Trang chủNewsThời sựLý do hàng loạt khu vực ở Hà Nội thiếu nước sạch

Lý do hàng loạt khu vực ở Hà Nội thiếu nước sạch


Nhiều dự án cấp nước chậm tiến độ, giảm khai thác nước ngầm và giá nước không thu hút nhà đầu tư là nguyên nhân chính khiến Hà Nội mất nước diện rộng.

Từ hai tuần nay, hàng loạt khu dân cư ở các quận huyện như Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Hoài Đức… bị thiếu nước sinh hoạt. Người dân phải xếp hàng đến 1-2h sáng chờ lấy nước từ các xe téc lưu động. Nhiều người phải nhịn tắm, sơ tán sang nhà người thân hoặc khoan giếng.

Trong khi đó Hà Nội đã vào thu được hai tháng, nhu cầu dùng nước sạch của hơn 8,4 triệu dân không cao như mùa hè. Mực nước các sông Hồng, Đà, Đuống – nguồn cung cấp nước mặt cho thành phố, sau thời điểm khô cạn cuối tháng 5 và đầu tháng 6, đã được bổ sung bởi nhiều đợt mưa lũ ở thượng nguồn. Tình trạng thiếu nước đến từ nhiều nguyên nhân và phần lớn không thể giải quyết ngay.





Người dân Khu đô thị Thanh Hà xếp xô chậu đợi lấy nước sạch, đêm 15/10. Ảnh: Ngọc Thành

Người dân khu đô thị Thanh Hà xếp xô chậu đợi lấy nước sạch, đêm 15/10. Ảnh: Ngọc Thành

Giảm khai thác nước ngầm

Hà Nội được đánh giá có lượng nước ngầm dồi dào. Trong tổng số 1,5 triệu m3 nước sạch cung cấp cho thành phố mỗi ngày đêm thì nước ngầm chiếm 770.000 m3, nước mặt 750.000 m3. Tuy nhiên, do khai thác tự phát kéo dài vài chục năm, mực nước ngầm đã sụt giảm, gây sụt lún đất, ô nhiễm asen.

Nhằm bảo vệ nước ngầm, bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững, Thủ tướng ban hành quyết định số 554/2021 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050. Thành phố sẽ ưu tiên khai thác và sử dụng nguồn nước mặt, từng bước giảm dần nước ngầm.

Theo lộ trình, việc khai thác nước ngầm mỗi ngày đêm giảm dần từ 770.000 m3 như hiện nay xuống 615.000 m3 đến năm 2025; đến 2030 còn 504.000 m3 và đến 2050 còn 413.000 m3.

Một số nhà máy đã đóng cửa giếng ngầm, như Nhà máy nước Hạ Đình đóng 8/17 giếng, còn 9 giếng đang khai thác luân phiên. Từ nay đến năm 2030, nhà máy chỉ hoạt động với công suất 10.000 m3 mỗi ngày đêm, giảm 1/3 trước đó và đến năm 2050 sẽ đóng tất cả giếng ngầm.

Tương tự, Nhà máy Nước Pháp Vân công suất thiết kế 30.000 m3 mỗi ngày đêm đang giảm khai thác xuống 5.000 m3; sau năm 2030 ngừng các giếng nước ngầm, đưa về chế độ dự phòng.

Hàng loạt dự án nước sạch chậm tiến độ

Giảm nước ngầm, Hà Nội phải tăng khai thác và sử dụng nước mặt để bù đắp. Tuy nhiên, hàng loạt dự án nước mặt đang chậm tiến độ. Quy mô nhất là dự án Nhà máy Nước mặt sông Hồng tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, diện tích hơn 20 ha, công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm, đã chậm gần 3 năm. Kế hoạch ban đầu đưa dự án vào khai thác quý I/2021, nhưng thành phố đã hai lần điều chỉnh, cho phép kéo dài đến quý IV/2024.

