Trang chủ70 năm chiến thắng Điện Biên PhủĐiện Biên 1954'Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng...

‘Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu’

"Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu"

(Dân trí) – Đường hầm nhỏ, trận chiến khiến nhiều đồng đội hy sinh. Máu đã đổ, nước mắt đã rơi nhưng chúng tôi động viên nhau bước qua xác đồng đội để chuyển vũ khí lên trận tuyến”, cựu binh Điện Biên Phủ kể.

Hàng chục năm tham gia binh nghiệp, Đại tá Nguyễn Huyên (SN 1933, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) trải qua nhiều thăng trầm, nếm đủ những cảm xúc của chiến tranh.

Nhưng có lẽ, hồi ức về “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” ở chiến dịch Điện Biên Phủ vừa đẹp đẽ, hào hùng, vừa đau thương, bi tráng đã in sâu cả cuộc đời của người cựu binh, để mỗi lần nhắc đến vẫn vẹn nguyên trong từng khoảnh khắc.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 1

Sau 40 năm tham gia quân ngũ, Đại tá Nguyễn Huyên trở về sống cùng con cháu ở ngôi nhà cấp bốn bình yên bên triền đê La Giang, thôn Đại Nghĩa, thị trấn Đức Thọ.

Ở tuổi 91, ông Huyên mắt mờ, chân run nhưng vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó và hào hùng làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

“Lúc đó, tôi ao ước được vào chiến trường để cầm súng, một lòng vì Tổ quốc. Bởi thế khi có bộ đội về trường tuyển quân, dù đang đi học nhưng tôi liền giơ tay xung phong đi”, Đại tá Nguyễn Huyên mở đầu câu chuyện.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 3

Đại tá Nguyễn Huyên xung phong nhập ngũ năm 1950 khi mới tròn 17 tuổi. Chàng trai cao chưa đầy một mét sáu dõng dạc đứng dậy xung phong “em muốn nhập ngũ vào chiến trường” khiến không ít người cùng lớp học bất ngờ trước quyết định này.

Bởi thời điểm đó, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đang bước vào giai đoạn khốc liệt, cậu là con trai một trong gia đình, lại vừa cưới vợ được thời gian ngắn. 

Chàng trai 17 tuổi xác định, nói ra nguyện vọng nhập ngũ sẽ bị người thân phản đối nên âm thầm soạn đồ để lên đường. Đến lịch hẹn, sáng 5/11/1950, chàng trai cũng như ngày thường chào mẹ, vợ để đi học.

Song, cậu không đến lớp mà âm thầm bước vào hàng ngũ cùng 40 chàng trai trong vùng rời quê cùng hành quân ra Bắc.

Hết gánh hàng ngoài chợ, mẹ của cậu là bà Bùi Thị Ba trở về nhà hay tin người con trai duy nhất nhập ngũ, đang trên đường tiến ra Nam Đàn (Nghệ An) để nhận nhiệm vụ.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 5

Người mẹ bật khóc, chạy đến lũy tre cuối làng nhìn về bên kia bờ sông La, hướng ánh mắt tìm con. Nhưng bóng bộ đội hành quân đã mất hút trong buổi chiều mùa đông mờ mịt sương năm ấy.

Sáng hôm sau, bà Ba vượt sông, đi bộ hàng chục km đến nơi bộ đội đóng quân tại Nam Đàn để “đòi” con về.

Khi thấy người mẹ xuất hiện tại đơn vị, cán bộ đến ôm chầm lấy bà động viên, còn chàng lính trẻ Nguyễn Huyên dẫu kiên cường nhưng vẫn không cầm được nước mắt. Bởi, cậu biết đây có thể là lần cuối được gặp mẹ mình bằng xương, bằng thịt.

“Khi được cán bộ động viên, tâm sự và tôi cũng bày tỏ mong muốn cống hiến cho Tổ quốc, mẹ đồng ý. Mẹ dặn dò tôi cố gắng cống hiến và trở về”, Đại tá Huyên nhớ lại.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 7

Khi được phân công vào Đại đoàn 312, chàng tân binh Nguyễn Huyên nhận nhiệm vụ phụ trách quân khí và đạn dược. Lần lượt các chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1950), chiến dịch Lý Thường Kiệt (1951), chàng lính trẻ đều tham gia.

Đến tháng 11/1953, khi chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu, ông được điều lên Trung đoàn 209 để đảm bảo vũ khí cho 3 tiểu đoàn suốt cả chiến dịch.

