Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNgười bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi...

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?


Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh nhân lấy thuốc có bảo hiểm y tế tại bệnh viện quận 1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Đề xuất này được dư luận ủng hộ vì lợi cả đôi đường: giảm gánh nặng hệ thống y tế, thuận lợi cho người dân (nhất là người dân các tỉnh lẻ).

Tuổi Trẻ trích dẫn ý kiến của người bệnh, ý kiến ngành y tế về vấn đề này:

– Ông NGUYỄN ĐỨC HÒA (phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam):

Đề xuất dựa trên ý kiến chuyên môn

Ông Nguyễn Đức Hòa

Ông Nguyễn Đức Hòa

Đề xuất này dựa trên ý kiến chuyên môn, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường ổn định, việc thay đổi thuốc không cần thiết phải hằng tháng. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cũng đã triển khai kê đơn thuốc 3 tháng/lần đối với một số bệnh mạn tính và không có phát sinh biến chứng.

Vì vậy Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho nhóm bệnh nhân này đủ sử dụng tối thiểu 60 ngày, tối đa không quá 90 ngày, thay vì 30 ngày theo quy định hiện nay.

Việc tăng thời gian kê đơn giúp lợi cả đôi đường cho bệnh nhân và bệnh viện. Bệnh nhân kéo dài thời gian tái khám, bệnh nhân không mất công đi lại, thời gian, chi phí… Bên cạnh đó, giảm tải cho bệnh viện trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với bệnh nhân mạn tính đã điều trị ổn định.

Từ năm 2023, chúng tôi đã 2 lần gửi văn bản đề xuất bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị về thời gian kê đơn thuốc. Tôi mong muốn Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất, áp dụng càng sớm càng tốt.

– Ông N.V.D. (55 tuổi, TP.HCM, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm):

Giảm bớt áp lực cho người bệnh

Tôi mắc bệnh từ nhiều năm nay và đã được điều trị ổn định nhưng hằng tháng phải gác công việc đến bệnh viện khám lại để có đơn thuốc. Trong khi đó đa phần các thuốc được kê đơn hằng tháng đều giống nhau, trường hợp từ 3-6 tháng phải xét nghiệm lại mới điều chỉnh thuốc.

Tôi đề nghị nên phát thuốc cho những bệnh nhân bị bệnh mạn tính trong vòng 60 ngày, như thế sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực.

– Ông PHẠM VĂN NHÂN (65 tuổi, tỉnh Ninh Bình):

Linh hoạt với người bệnh không có điều kiện đi xa

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 3.

Tôi mới phát hiện bị tiểu đường, tăng huyết áp khoảng 3 năm nay, hằng tháng tôi phải đến bệnh viện để tái khám kê lại đơn thuốc. Thế nhưng do lớn tuổi, con cháu không ở gần nên tôi thường phải tự đi bộ rồi đón xe khách đến bệnh viện tỉnh cách nhà 40km để bác sĩ kê đơn thuốc.

Đến bệnh viện người bệnh đông đúc, chen chúc nhau, rất khổ cho bệnh nhân tuổi cao sức yếu như chúng tôi. Tôi rất mong có thể kéo dài thời gian kê đơn thuốc để người bệnh đỡ vất vả.

– Ông NGUYỄN THÀNH TÂM (giám đốc Bệnh viện quận 1, TP.HCM):

Tùy từng bệnh mạn tính xem xét điều chỉnh

Ông Nguyễn Thành Tâm

Ông Nguyễn Thành Tâm

Tùy một số loại bệnh mạn tính các bác sĩ có thể linh hoạt để thay đổi thời gian kê đơn cho người bệnh. Với người bệnh mới phát hiện bệnh thời gian kê đơn thuốc nên tối đa là 30 ngày để các bác sĩ nắm bắt tình hình, làm thêm các xét nghiệm…

Đối với các trường hợp bệnh đã điều trị lâu, ổn định có thể tăng thời gian kê đơn thuốc cho người bệnh trên 30 ngày, đặc biệt là các trường hợp như: nhà xa, đi du lịch, không thể tái khám thường xuyên tại bệnh viện…

Tuy nhiên một số loại bệnh mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ rất dễ gây biến chứng, trở nặng, do đó không được chủ quan mà nên đến bệnh viện để các bác sĩ đánh giá lại.