Ông Nguyễn Phúc Hoàn, Phó phòng Quản lý đô thị Đan Phượng (đơn vị quản lý hạ tầng đô thị), cho hay dự án đang vào giai đoạn nước rút, dự kiến tháng 11 lắp thiết bị lấy nước thô từ sông Hồng, tháng 12 lắp dây chuyền xử lý trong nhà máy. Vướng mắc hiện nay là mặt bằng nơi đường ống đi qua chưa giải phóng xong; khi làm trạm thu nước thô phải dừng thi công 3 tháng mùa mưa do quy định của Luật Đê điều.





Công trường ngổn ngang tại Nhà máy nước mặt sông Hồng, ảnh chụp chiều 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Công trường ngổn ngang tại Nhà máy Nước mặt sông Hồng, ảnh chụp chiều 20/10. Ảnh: Hoàng Phong

Ngoài dự án trên, Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn một hoàn thành năm 2009 với công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm, theo kế hoạch giai đoạn hai đến 2020 nâng lên 600.000 m3, nhưng hiện chưa xong.

Dự án nâng công suất Nhà máy nước Bắc Thăng Long – Vân Trì từ 150.000 lên 200.000 m3 mỗi ngày đêm dự kiến xong trong năm 2018, nhưng đến nay chưa thực hiện. Dự án Nhà máy nước Xuân Mai tại Hòa Bình công suất 200.000 m3 mỗi ngày đêm dự kiến xong vào năm 2020, nhưng hiện mới chuẩn bị đầu tư.

Thiếu mạng lưới cấp nước ngoại thành

Hơn 10 năm qua, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, các huyện phía tây và tây nam tốc độ đô thị hóa rất nhanh với hàng loạt khu đô thị mới hình thành ở trục đường Lê Văn Lương – Tố Hữu, trục quốc lộ 32 qua huyện Hoài Đức, đại lộ Thăng Long. Tại các khu vực này, dân cư tập trung đông, nhưng nguồn nước và mạng lưới cấp nước sạch không phát triển tương xứng.

Theo kết luận giám sát tình hình cung cấp nước sạch do HĐND thành phố công bố cuối tháng 9, mạng cấp nước các quận đồng bộ, đáp ứng 100% nhu cầu của người dân với chỉ tiêu 100-150 lít/người/ngày. Nhưng với ngoại thành, nhiều dự án phát triển mạng cấp nước chậm tiến độ, nhà đầu tư không thực hiện. Hệ quả là 139 xã chưa có nguồn nước sạch tập trung.

Cụ thể, dự án nối mạng cấp nước 14 xã, thị trấn thuộc huyện Hoài Đức do Công ty CP Nước sạch Tây Hà Nội làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng hiện chưa xong. Huyện này có nhiều xã bị mất hoặc nước chảy yếu từ tháng 6 đến nay chưa thể khắc phục. Các dự án mạng cấp nước cho nhiều xã ở Sóc Sơn, Đông, Anh, Gia Lâm, Chương Mỹ, Xuân Mai, Đan Phượng cũng đều trong tình trạng chậm tiến độ hoặc chưa triển khai.

Thậm chí có một số dự án mạng cấp nước sạch nông thôn chủ đầu tư không thực hiện, như dự án phân phối nước sạch cho 26 xã của huyện Thường Tín, 20 xã thuộc Mỹ Đức, 27 xã ở Ứng Hòa và 17 xã ở Thanh Oai do Công ty CP Nước Aqua One và Công ty Nước mặt sông Đuống làm chủ đầu tư. Kế hoạch dự án hoàn thành vào năm 2020, nhưng hiện chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai.

Giá nước sạch không hấp dẫn, nhà đầu tư kêu lỗ

Từ ngày 1/7, giá bán lẻ nước sinh hoạt 10 m3 đầu tiên ở Hà Nội tăng từ 5.973 lên 7.500 đồng và năm 2024 lên 8.500 đồng/m3 một hộ gia đình mỗi tháng. Giá nước sau 10 m3 đầu tiên sẽ tăng lũy tiến.

