Trang chủKinh tếNông nghiệpNam Định: Tín dụng chính sách tạo động lực làm giàu cho...

Nam Định: Tín dụng chính sách tạo động lực làm giàu cho quê hương

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho nhiều hộ gia đình ở tỉnh Nam Định vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình…

Quả ngọt từ ủy thác vốn tín dụng chính sách Tín dụng chính sách – điểm tựa giúp người dân vượt khó, thoát nghèo

Tự tin vươn lên thoát nghèo

Từ một vùng trũng ven đê với lợi thế của địa phương và động lực của nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), kinh tế nông nghiệp của các hộ gia đình tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đã có nhiều khởi sắc.

Ghé thăm mô hình nuôi vịt của gia đình chị Cao Thị Thêm ở đội sản xuất 12, được chị chia sẻ, nhờ Hội Phụ nữ xã giới thiệu và NHCSXH huyện Nghĩa Hưng tạo điều kiện cho vay 99 triệu đồng từ chương trình tín dụng hộ mới thoát nghèo, chị đã đầu tư gây dựng đàn vịt với 1.700 con vịt đẻ và hơn 4.000 con vịt thịt. Với mô hình chăn nuôi khá hiệu quả này, bình quân mỗi ngày gia đình chị Thêm cung ứng ra thị trường hơn 1.400 trứng vịt sạch cho các thương lái và lò ấp trứng xung quanh, giúp đem lại thu nhập mỗi tháng hơn 15 triệu đồng.

Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Điểm giao dịch NHCSXH tại xã Nghĩa Hùng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Không chỉ sử dụng hiệu quả vốn vay để thoát nghèo bền vững, chị Thêm còn được bà con bầu làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, tích cực giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại xóm 12 được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi. Hiện tại Tổ tiết kiệm và vay vốn của chị Thêm có dư nợ 4,3 tỷ đồng với 56 thành viên vay vốn.

Cũng ở xã Nghĩa Hùng, nhờ có nguồn vốn vay giải quyết việc làm của NHCSXH, gia đình bà Đoàn Thị Cúc đã đầu tư nuôi lợn thịt, ngỗng, cho hiệu quả kinh tế cao. Bà Đoàn Thị Cúc tâm sự, trong thời điểm bão giá, mọi chi phí về cám, giống đều cao, nên nguồn vốn cho vay theo chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH huyện đã kịp thời giúp gia đình vơi bớt áp lực về chi phí đầu tư, yên tâm ổn định sản xuất. Dự kiến trong dịp tết Giáp Thìn này, đàn lợn hơn 200 con được xuất bán sẽ cho gia đình bà thu về hơn 200 triệu đồng.

Cho đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho không ít đối tượng vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình. Trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có 491 hộ thoát nghèo, 2.047 hộ thoát cận nghèo nhờ vào vốn của NHCSXH để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; tạo việc làm cho gần 5.000 lao động; trên 4.000 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để chi phí học tập; xây dựng 30.000 công trình nước sạch, vệ sinh ở nông thôn; 145 căn nhà ở cho người có thu nhập thấp, đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội.

Đặc biệt, nhiều hộ vay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho thu nhập cao, xuất hiện nhiều trang trại, mô hình kinh tế, nhiều gương điển hình sản xuất giỏi từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách.

Đồng lòng triển khai tín dụng chính sách

Để có được hiệu quả từ các chương trình cho vay, ông Trần Duy Hưng, Giám đốc NHCSXH chi nhánh Nam Định cho biết, Chi nhánh đã tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội để triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn; phân bổ kịp thời nguồn vốn bổ sung theo đúng quy định, điều hòa nguồn vốn giữa các đơn vị hành chính trên địa bàn.

Trong quá trình thực hiện, Chi nhánh luôn quan tâm định hướng và chỉ đạo hoạt động đầu tư tín dụng chính sách trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên cho vay các xã khu vực nông thôn, có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách luôn được sử dụng triệt để, không để đọng lãng phí vốn.

Tuy nhiên, mọi giải pháp đều sẽ khó triển khai nếu như không có sự đồng thuận của nhân dân và chính quyền địa phương. Trong năm vừa qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và UBND các cấp tiếp tục dành một phần nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn; đưa nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH vào dự chi ngân sách hàng năm và ngay từ đầu năm đã chuyển nguồn vốn uỷ thác bổ sung cho NHCSXH kịp thời có vốn đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống; tạo điều kiện bố trí địa điểm, đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch của NHCSXH tại các Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn để NHCSXH đưa vốn đến người dân thuận lợi, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách dễ dàng tiếp cận với tín dụng ưu đãi.

Nam Định: Tín dụng chính sách tạo động lực làm giàu cho quê hương
Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Đoàn Thị Cúc đã đầu tư nuôi lợn thịt cho hiệu quả kinh tế cao

Để nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách thoát nghèo, vươn lên làm giàu, cùng với việc cấp tín dụng ưu đãi của NHCSXH, chính quyền các cấp đã thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của địa phương, gắn kết các chương trình tín dụng chính sách với hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, đào tạo nghề, chương trình phát triển các sản phẩm OCOP… Đồng thời, chỉ đạo các Hội đoàn thể phổ biến nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình đến hộ vay vốn.