Ví dụ một số bệnh mạn tính như lipid máu thời gian tái khám nên 1-2 tuần hoặc mỗi tháng để được xét nghiệm, các bác sĩ đánh giá, điều trị thêm hoặc bớt liều thuốc cho bệnh nhân.

– TS TRẦN THANH TÙNG (phó trưởng bộ môn dược lý, Trường đại học Y Hà Nội):

Có thể thực hiện sớm

TS Trần Thanh Tùng

TS Trần Thanh Tùng

Bệnh mạn tính cần điều trị thuốc kéo dài, sau giai đoạn đầu kê đơn nhằm tìm loại thuốc và liều lượng phù hợp trong vòng 15-30 ngày, bác sĩ đánh giá lại và có thể kê đơn cho bệnh nhân lĩnh thuốc trong 60 ngày.

Thực hiện được điều này sẽ tiết kiệm nhân lực y tế, giảm tải cho bệnh viện, đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí cho người mắc bệnh mạn tính. Bộ Y tế nên sớm nhất trí thực hiện quy định kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính lên 60 ngày.

– Bà TRẦN THỊ OANH (phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội):

Bệnh viện giảm thu, nhưng cần nhìn xa hơn

Bà Trần Thị Oanh

Bà Trần Thị Oanh

Tôi ủng hộ việc kê đơn 2 tháng/lần cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính đã ổn định thay vì 1 tháng/lần như hiện nay. Với đề xuất 3 tháng/lần thì thời gian quá dài, tôi nghĩ là không nên.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng cá thể từng bệnh nhân để quyết định cấp thuốc 2 tháng hay 1 tháng/lần. Việc chỉ định cần đảm bảo sức khỏe và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh.

Nhiều bệnh viện lo ngại thời gian cấp thuốc lên 2 tháng/lần sẽ giảm nguồn thu từ việc thăm, khám. Tôi cho rằng việc giảm thu này sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến các bệnh viện, thậm chí nhìn xa hơn bệnh viện sẽ được lợi khi quản lý bệnh tốt, tạo được uy tín với người bệnh.

Nếu cấp thuốc 2 tháng/lần, nghĩa là lượt thăm khám của bác sĩ sẽ giảm đi một nửa, như vậy bác sĩ sẽ có nhiều thời gian tư vấn, tầm soát kỹ hơn, tương tác với bệnh nhân nhiều hơn.

Bên cạnh đó việc giảm nguồn thu từ số lượt thăm khám nhưng số tiền này vẫn là tiền nằm trong quỹ bảo hiểm y tế và có thể sử dụng trong những nội dung khác. Bệnh viện có thể sử dụng hiệu quả nguồn quỹ hơn như làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn cho các bệnh nhân tiến triển thay vì những xét nghiệm bình thường để quản lý bệnh hằng tháng.

– Ông NGUYỄN TRỌNG KHOA (phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế):

Cần cân nhắc kỹ lưỡng

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Ông Nguyễn Trọng Khoa

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 do giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế đã triển khai cấp thuốc ngoại trú 3 tháng/lần. Tuy nhiên để điều chỉnh hoàn toàn thì cần cân nhắc giữa mặt lợi và nguy cơ. Mặt lợi là người dân giảm được thời gian đi lại, bệnh viện giảm gánh nặng.

Kéo dài thời gian kê đơn cũng có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh lâu không được thăm khám, không theo sát được diễn biến bệnh có thể gây ảnh hưởng việc điều trị. Chúng tôi đang cân nhắc nghiên cứu đề xuất này và sẽ có điều chỉnh văn bản, thông tư hướng dẫn về thời gian kê đơn.