Giải thích việc tăng giá, tại cuộc họp báo hôm 30/6, Chánh văn phòng UBND thành phố Trương Việt Dũng cho biết 10 năm qua Hà Nội không điều chỉnh giá nước sạch trong khi đó chi phí cấu thành giá nước đã biến động. Do chính sách hạn chế nước ngầm, thành phố phải kêu gọi đầu tư nhà máy nước mặt, giá thành sản xuất cao hơn nước ngầm.

Thành phố đã kêu gọi được 23 nhà đầu tư với 40 dự án cấp nước sạch, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn. Sau khi hoàn thành, các dự án sẽ nâng công suất cấp nước sạch toàn thành phố lên hơn 2,3 triệu m3 mỗi ngày đêm; 29 dự án phát triển mạng cấp nước đáp ứng 96% nhu cầu người dân nông thôn (hiện 80%).

Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn do giá bán lẻ thấp trong khi chi phí đầu vào ngày càng tăng. Cuối năm 2022, Công ty Nước sạch Tây Hà Nội, đơn vị thực hiện dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 14 xã và một thị trấn tại huyện Hoài Đức, đề nghị thành phố tháo gỡ do thua lỗ.

Công ty viện dẫn vùng nông thôn nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng dân cư phần lớn là làm nông nghiệp, thu nhập không cao, quen sử dụng nước mưa, giếng khoan…, ít tiêu thụ nước sạch của thành phố. Dân cư thưa thớt, khoảng cách giữa các hộ xa, chi phí đầu tư xây dựng mạng lưới cấp nước lớn, dẫn đến giá thành sản xuất nước cao hơn các đơn vị cấp nước trong cùng địa bàn.

Giá mua nước từ đơn vị cấp nguồn cao, trong khi giá bán cho khách hàng rất thấp do áp dụng bảng giá từ năm 2013 dẫn tới dự án lỗ ngay khi bắt đầu.





Nhà máy nước mặt sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) đưa vào sử dụng giai đoạn một từ cuối năm 2018. Ảnh:Võ Hải

Nhà máy nước mặt sông Đuống (Gia Lâm, Hà Nội) đưa vào sử dụng giai đoạn một từ cuối năm 2018. Ảnh:Võ Hải

Một bất cập khác được Sở Xây dựng chỉ ra là chênh lệch giá bán buôn giữa các đơn vị cung cấp nguồn nước. Giá bán buôn nước mặt sông Đuống cao hơn nước mặt sông Đà khoảng 3.000 đồng/m3 nên Công ty Viwaco (phân phối nước cho Thanh Xuân, Hoàng Mai, Đống Đa, Hà Đông – nơi cốt nền thấp) mua tối đa nước từ sông Đà. Việc này dẫn tới khu vực có cốt nền cao như Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, dù gần sông Đà lại bị thiếu nguồn nước.

Ông Lê Văn Du, Phó trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội, nhận định với tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy và vận hành mạng lưới cấp nước như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sạch cục bộ ở nhiều khu vực còn tái diễn. Hè 2024, Hà Nội có nguy cơ thiếu hụt khoảng 50.000 m3 nước mỗi ngày đêm, tập trung ở phía tây và tây nam.

Mục tiêu của chính quyền là đáp ứng đủ nước sinh hoạt cho người dân vào năm 2020 đã không thành và cũng chưa biết bao giờ mới đạt.

Võ Hải – Phạm Chiểu




Source link

Cùng chủ đề

Robot biết múa hát, dạy tiếng Anh của giảng viên trường quân đội

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học. Robot thông minh hình dáng giống người hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Bonbon) là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia đến năm 2025.Đề tài do Học viện Kỹ...

Hà Nội yêu cầu xử lý Giám đốc Ban ở Bắc Từ Liêm

TPO - UBND TP Hà Nội yêu cầu Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, có hình thức kỷ luật đối với tập thể và cá nhân tại Ban Quản lý Đầu tư xây dựng quận vì “om” đơn thư của công dân trong 3 năm. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kết luận nội dung tố cáo đối với Chủ tịch UBND...