Đầu tháng 3/1954, đơn vị ông là một trong 2 đơn vị chịu trách nhiệm cho trận đấu mở màn của chiến dịch tại đồi Him Lam, nơi được người Pháp mệnh danh là “cánh cửa thép” bất khả xâm phạm trong hệ thống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Hồi tưởng giây phút lịch sử khi được cùng đồng đội tham gia tấn công tiêu diệt trung tâm đề kháng Him Lam, ánh mắt Đại tá Huyên sáng rực: “Ban đầu cứ điểm Him Lam được ấn định sẽ tấn công vào ngày 12/3/1954. Nhưng sau khi kiểm tra lại toàn bộ hệ thống giao thông hào và các con đường tiến quân thấy chưa ổn, với chủ trương “đánh chắc, tiến chắc”, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định dời ngày tấn công sang 13/3/1954″.

Mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ bằng những loạt đạn, pháo như sấm rền, cứ điểm Him Lam bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây cũng là trận đánh để lại nhiều cảm xúc trong ông.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 9

“Chiến dịch lúc này đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Đường hầm nhỏ, mưa lớn, bùn non trộn lẫn, không rõ mặt người. Nhiều đồng đội hy sinh nằm lại hầm hào. Khi đó, tất cả thành viên trong đoàn đều khóc nhưng động viên nhau rồi vội bước qua xác đồng đội để kịp thời vận chuyển vũ khí lên trận tuyến”, Đại tá Huyên xúc động kể.

Giây phút ấy đã khiến người lính già trăn trở mãi trong tâm can, cho đến tận bây giờ không thể quên được.

“Tôi còn nhớ có một đồng chí bị thương nặng, máu rỉ khắp người, chờ đội quân y tiếp viện. Nhưng lúc này rất cấp bách, máu trên người anh đang chảy nhưng vẫn động viên “các đồng chí đi qua nhanh, chiến dịch đang cần, không phải lo cho chúng tôi”, Đại tá Huyên hồi ức với ánh mắt đỏ hoe.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 11

“56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt”, Đại tá Nguyễn Huyên vẫn luôn nhớ về kỷ niệm gặp lại người bạn niên thiếu của mình ngay tại hầm tướng De Castries (Đờ-cát).

Vị Đại tá kể lại, chiều tối 7/5/1954, khi nghe thông báo tướng Đờ-cát xin đầu hàng, toàn bộ anh em đều trèo lên khỏi hầm ăn mừng. Suốt nhiều tháng ăn ngủ trong hầm, khi lên mặt đất, mọi người không thể nói hết sự vui sướng. Từng tiếng reo hò vang lên dưới lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

Mắt của ông Huyên bỗng sáng bừng khi nhìn thấy người bạn cùng quê là anh Phạm Mạnh Lộc đứng ở bên kia hầm hào.

“Anh Lộc đi lính sau tôi 3 năm. Giây phút thiêng liêng ấy đúng là không thể quên được, vì phải theo đại đội rời đi, tôi và anh chỉ bắt tay nhau, ôm động viên rồi lên xe di chuyển”, Đại tá Huyên nói.

Nhắc lại trận chiến năm xưa, ông Huyên nói mình như “hạt gạo trên sàng”. Bao nhiêu đồng đội hy sinh nơi chiến trường, bản thân còn sống sót, để về với quê hương, với gia đình là may mắn.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 13

Sau chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, ông Huyên mới có dịp về quê nhà thăm mẹ, thăm người vợ của mình.

Năm 1954, ông được kết nạp vào Đảng, sau đó tham gia học sĩ quan hậu cần. Đến năm 1958, ông học trường Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Nhờ những hoạt động xuất sắc, 2 năm sau đó, ông được cử đi Liên Xô tham gia học tại học viện quân sự. Đến năm 1966, ông về nước, tiếp tục cống hiến trong quân ngũ cho đến năm 1990, nghỉ hưu.

“Chiến tranh thật khốc liệt”, đó là lời tâm sự đầy đau thương của Đại tá Nguyễn Huyên vì ông đã mất đi 3 người thân là mẹ, vợ, cậu con trai chưa tròn 5 tháng tuổi vào năm 1965.

“Lúc đó lính Mỹ ném trận bom đầu tiên vào khu vực dân cư ở đê La Giang khiến mẹ, vợ và con trai tôi mất, duy chỉ có con gái tôi còn sống”, Đại tá Huyên nghẹn ngào khi nhớ lại.

Chiến tranh lấy mất đi người thân, nhưng ít năm sau đó cũng bù đắp lại cho ông một gia đình mới trọn vẹn. Hiện nay, ông có 5 người con đều thành đạt.

Máu đổ, nước mắt rơi nhưng vẫn phải bước qua xác đồng đội để chiến đấu - 15

Lật cuốn sổ ghi chép đã phai màu, Đại tá Huyên cầm ra tờ giấy ghi dòng thơ về cuộc đời của mình: “Tòng quân nhập ngũ năm mươi/Sống trong quân ngũ bốn mươi năm tròn/Đời tôi hai vợ sáu con/Ba trai ba gái nay còn năm thôi/Bởi quân giặc Mỹ trên trời…”.