Người bệnh mạn tính lấy thuốc 2 tháng/lần, có phải lợi đôi đường?- Ảnh 8.

Thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính tại các nước

Ở phần lớn quốc gia trên thế giới, thời gian kê đơn thuốc điều trị mạn tính nằm trong khoảng từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nước cân nhắc việc kéo dài thời gian kê đơn thuốc.

Tại Úc, tháng 4-2023, cơ quan hữu quan nước này chấp thuận việc kê đơn thuốc lên đến 60 ngày cho 320 loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc được áp dụng chủ yếu nhằm điều trị bệnh tim, huyết áp cao, béo phì…

Với sự thay đổi này, Chính phủ Úc ước tính mỗi bệnh nhân sẽ tiết kiệm lên đến 180 AUD/năm (2.900.000 đồng). Trong vòng bốn năm, cả nước có thể tiết kiệm lên đến 1,6 tỉ AUD.

Tại Thái Lan, từ năm 2016, Bệnh viện quân y Phramongkutklao tiến hành thí điểm cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 3 tháng (90 ngày).

Nghiên cứu công bố hồi tháng 5-2023 bởi đội ngũ khoa học tại bệnh viện này và ĐH Chulalongkorn cho thấy việc cho tất cả bệnh nhân được kê đơn thuốc 90 ngày đã góp phần tăng tỉ lệ chấp hành đơn thuốc của người bệnh.

Tại Anh, bộ y tế không đặt ra giới hạn cứng nào mà chỉ quy định thời lượng của mỗi đơn thuốc “cân bằng giữa sự thuận tiện cho bệnh nhân và tình trạng bệnh lý lâm sàng, việc tiết kiệm chi phí và sự an toàn của người bệnh”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đề xuất người bệnh mạn tính được lấy thuốc 2 tháng/lần

Mắc bệnh đái tháo đường và cao huyết áp hơn 10 năm nay, bà Hoa (76 tuổi, sống tại Hà Nội) hằng tháng phải đến Bệnh viện Đa khoa y học cổ truyền Hà Nội tái khám, lấy thuốc điều trị các bệnh mạn tính này. Mỗi lần tái khám, con cái phải đưa bà đi.2 năm "một đơn thuốc" cho bệnh...

Lao động nữ 49 tuổi mới tham gia bảo hiểm có kịp hưởng lương hưu?

Mẹ của chị Ngọc Hoàng là tiểu thương, buôn bán nhỏ ở chợ, chưa từng làm công ty nên không tham gia bảo hiểm xã hội. Chị Hoàng muốn sau này mẹ có lương hưu và bảo hiểm y tế hưu trí khi về già nên có ý định mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cho mẹ.Chị Hoàng hỏi: "Hiện mẹ tôi 49 tuổi, nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì đến năm 60...

Thúc đẩy xã hội toàn diện, công bằng, phát triển bền vững

Mới đây, tham gia Khóa họp lần thứ 62 Ủy ban Phát triển xã hội (CsocD) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, đồng thời nhấn mạnh ưu tiên của Việt Nam là xây dựng một xã hội toàn diện, công bằng, tự cường, không ai bị bỏ lại phía sau.

Tá hỏa phát hiện bị lao trên app VssID

Việc app VssID cập nhật sai đã gây không ít phiền hà cho người bệnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.Viêm phổi cập nhật thành lao phổiTheo ghi nhận của Tuổi Trẻ, hiện không ít người bệnh tỏ ra bức xúc vì kết quả chẩn đoán bệnh của họ hoàn toàn khác với thông tin được cập nhật trên app VssID....

Bệnh nhân bị từ chối khám bệnh bảo hiểm y tế lần 2 vì sợ trục lợi?