13 tháng Mỹ khắc phục sự cố sập cầu ở Minneapolis 17 năm trước

Thành phố Minneapolis năm 2007 hứng chịu một trong những sự cố sập cầu nghiêm trọng nhất ở Mỹ, nhưng đã triển khai các biện pháp khắc phục trong 13 tháng. Đây không phải là vụ sập cầu nghiêm trọng đầu tiên ở Mỹ. Cách đây 17 năm, thành phố Minneapolis ở bang Minnesota từng chứng kiến một thảm kịch tương tự. Tàu container mất điện trước khi đâm vào cầu ở Mỹ Khoảnh khắc tàu container đâm sập cầu ở...

Ca sĩ Mai Hoa: ‘Tôi từng chạy show đến quên sức khỏe’

Mai Hoa, nổi tiếng với nhạc phim ''Đất và người'', nói thời trẻ chăm nhận show vì hướng tới cuộc sống giàu sang, khiến sức khỏe ảnh hưởng. Ca sĩ 49 tuổi được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân hôm 6/3. Dịp này, chị nói quan điểm làm nghề, cách sống và niềm vui khi làm mẹ lần thứ ba.- Cảm xúc của chị khi được Nhà nước vinh danh sau gần 30 năm hoạt động trong...

Cận cảnh sông Nhuệ ô nhiễm vừa được Bộ Nông nghiệp nêu giải pháp hồi sinh

TPO - Bộ NN&PTNT vừa đề xuất xây xây 2 đập dâng trên sông Hồng để nâng cao mực nước, từ đó giúp hạn chế ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy. Hiện nay, sông Nhuệ đang ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Nhuệ là nhánh nhỏ của sông Hồng, điểm đầu từ cống Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, điểm cuối là Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Theo kết quả quan trắc được Tổng cục Môi trường, Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xe buýt lao khỏi cầu ở Nam Phi, 45 người thiệt mạng

Một chiếc xe buýt lao khỏi cầu, rơi xuống khe núi rồi bốc cháy ở phía bắc Nam Phi, khiến 45 trong 46 người trên phương tiện thiệt mạng. Người sống sót duy nhất là một em bé 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, nạn nhân bị thương nặng và đã được chuyển tới bệnh viện, Bộ Giao thông Nam Phi ngày 28/3 cho biết.Chiếc xe gặp tai nạn khi đi từ nước láng giềng Botswana đến thành phố Moria...

Alves mở tiệc đến thâu đêm sau khi ra tù

Tây Ban NhaCựu hậu vệ Barca Dani Alves mở tiệc cùng gia đình và bạn bè khi được tại ngoại sau 15 tháng ngồi tù vì vụ hiếp dâm. Alves được tại ngoại chờ kháng cáo và rời nhà tù Brians 2 ngày 25/3, sau khi nộp bảo lãnh 1,08 triệu USD. Một ngày sau đó, theo Diario Sport, cựu hậu vệ 40 tuổi đã mở tiệc đến 5h sáng cùng gia đình và bạn bè tại biệt thự...

Robot biết múa hát, dạy tiếng Anh của giảng viên trường quân đội

Bonbon - robot cao 1,27m và nặng 40 kg của nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh, giao tiếp và múa hát với học sinh tiểu học. Robot thông minh hình dáng giống người hỗ trợ dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học (Bonbon) là đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia đến năm 2025.Đề tài do Học viện Kỹ...

7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói

Cà phê, đồ chiên rán, thực phẩm nhiều gia vị không nên ăn vào buổi sáng, khi bụng đói vì dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Bác sĩ Hoàng Nam, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết bữa ăn sáng cung cấp chất dinh dưỡng sau khi nhịn ăn hơn 8 giờ, giúp cải thiện sức khỏe. Ăn thực phẩm sai cách vào buổi sáng ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, gây ra...

Bộ Công Thương đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu

Các doanh nghiệp đầu mối có thể được tự quyết giá bán xăng dầu, Nhà nước chỉ công bố giá thế giới bình quân 15 ngày, theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đề xuất được Bộ Công Thương nêu tại tờ trình Chính phủ dự thảo nghị định mới, thay thế các nghị định trước đây về kinh doanh xăng dầu.Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Bánh mì Việt Nam được vinh danh ‘ngon nhất thế giới’

Bánh mì đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực Taste Atlas. Bánh mì Việt Nam được đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố ngày 15/3. Một món bánh mì kẹp chà bông và không thể thiếu pate. Ảnh: Bích Phương Chuyên trang ẩm...