Tiếp nối truyền thống Bộ đội cụ Hồ, sau khi rời quân ngũ, người cựu binh Điện Biên Phủ vẫn không ngừng cống hiến, truyền dạy các con, cháu làm việc tốt cho đời.

Hai năm trước, thực hiện di nguyện cuối cùng của người vợ quá cố, ông Huyên cùng các con cải tạo khu vườn hơn 120m2 tại nhà để trồng rau thủy canh tặng học sinh.

“Vợ là giáo viên, khi mất có nguyện vọng làm một vườn rau sạch cho gia đình và các em học sinh nên tôi cùng các con lên ý tưởng để làm. Mỗi tháng, chúng tôi thu hoạch được 2 lần rồi đưa đến những ngôi trường trong vùng tặng thầy cô và trò. Với tôi, giờ còn sức là còn làm, còn cống hiến để làm gương cho con cháu noi theo”, Đại tá Huyên nói.

Ảnh: Dương Nguyên – Gia đình cung cấp và Tư liệu

Nội dung: Dương Nguyên 

Thiết kế: Tuấn Huy

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/mau-do-nuoc-mat-roi-nhung-van-phai-buoc-qua-xac-dong-doi-de-chien-dau-20240427185414508.htm

Cùng chủ đề

Phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”

Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Ngày 05/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên và Tổng công...

Không quân sẽ bay với đội hình 1-3-3-4 tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, diễn ra sáng 7/5 tới đây ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), các biên đội trực thăng vũ trang của 3 sư đoàn không quân sẽ bay theo đội hình 1-3-3-4. Theo đó, với đội hình mới, 11 chiếc trực thăng sẽ bay với đội hình 1-3-3-4, thay cho phương án 9 tổ bay theo đội hình 3-3-3 như kế hoạch ban đầu. 11 tổ bay mang...

Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.   Bài báo về Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Báo Resumen Latinoamericano của Argentina Theo TTXVN, trong bài viết dưới tiêu đề “Bài học của Chiến thắng Ðiện Biên Phủ vĩ đại trong cuộc chiến chống thực dân”, tờ báo rất có uy tín trong lực lượng...

Những hình ảnh ấn tượng tại Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 5/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người bố khóc nấc khi đi cầm cố xe để lấy tiền lo hậu sự cho con

Mạng xã hội đang lan truyền đoạn video clip ghi lại cảnh một người đàn ông chừng ngoài 40 tuổi điều khiển xe máy chạy theo chiếc xe cứu thương, vừa đi vừa khóc ngất. Chiếc xe cứu thương lúc đó chở thi thể con trai vừa mất của người đàn ông.Chủ nhân đoạn clip, đại diện một đội mai táng ở TPHCM, cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 4/5."Người đàn ông trong đoạn clip vì...

Hình ảnh ấn tượng 11 trực thăng Không quân Việt Nam kéo cờ ở Điện Biên

(Dân trí) - Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5, 11 trực thăng của Không quân nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện nhiệm vụ bay biểu diễn kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc. 4h30 sáng 5/5, 11 trực thăng đỗ tại sân bay Điện Biên đã khởi động máy, chuẩn bị công tác kỹ thuật hàng không, hậu cần, kỹ thuật thông tin, đảm bảo về điều kiện khí tượng... tham gia bay kéo...

Trao cần câu, dạy cách câu để người dân thoát nghèo bền vững

Ngày 4/5, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định chủ trì hội nghị triển khai công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh này giai đoạn 2024-2025.Theo ông Phạm Anh Tuấn, công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, người dân.Tại hội nghị, đại diện nhiều địa phương, sở, ngành đã chia sẻ những...

Mẹ nhảy cầu để 5 con nhỏ bơ vơ, cộng đồng mạng chung tay hỗ trợ

Theo chia sẻ từ các nhà hảo tâm, do chồng bị bệnh hiểm nghèo vừa mất cách đây 2 tháng, chị Ngô Thị Huyền Tr. (31 tuổi, trú tại Long Xuyên 2, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) một mình nuôi 5 con nhỏ.Trong giây phút nghĩ quẩn, chị Tr. đã nhảy cầu Câu Lâu (Quảng Nam) chiều 1/5, để lại đàn con thơ mồ côi cả cha lẫn mẹ.Trên trang Facebook Duy Xuyên (có hơn 66.000 lượt...

Hồi ức của khẩu đội trưởng về độc chiêu vác đạn pháo vào Điện Biên Phủ

(Dân trí) - "Với khẩu sơn pháo 75mm, chúng tôi phải tháo làm nhiều bộ phận để khiêng, còn đạn thì chẻ ống lồ ô kẹp lại, mỗi người 2-3 quả, cứ thế vác vào trận địa Điện Biên Phủ", cụ Duy kể. Đó là những ký ức của người chiến sỹ Điện Biên Phủ - Đặng Văn Duy (SN 1930), trú thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình - về những ngày gian khó mà...