Trước những thông tin phản ánh của bạn đọc Ngân Hà, anh Trần Quang Vinh cho hay "ở Đà Nẵng cũng vậy" và đề nghị Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nên quán triệt các bệnh viện trên cả nước khi khám bệnh cho bệnh nhân.Nhiều người bệnh bị từ chối khám bảo hiểm y tế lần 2"Tôi chở người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Từ ‘Thương một người đã có người thương’, Hải Triều ra sách Nói gì cho học trò vui

Hải Triều tâm niệm càng có nhiều người chung tay sẽ góp phần lan tỏa sách đến nhiều nơi hơn, nhiều người sẽ được tiếp cận sách. "Nguyện vọng nho nhỏ của Triều là tập thói quen đọc sách cho người lười đọc sách" - Hải Triều bộc bạch.Nói gì cho học trò vui? được Hải Triều kể lại những câu...

Sáng nay tư vấn tuyển sinh đặc biệt dành cho phụ huynh

Chương trình diễn ra tại Đại học Kinh tế TP.HCM (cơ sở B, 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP.HCM) với sự đồng hành của Tập đoàn VinGroup.Trong chương trình, đại diện Vụ Giáo dục đại học và chuyên gia đến từ các trường đại học công lập và tư thục sẽ giải đáp mọi thắc mắc của phụ huynh...

Có một người Palestine được đặt tên theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tại Palestine, có một người đàn ông 40 tuổi có cái tên đặc biệt Giap F Khumayit, được đặt theo tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dịch giả Saleem Hammad (phải) cùng vợ chồng ông Võ Hồng Nam - con trai tướng Giáp và cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp ông Saleem dịch ra tiếng Arập - Ảnh: T.ĐIỂU Câu chuyện lý thú được dịch giả trẻ người Palestine, anh Saleem Hammad, kể trong buổi giới thiệu bộ...

Mưa dông ập đến, show Những thành phố mơ màng thành Những thành phố mưa rào

Những thành phố mơ màng là một trong những sự kiện âm nhạc thu hút đông đảo khán giả trẻ trong những năm gần đây.Tour năm nay bắt đầu ở Hà Nội ngày 20-4, Đà Nẵng ngày 18-5 và cuối cùng ở TP.HCM vào 15-6. Tại Hà Nội, chương trình có sự góp mặt của loạt nghệ sĩ: vũ., Low G, Obito,...

Du khách Anh 18 tuổi lạc trong rừng gửi thư cảm ơn đoàn cứu hộ

Theo Công an tỉnh Lai Châu, khi tìm thấy, anh Thomas có biểu hiện mệt mỏi, trên người có nhiều vết sây sát nhỏ.Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã cung cấp ngay thức uống, đồ ăn, động viên du khách để ổn định tinh thần.Qua thăm hỏi, Thomas cho biết anh sang Việt Nam du lịch một mình, vào rừng quốc...

Bài đọc nhiều

Bình Dương: Chi nhánh Thẩm mỹ viện Mailisa, Diva và nhiều cơ sở bị phạt nặng

Ngày 3/4, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Dương, đơn vị vừa công bố quyết định xử phạt loạt cơ sở làm đẹp vi phạm trong hoạt động khám, chữa bệnh.Nổi bật trong danh sách bị xử phạt là Công ty TNHH MTV Mailisa - "ông lớn" trong ngành làm đẹp hiện nay. Công ty TNHH MTV Mailisa đã có hành vi vi phạm tại chi nhánh Thẩm mỹ viện Mailisa (E3/16, tổ 32, phường Thuận...

Bộ Y tế: ‘Có bác sĩ cùng một giờ làm việc ở 4 nơi’

Thông tin được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết tại Hội nghị phổ biến Nghị định 96 của Chính phủ quy định chi tiết một số quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), ngày 9/4.Sắp tổ chức thi sát hạch chuyên môn bác sĩTheo ông Khuê, Việt Nam hiện có gần 1.500 bệnh viện công lập, khoảng 11.500 trạm y tế, hơn 300 bệnh...