Nhà máy năng lượng sạch lớn nhất thế giới, rộng gấp 5 lần Paris

Ông Sagar Adani, CEO của công ty năng lượng tái tạo Ấn Độ AGEL thuộc Tập đoàn Adani, đang điều hành một dự án biến những vùng sa mạc muối cằn cỗi ở bang Gujarat rìa phía tây Ấn Độ thành Công viên Năng lượng tái tạo Khavda - nhà...

Cùng chuyên mục

Báo nước ngoài bật mí “resort có sân golf tốt nhất Đông Nam Á” ở Việt Nam

Resort ở Lăng Cô, Huế được Condé Nast Traveller gợi ý trong top các khu nghỉ dưỡng golf sang chảnh đủ tiện nghi phục vụ cả gia đình trong kỳ nghỉ ở Đông Nam Á. Các điểm đến nổi tiếng như Singapore, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan đều có những khu nghỉ dưỡng chơi gôn rất phù hợp cho chuyến du lịch của gia đình, theo tạp chí Condé Nast Traveller phiên bản Trung Đông. Trong top 5 khu nghỉ dưỡng có sân...

Dự báo thời tiết TP.HCM hôm nay 29/3: Chỉ số UV ở mức rất nguy hại

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, sáng 29/3, khu vực TP.HCM có mây và nắng nóng. Nhiệt độ trong khoảng 35-36 độ C, ít thay đổi so với ngày hôm trước. Độ ẩm tương đối phổ biến 50-61%, mật độ mây 88-99%.Hướng gió Đông Đông Nam đến Nam Đông Nam có vận tốc 11-19 km/h. Gió giật mạnh với vận tốc 28-37 km/h.Thời tiết TP.HCM về đêm duy trì trạng thái thời tiết...

Cảnh sát giao thông làm đúng chức trách thì không sợ người dân giám sát

Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA ngày 28.11.2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tại tờ trình sửa đổi Thông tư, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, qua hơn 4 năm thực hiện, Thông tư số 67/2019/TT-BCA đã không còn phù hợp với...

Tay golf số một thế giới Scottie Scheffler tham dự giải Houston Open

Houston Open dĩ nhiên không thể so sánh với các giải The Players Championship và Arnold Palmer Invitational diễn ra cách đây vài tuần, nhưng Houston Open vẫn là giải đấu thuộc hệ thống PGA Tour (hệ thống các giải golf danh giá dành cho nam, tương đương tính chất của các giải Masters trong môn quần vợt).Chính vì thế, Houston Open 2024 vẫn có sức hút riêng. Một số tên tuổi đáng chú ý tham dự giải...

Mới nhất

Cảnh báo suy tuyến thượng thận, mặt to tròn vì lạm dụng thuốc kháng viêm

Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết trung ương (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân H.T.H. (58 tuổi, ngụ Định Hóa, Thái Nguyên) mắc đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống nhiều năm, bị suy tuyến thượng thận...

Đầu tư nâng cao điều kiện cơ sở vật chất cho thể thao thành tích cao

Tăng cường, nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ cho các huấn luyện viên (HLV), vận động viên (VĐV) trong công tác tập luyện và thi đấu, được xác định là chìa khóa đem đến...

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 21 đến 25/11/2023

Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXIII diễn ra từ ngày 21- 25/11/2023 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ...

Vé máy bay chiếm 60 – 70% giá tour du lịch, thật không?

Bài toán giá tour ở Việt Nam thiếu sự liên kết ngay trong ngành du lịch, nói chi các ngành liên quan bởi kinh tế Việt Nam nói chung và du lịch nói riêng vẫn cứ "mạnh ai nấy làm". Gần đây,...

Chiến lược phát triển du lịch Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2626/QĐ-UBND ban hành Khung chiến lược phát triển du lịch tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Mới nhất