Bài đọc nhiều

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Tiêu diệt cứ điểm 105 phía bắc Sân bay Mường Thanh

Sau một thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, Tổng Quân ủy quyết định sử dụng một số trung đoàn của Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312 tiến công Cứ điểm 105 (Huguette 6) ở phía bắc Sân bay Mường Thanh. Cứ điểm 105 (Huguette 6) là một trong những cứ điểm quan trọng, được Pháp bố trí ở phía bắc Sân bay Mường Thanh, bảo vệ và khống chế khu vực tương đối rộng nhằm ngăn chặn các cuộc tiến...

Siết vòng vây lửa trong chến dịch Điện Biên Phủ

2 tuần sau đợt tấn công mở màn, quân đội ta mở đợt tấn công thứ 2 vào cứ điểm Điện Biên Phủ - đợt tấn công có quy mô lớn nhất từ khi quân đội ta thành lập cho đến thời điểm diễn ra. vtv.vn Nguồn

Xe đạp thồ – ‘Vũ khí đặc biệt’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Một trong những phương tiện được sử dụng chủ yếu và vô cùng sáng tạo trong công tác hậu cần phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ là lực lượng “xe đạp thồ”. Thời kỳ ấy, xe đạp là một tài sản có giá trị, không phải gia đình nào cũng có thể mua được. Sở hữu được nó phải là những gia đình có điều kiện, hơn thế muốn đi được còn phải đăng ký, được cấp biển...

Kỳ tích từ đội quân xe đạp thồ và chiếc xe cút-kít chở lương từ bàn thờ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng tạo của quân và dân ta khi tiến hành trận quyết chiến, chiến lược này. Trong những ngày tháng 5 lịch...

Anh hùng Điện Biên Phủ – Kỳ 2: Túi gạo thấm máu nơi trận địa

Từ ngày 30.3 đến hết tháng 4.1954, quân ta mở đợt tấn công thứ 2 nhằm đánh chiếm các ngọn đồi phía đông và các cứ điểm phía tây sân bay Mường Thanh, siết chặt vòng vây, tạo thế trận cho tổng công kích. Đây là giai đoạn khốc liệt nhất chiến dịch, với điển hình là những trận chiến ở đồi C1 và đồi A1. Đề bạt sẵn… đại đội trưởng Ông Phạm Minh (nguyên Phó tham mưu trưởng Trung...

Cùng chuyên mục

Hồi ức của những chiến sĩ Điện Biên năm xưa

Đến với Điện Biên hôm nay, sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chúng ta có thể nhận thấy rõ sự thay đổi của mảnh đất gắn liền với chiến thắng “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Vnews Nguồn:https://vnews.gov.vn/video/hoi-uc-cua-nhung-chien-si-dien-bien-nam-xua-119722.htm

Ký ức hào hùng về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Vào những ngày đầu tháng 5 lịch sử, mỗi người dân Việt Nam đều hướng tới kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ngày 7/5/1954, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch ở Điện Biên Phủ đã bị quân ta tiêu diệt, lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" bay phấp phới trên nóc hầm Tướng De Castries. Ảnh: liệu...

Kỳ tích từ đội quân xe đạp thồ và chiếc xe cút-kít chở lương từ bàn thờ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thành công trong công tác bảo đảm hậu cần góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch. Trong đó vận tải thô sơ đã trở thành nét độc đáo, sáng tạo của quân và dân ta khi tiến hành trận quyết chiến, chiến lược này. Trong những ngày tháng 5 lịch...

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ống kính phóng viên chiến trường

20.000 xe đạp thồ chở vũ khí, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chiến sĩ công kênh sau chiến dịch Điện Biên Phủ, trở thành khoảnh khắc lịch sử.   Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo, duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt...

Ngày 5/5/1954: Quân Pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

Ngày 5/5/1954, quân ta củng cố các vị trí đã chiếm được tại Eliane 1 (C1) và Dominique 3 (505, 505A). Về phía địch, những trận mưa lớn ban đêm cản trở các hoạt động quân sự. Nhiều hầm hố bị ngấm nước mưa đã sụp đổ. Pháp tiếp tục chi viện 74 người thuộc Tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 vẫn nhảy dù xuống chi viện cho Điện Biên Phủ. Quá nửa đêm cùng ngày, Bộ Chỉ huy Pháo...

Mới nhất

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Quý I/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả nămVượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý I/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho...

Bộ trưởng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

(Bqp.vn) - Sáng ngày 5/5, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sang thăm chính thức Việt Nam. Bộ trưởng Phan Văn Giang tặng...

Phú Thọ kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã có định hướng và đề nghị các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa với chủ đề “Người Việt đi du lịch Việt -...

Mới nhất