Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng

Ngừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng


Nắng nóng gay gắt dễ gây say nắng, say nóng hoặc đột quỵ. Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như: người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường…

Các sự cố về sức khỏe do nắng nóng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng. Mức độ nhẹ có biểu hiện mệt mỏi, khát nước, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, chuột rút. Nặng hơn là biểu hiện đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, và có thể tử vong.

Ngừa nguy cơ đột quỵ do nắng nóng - Ảnh 1.

Khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất là từ 10 – 16 giờ

SƠ CỨU ĐÚNG CÁCH

Người gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp. Với mức độ nhẹ, cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát. Đặt khăn thấm nước mát tại các vị trí như vùng nách, vùng bẹn, hai bên cổ để giúp nhanh chóng giảm nhiệt độ cơ thể.

Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như: nước oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10 – 15 phút, các biểu hiện sẽ giảm dần.

Nếu nạn nhân có các biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu 115 hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển, thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI TRỜI QUÁ NÓNG

Để dự phòng các tác hại do nắng nóng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian nắng nóng gay gắt nhất (từ 10 – 16 giờ). Đặc biệt cần uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần.

Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài, bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng trước khi đi ra ngoài trời.

Với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng, cần sắp xếp thời gian làm việc vào những lúc trời mát hơn như sáng sớm hoặc chiều muộn. Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút.

Cần lưu ý hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể, đặc biệt là vùng vai, gáy. Sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung muối và khoáng chất như oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc. Cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng các loại nước này.

Thực hiện các biện pháp làm thoáng mát nơi làm việc như: sử dụng mái che, các tấm phản chiếu nhiệt, vật liệu cách nhiệt, hệ thống phun nước, phun sương, lắp đặt hệ thống điều hòa, hệ thống quạt thông gió phù hợp. 

Say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt dẫn đến rối loạn mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (trên 40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/hoặc các hoạt động thể lực quá mức.

Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém. Trong khi đó, say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại, kết hợp làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.

(Nguồn: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư)



Source link

Cùng chủ đề

Cách tránh sốc nhiệt khi trẻ hoạt động trời nóng

Chú ý bổ sung nước, che chắn cẩn thận bằng cách đội nón, áo dài tay, chọn nơi có mái che, bóng râm, hoạt động ngoài trời dưới 60 phút mỗi ngày... để tránh sốc nhiệt. BS.CK1 Trương Thị Ngọc Phú, Phó trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trẻ vận động dưới nắng nóng trong thời gian kéo dài và không được bổ sung nước đầy đủ, dễ khiến cơ thể đổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Ăn nước dùng hầm xương có lợi gì cho sức khỏe?

1. Những chất dinh dưỡng quan trọng có trong nước hầm xương Nước dùng xương hay ...

Mắc viêm khớp dạng thấp có được uống rượu bia?

Mức độ ảnh hưởng của rượu bia đến viêm khớp dạng thấp tùy thuộc nhiều yếu tố, người bệnh tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ với sức khỏe. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các khớp, gây viêm.Một số nghiên cứu cho rằng một lượng nhỏ đồ uống có cồn mỗi tuần có thể có lợi cho người bệnh...

Cùng chuyên mục

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh hen

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh hen Hen ...

Trắc nghiệm để tập thể dục đúng cách phòng ung thư

Họ tên không được để trống Ngày sinh không đúng định dạng Email không đúng định dạng Số điện thoại không đúng định dạng Địa chỉ không được để trống Ngày khám không đúng định dạng Chọn địa điểm khám tại BVĐK TÂM ANH Hà Nội 108 Phố Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, HN Hotline - 1800 6858 BVĐK TÂM ANH TP.HCM 2B Phổ Quang, Phường 2, Q.Tân Bình, TP.HCMHotline - 0287 102 6789 * Vấn đề sức khỏe cần khám Nội dung không được để...

Trong ‘bóng nổ’ có gì mà khiến các học sinh bị ngộ độc?

Theo ghi nhận của nhà trường, các học sinh mua 11 gói "bóng nổ" đem vào lớp chơi. Các em dùng tay tác động mạnh quả bóng, làm cho gói đồ chơi phình to, phát nổ. Những em xung quanh hít phải khí thoát ra từ gói bóng có biểu hiện ngộ độc khí thở.Về chuyên môn, trong gói "bóng nổ" có...

Tranh cãi có nên cho dầu mỡ vào đồ ăn của trẻ

Nhiều ý kiến cho rằng dầu mỡ là chất béo rất quan trọng cho trẻ nên cần bổ sung vào bữa ăn. Một số khác lại cho rằng việc thêm dầu mỡ vào đồ ăn giặm cho trẻ không phù hợp và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.Sợ cho dầu mỡ khiến trẻ biếng ăn?Anh Hải Vũ (tỉnh Quảng Trị)...

Mới nhất

HLV Troussier: ‘Việt Nam vẫn nắm quyền tự quyết trước trận Indonesia’

HÀ NỘI-HLV Philippe Troussier khẳng định đã chuẩn bị chu đáo để đánh bại Indonesia ở Mỹ Đình, giành lại nhì bảng F cũng như cơ hội đi tiếp ở vòng loại World Cup 2026. "Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu, đó là giành kết quả tốt nhất để vào vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau trận...

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng: Công tác quản lý nhà nước của KBNN đang từng bước được nâng cao

Đó là ghi nhận của Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng trong buổi làm việc với Kho bạc nhà nước (KBNN) chiều 21/3 về kết quả công tác Quý I/2024 và kế hoạch công tác trong các Quý tiếp theo của hệ thống KBNN. Kết quả hoạt động Quý I/2024 Tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc KBNN...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì hội nghị về quy hoạch các trung tâm dữ liệu trong Bộ Quốc phòng

(Bqp.vn) - Sáng 19/3, tại Hà Nội, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và chuyển đổi số Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị báo cáo dự thảo quy hoạch các trung tâm dữ liệu trong Bộ Quốc...

Nỗ lực phấn đấu, hoàn thành trọng trách của cơ quan tham mưu chiến lược, giúp việc đắc lực, tin cậy của Quân ủy...

(Bqp.vn) - Ngày 25/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 34/SL quy định tổ chức của Bộ Quốc phòng, gồm có Văn phòng và các cục chuyên môn. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên xác định tổ chức, biên chế của Bộ Quốc phòng và ngày 25/3 hàng năm trở thành Ngày...

Mới nhất