Phát hiện chất gây ung thư hàm lượng cao trong một số loại kem trị mụn

Hàm lượng cao chất hóa học benzene, có thể gây ung thư, được tìm thấy trong một số sản phẩm trị mụn của các thương hiệu như Clinique (Estee Lauder), Up & Up (Target) và Clearasil (Reckitt Benckiser). Đây là kết quả kiểm tra độc lập mới được phòng thí nghiệm Valisure, có trụ sở tại thành phố New Haven, bang Connecticut...

Cùng chuyên mục

Rước họa vì tưởng uống vitamin ‘càng nhiều càng tốt’

Hà NộiChị Lan, 40 tuổi, chi hơn chục triệu mua về bốn hộp A, C, D, E để con uống, sau vài tuần trẻ phải nhập viện vì rối loạn tiêu hóa, sụt cân. Hùng, con trai chị, 13 tuổi, chỉ 1,4 m, nặng 35 kg, luôn "thấp bé, nhẹ cân" hơn so với bạn bè cùng lứa. Lên mạng tìm hiểu, chị Lan cho rằng con bị thiếu vitamin, quyết định mua để bổ sung sớm và nhanh...

Ngất xỉu – VnExpress Sức khỏe

Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức tạm thời, thường xảy ra do huyết áp giảm đột ngột, dẫn đến thiếu oxy lên não. Hầu hết trường hợp ngất xỉu đều tự khỏi và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi ngất xỉu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Người bị ngất có nguy cơ ngã, chấn thương và gặp các biến chứng.Dấu hiệuMột số dấu hiệu cảnh...

Nạn nhân nặng nhất vụ va chạm tàu du lịch bị ‘vỡ tạng, tay đứt lìa’

TP HCMHướng dẫn viên nam 36 tuổi đa chấn thương, khuỷu tay đứt lìa, sau khi tàu chở 42 khách nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền. Ngày 20/4, TS.BS Lê Đình Hải, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết bệnh nhân vào viện rạng sáng cùng ngày với mạch rất nhanh, huyết áp không đo được. Các bác sĩ nhiều chuyên khoa hội chẩn, xác định người bệnh sốc chấn thương, vỡ tạng,...

Mới nhất

Quán vừa ăn vừa lội nước ở TP HCM

12h ngày 20/4, quán ăn trên đường Lê Thị Riêng nhộn nhịp khách tới. Quán mở từ đầu tháng 4, không gian kiểu sân vườn, dưới sàn được xây kín để chứa nước cho khách lội vào bên trong ăn uống. Chủ quán Lê Hoàng Khiêm cho biết ý tưởng quán ăn lội nước bắt nguồn từ những mùa...

Giá vàng nhận dự báo bất ngờ từ giới chuyên gia

Trong khi đó Daniel Pavilonis - Nhà môi giới hàng hóa cao cấp tại RJO Futures cho biết, xung đột địa chính trị sẽ tiếp tục đẩy giá vàng lên cao ngay cả khi không có sự leo thang ngay lập tức.Pavilonis nói thêm: “Tôi nghĩ căng thẳng địa chính trị là một trong những lý do khiến...

Kỷ luật, bãi nhiệm cán bộ tuần qua ở Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo đó, việc công bố quyết định kỷ luật đối với ông Phạm Minh An và một số cá nhân thuộc Sở Y tế đã được Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện vào ngày 9.4.Ông An và một số cá nhân tại Sở Y tế bị kỷ luật do liên quan...

Xe ưu tiên vượt quá tải trọng hoặc chiều cao có được đi khi gặp các biển này?

Khi gặp các biển này xe ưu tiên theo luật định (tải trọng hay chiều cao toàn bộ vượt quá chỉ số ghi trên biển) có được phép đi qua hay không?AĐược phépBKhông được phépTheo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019:- Biển 1 là biển báo "hạn chế chiều cao" (ký...

Mới nhất