Trong thời gian tới, Giám đốc NHCSXH chi nhánh Nam Định mong muốn, Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; quan tâm bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn, nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP và chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ…

Đồng thời, thực hiện lồng ghép, sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội gắn với các Nghị quyết, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn. Đặc biệt là việc chỉ đạo hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được hướng dẫn, học hỏi về cách đầu tư vốn vay, làm ăn có hiệu quả, phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước cải thiện đời sống và nâng cao trình độ dân trí.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan đơn vị có liên quan tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm tra, giám sát các khoản vay thuộc các chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, các món vay được hỗ trợ lãi suất nhằm đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích, đúng quy định, tránh trục lợi chính sách.





Source link

Cùng chủ đề

Sau vụ ‘bắt hụt’ cát tặc, Chủ tịch tỉnh hối thúc bộ máy thực thi trách nhiệm

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nam Định cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã ký văn bản gửi 11 sở ngành liên quan; UBND 10 huyện, thành phố trong tỉnh về việc “tiếp...

CLB Nam Định chiêu mộ tuyển thủ Việt Nam

Trung vệ Lê Ngọc Bảo đầu quân cho CLB Nam Định ở thời điểm giữa mùa giải 2023/24. Trước đó, anh khoác áo CLB Quy Nhơn Bình Định. "CLB Nam Định hoàn tất thủ tục chiêu mộ Lê Ngọc Bảo. Trung vệ sinh năm 1998 đang tập trung cùng đội tuyển Việt Nam đá hai trận gặp Indonesia tại vòng loại World Cup 2026. Anh sẽ hội quân tập luyện cùng các đồng đội ở Nam Định sau trận...

Festival Phở 2024: Bảo tồn làng nghề Vân Cù Nam Định, tôn vinh phở Việt Nam

Đến “quê hương” của phở tìm hiểu cách làm món truyền thống Từ những năm 1900 của thế kỷ trước, người làng Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã bắt đầu lên Thủ đô Hà Nội để bán phở, từ đó món ăn ngon lan rộng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc như hiện nay. Ngôi làng này được coi như là “quê hương” của nghề phở Việt Nam với nét đặc sắc...

Nghệ nhân phở Vân Cù, Nam Định nấu nồi phở khổng lồ

Độc đáo Phở AtisoXuất phát từ niềm đam mê với món Phở, nhưng mong muốn có sự phá cách cho món ăn truyền thống này. Anh Trang Trường Minh, chủ thương hiệu AtisPho – Phở Atiso Đà Lạt đã tìm tòi, nghiên cứu và thành công đưa hoa atiso vào Phở. ...

Festival Phở năm 2024: Để phở Việt trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới

Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt - hướng tới xây dựng hồ sơ, đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới. Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt. Phở được nhiều đầu bếp, chuyên gia, tạp chí quốc tế công nhận là một trong số các món ăn hấp dẫn trên toàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần tăng cường đầu tư cho giao thông xanh

Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm cả xe cá nhân và xe vận tải công cộng, xe chuyên dụng chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh... Thêm 137,45 triệu USD phát triển giao thông xanh tại TP.Hồ Chí Minh ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD phát triển giao thông xanh tại Việt Nam ...

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Bài đọc nhiều

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Cùng chuyên mục

JICA hỗ trợ nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An

Lễ khánh thành dự án “Khôi phục, Nâng cấp hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An” đã diễn ra vừa qua tại công trình đầu mối, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại công trình hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Hoàng Hiệp...

Phát triển nông nghiệp thuận thiên không có nghĩa là không làm gì

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên diễn hôm 21/3/2024. ĐBSCL của Việt Nam có thể nằm dưới mực nước biển vào cuối thế kỷ nếu không có các hành động trên toàn lưu vực sông. ...

Xuất khẩu rau quả tăng “đột phá”

Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả có mức tăng trưởng đột phá kể từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/3/2024, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,03 tỷ USD, gấp khoảng 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I Nhu cầu rau quả tại...

Xuất khẩu rau quả thu về gần 1,25 tỷ USD trong quý I

Quý I/2024 xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt gần 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu rau quả bứt phá tháng đầu năm Xuất khẩu rau quả kỳ vọng bứt phá ...

Quy hoạch thủy lợi góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của Việt Nam

Thủy lợi là một trong những hạ tầng quan trọng của quốc gia, không chỉ để phát triển kinh tế - xã hội, mà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của Việt Nam. Công bố quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ngày...

Mới nhất

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối...

Nữ nhân lãng mạn ở phố Trịnh

Chiều Xuân Hà Nội dịu dàng se lạnh, thật thích hợp để trò chuyện với một người yêu Hà Nội và dành nhiều tâm huyết cho phố đi bộ như chị Phan Thu Hằng.

Khoảnh khắc mỗi năm chỉ xuất hiện một lần trên dòng sông Đà hùng vĩ

Những ngày cuối tháng ba, sông Đà chảy qua địa phận tỉnh Hòa Bình có màu nước xanh trong cuộn chảy, hai bên bờ là khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ. Sông Đà chảy trên địa phận tỉnh Hoà Bình dài khoảng 93km và có khoảng 70km chảy trên địa phận các xã vùng cao thuộc huyện Đà Bắc có...

Mới nhất