưu ý”, bà Oanh nói.

Tương tự, GS.TS Hoàng Anh Tuấn – hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội – cho rằng phần lớn các trường đại học chưa tương xứng, chưa đủ điều kiện cho các nhóm nghiên cứu hoạt động mạnh. Nguyên nhân từ nhiều yếu tố như thiếu kinh phí, cơ chế, yêu cầu đầu ra.

“Khi hình thành nhóm nghiên cứu mạnh, nếu không khéo mà sa đà vào các công việc cụ thể không hướng tới cụm sản phẩm mà có thể phát triển đội ngũ, chiến lược phát triển con người về mặt năng lực khoa học thì sau 3 – 5 năm, nhóm nghiên cứu không những không phát triển được mà còn thụt lùi so với xu hướng về khoa học”, ông Tuấn nói.

Phải đầu tư kinh phí đề tài lớn

Theo bà Oanh, để chương trình “nhóm nghiên cứu mạnh” thành công cần phải có quy trình tuyển chọn rất nghiêm ngặt, phải có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các cán bộ nghiên cứu tham gia chương trình này.

Đồng thời, quy mô kinh phí cho đề tài phải lớn hơn so với các đề tài thuộc các chương trình khác, khoảng 150.000 – 200.000 USD/năm cho mỗi đề tài và phải đầu tư liên tục trong 4 năm. Tuy nhiên khi chạy được 2 năm sẽ có đánh giá giữa kỳ để loại những nhóm không đạt được mong muốn ban đầu (loại khoảng 20%).

Ngoài ra, cơ quan chủ trì phải sẵn sàng hỗ trợ cho các nhóm nghiên cứu: không gian nghiên cứu, giảm bớt gánh nặng của các công việc khác cho chủ nhiệm đề tài. Chủ nhiệm đề tài phải được trực tiếp điều hành/kiểm soát đề tài.



Nguồn: https://tuoitre.vn/lam-gi-de-viet-nam-co-cac-nhom-nghien-cuu-khoa-hoc-xuat-sac-20240513152753408.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoa hậu Miss Universe Vietnam 2024 sẽ nhận 2 tỉ đồng tiền mặt

Thí sinh chưa đoạt giải các mùa trước có thể tham gia nhưng không được đặc cách, phải trải qua các thử thách của chương trình. Ban tổ chức cho biết hai thử thách đầu tiên trong bảy thử thách là trình diễn áo tắm trên sân khấu được lấy cảm hứng từ dải ngân hà và trình diễn trang phục...

Lâm Đồng đề nghị Vietnam Airlines mở lại các đường bay đến Đà Lạt

Ngày 13-5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đang đề nghị Vietnam Airlines nghiên cứu tăng tần suất các chuyến bay đi/đến Liên Khương - Nội Bài, Liên Khương - Tân Sơn Nhất để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân và du khách.Đồng thời, Lâm Đồng đề xuất Vietnam Airlines phục hồi các đường bay trước đây:...

Chi tiêu quỹ bảo hiểm y tế tăng vọt: Phòng chống lạm dụng, trục lợi thế nào?

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở, ban, ngành, đoàn thể TP, Bảo hiểm xã hội TP, Cục Thuế TP, các UBND quận huyện, TP Thủ Đức, các trường đại học, cao đẳng về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm y tế năm 2024 trên...

20.000 thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

Chiều 13-5, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024.Với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", hành trình...

Công nhận Bảo vật quốc gia đối với Mộc bản chùa Dâu

Mộc bản chùa Dâu Đặc biệt, Bảo vật quốc gia - Mộc bản chùa Dâu vừa được Thủ tưởng Chính phủ công nhận tháng 1-2024. Bộ mộc bản gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: Truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh...

Bài đọc nhiều

Học phí đại học: Trường tăng gấp đôi, trường không tăng

Trường đại học Luật TP.HCM vừa thông báo mức thu học phí mới năm học 2023-2024. Mức này cao hơn đáng kể so với năm học trước. Sinh viên đóng học phí học kỳ II theo mức mới và đóng bù phần còn thiếu của học kỳ I. Trường cũng thông báo mức học phí năm học 2024-2025, theo đó các ngành tăng...

Đại học Ngoại thương công bố phương thức tuyển sinh 2024

Năm 2024, trường Đại học Ngoại thương (FTU) dự kiến tuyển sinh ngành Khoa học máy tính, thuộc chương trình Khoa học máy tính và dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh. Trong thông báo tuyển sinh ngày 11/1, Đại học Ngoại thương cho biết ngoài mở ngành Khoa học máy tính, trường cũng bắt đầu tuyển sinh ngành Kinh doanh quốc tế thuộc chương trình song bằng với Đại học Queensland, Australia, tại Hà Nội.Tổng chỉ tiêu...

Cùng chuyên mục

Trường học thông minh – bước tiến mới của ngành giáo dục Ba Đình

Theo kế hoạch của UBND quận Ba Đình, giai đoạn 2023 - 2025, một số trường mầm non, tiểu học và THCS sẽ được đầu tư xây dựng trường học thông minh với camera kết hợp AI nhận diện khuôn mặt và chỉ số cảm xúc, màn hình tương tác, bài giảng số…   ...

Tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM: 5 ngày để thay đổi nguyện vọng

17h hôm qua (12-5), việc đăng ký nguyện vọng tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại TP.HCM bằng hình thức trực tuyến đã kết thúc. Từ 12-5 đến chậm nhất là 17h ngày 13-5, các phòng giáo dục và đào tạo rà soát việc nhập liệu của các cơ sở (kể cả việc nhập liệu cho các đối tượng được tuyển...

Cách xét tuyển ‘không đụng hàng’ chiếm 90% chỉ tiêu Trường đại học Bách khoa TP.HCM

Năm 2024, Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) tuyển 39 ngành đại học chính quy thuộc 8 chương trình đào tạo, thông qua 5 phương thức xét tuyển. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến là 5.150 sinh viên. ...

Mới nhất

Sẽ cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân

Trong khuôn khổ Hội thảo Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia tổ chức sáng 13/5 tại Hà Nội, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế của Hiệp hội này đã chính thức giới thiệu phần mềm phòng, chống lừa đảo cho...

VinFast chính thức nhận đặt cọc VF 3 với nhiều đặc quyền hấp dẫn

Từ 6 giờ ngày 13/5, VinFast chính thức nhận đặt cọc cho mẫu xe điện thông minh VF 3 với mức giá 235 triệu đồng (thuê pin) và 315 triệu đồng (bao gồm pin). Trong đó, 6.868 khách hàng đặt cọc trong 66 giờ đầu có cơ hội nhận phiên bản giới hạn Creators’ Edition với những chi tiết...

Bộ TT&TT nói gì về “trend” đi tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan?

Hành vi đăng tải nội dung sai sự thật Tháng 4/2024, trên mạng xã hội tràn lan những clip với nội dung người dân ra biển truy tìm kho báu mà bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) đã cất giấu. Liên quan đến việc cộng đồng mạng “dậy sóng” với trào lưu...

Chiến dịch kiểm soát Big Tech lan sang châu Á và Úc

Nội các Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gần đây đã thông qua luật mang tính bước ngoặt nhằm ngăn chặn các nền tảng trực tuyến lớn nhất sử dụng...

Khai mạc khóa huấn luyện sĩ quan tham mưu Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Đại tá Nguyễn Như Cảnh đề nghị các học viên tham gia khóa huấn luyện cần tích cực, chủ động nghiên cứu, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia, trên cơ sở đó áp dụng vào thực tiễn.Chương trình Khóa huấn luyện sĩ quan tham mưu Liên Hợp Quốc tập trung vào một số nội...

Mới nhất