Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười làm di cảo thơ Chế Lan Viên

Người làm di cảo thơ Chế Lan Viên


vvt-1(1).jpg
Nhà văn Vũ Thị Thường bên cây mai, Tết 2024. Ảnh: NVCC.

“Anh không ngủ. Phải vì em đang nhớ

Một trời sao rực cháy giữa đôi ta

Em nhắm mắt cho lòng anh lặng gió

Cho sao trời yên rụng một đêm hoa”.

(Chùm nhỏ thơ yêu – 1962)

Phải là một người phụ nữ như thế nào mới có được tình yêu đến mức ấy của một người như Chế Lan Viên, một người đàn ông tài hoa, đẹp trai, tinh tế…

Và tôi để tâm đến bà. Bà là nhà văn Vũ Thị Thường, người đã có 7 tập truyện ngắn trải dài trong 39 năm (1959 – 1998), người góp nhặt và tuyển chọn tập “Chế Lan Viên di cảo thơ” (2023). Đã có lần tôi nói với bà, rằng tôi yêu quý ông bà, yêu quý mọi thành viên trong gia đình bà, tôi muốn viết về bà, nhưng bà từ chối, bà bảo một người nửa chừng đã gác bút là có lỗi với nghề rồi, có gì để mà viết?

*

Tôi cách bà 20 tuổi. Nhà văn Vũ Thị Thường sinh năm 1930. Nhưng tôi lại là bạn với con của bà – Phan Thị Vàng Anh. Vàng Anh kém tôi 18 tuổi nhưng chúng tôi luôn thoải mái trong quan hệ đồng nghiệp, chị em. Thời Vàng Anh sống ở Hà Nội, tôi hay sang khu Thành Công đi ăn đi chơi cùng, do chúng tôi có chung một số sở thích. Khoảng năm 2007 thì Vàng Anh về Tân Phú (TPHCM) sống với nhà văn Vũ Thị Thường ở Viên Tĩnh Viên, mỗi lần vào TPHCM tôi cũng vào đấy ở.

Gia đình bà Thường ở trong khuôn viên chừng 1.000m2 với căn nhà trệt, cấp 4 được xây dựng từ những năm 65. Năm 2006, chị gái Vàng Anh xây thêm một căn cấp 4 nữa, Vàng Anh và con trai sống ở đó. Bà Thường ở căn nhà cũ nơi có bàn thờ ông Chế, ở mảng tường đối diện, tôi thấy có hai câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang làm tặng:

anh-3a.jpg
Cuốn “Chế Lan Viên di cảo thơ” do NXB Hội Nhà văn ấn hành, 12/2023. Ảnh: FN NXBHNV.

“Đại thụ ngã rồi, vườn cũ qua chơi trời thấy trống

Người xưa đi vắng, hùng văn để lại mực còn thơm”.

Cũng có lần tôi vào, Vàng Anh đi vắng, tôi xin được ở cùng bà, nấu nướng ăn uống cả hai bữa cùng bà. Bà nghĩ vài giây rồi đồng ý. Thực ra nếu không có tôi, hoặc Vàng Anh không ở nhà thì đã có Thắm, chị của Vàng Anh, nhà ở cách vài dãy phố, hàng ngày đem cơm nước đến cho bà.

Còn nhà cửa, sân vườn thì có chị hàng xóm hàng ngày đến dọn dẹp, tưới cây… giúp bà. Bà giản dị, luôn dễ tính với tất cả những việc như thế. Bà chỉ khắt khe với những nguyên tắc: sạch, không lãng phí, không cầu kỳ và tuyệt đối bảo vệ môi trường.

Có lần tôi mon men hỏi “viết hay thế sao bác không viết nữa?”. Bà bảo: “Từ cuối những năm 1980 tôi đã chán viết, đến năm 1992 thì gác bút hẳn. Văn chương mỗi thời mỗi khác. Tôi và những gì tôi viết đều đã thuộc về quá vãng”. À, có lẽ vì duyên cớ này mà chưa bao giờ bà bàn chuyện văn chương với tôi, cả với những bạn văn của Vàng Anh đến nhà chơi, bà cũng thế.

Tôi biết rằng bà đang góp nhặt và tuyển chọn thơ di cảo của ông, và khích lệ mãi mới được bà tiết lộ, bà đang tự vẽ trên máy tính. Hồi đó tôi chưa cầm cọ trở lại, bà cũng không biết tôi đã từng học Đại học Mỹ thuật. Tôi khẩn khoản xin bà cho xem những hình bà vẽ.

Tôi khen hình vẽ đẹp và thấy bà thực sự có năng khiếu, mỹ cảm tốt. Ở tuổi 90 (lúc đó), bà làm mọi thứ chỉ để vui, và là thói quen, như thể một cách thể dục cho não.

Bà không mắc bệnh gì, chưa phải nhờ con cháu chăm sóc, mọi việc cá nhân bà vẫn tự làm, mọi thứ trong nhà bà sắp đặt ngăn nắp thuận tiện cho nhu cầu của bà. Một hôm tôi nảy ra ý định mua sắm một vài thứ tôi thích, lăm le vứt đi cái này cái nọ, bà nhìn thấy, và nhắc: “Đừng phí phạm, nó hơi cũ chứ có tội gì đâu, vứt đi là thải thêm rác ra môi trường đấy, không được quá lãng phí như thế. Tiền mua cái mới để tặng cho người nghèo có hơn không?”

Hàng tháng bà trích một số tiền nhỏ để gửi giúp những sinh viên, học sinh nghèo chăm học lại hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, hoặc góp vào một quỹ từ thiện chuyên lo việc xây những cây cầu cho những làng quê nghèo vùng sông nước.

Bà làm từ thiện bằng một cái tên khác, cũng như trên Facebook của bà cũng là một cái tên lạ và không hề có một dòng nào nói về thân thế, về chồng, về con… Bà bảo trang Facebook chỉ là để hàng ngày bà tạt vào xem tin tức các cháu, chắt của bà, đứa nào vừa mọc răng, đứa nào vừa được vào lớp 1, rồi lại xem một số bạn già, bạn lâu năm, ai khỏe, ai yếu, ai vừa ra được một tập thơ…

*

Ngược thời gian về trước, tôi được biết từ năm 1961, nhà văn Vũ Thị Thường lần lượt công tác ở các cơ quan báo Văn học, Văn nghệ, tạp chí Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam.

Bà từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III… Không chỉ tạo dấu ấn trên văn đàn bằng tác phẩm “Cái hom giỏ”, nhà văn Vũ Thị Thường còn có các tập truyện ngắn nổi tiếng khác: “Gánh vác”, “Hai chị em”, “Bông hoa súng”, “Vợ chồng ông lão chăn vịt”, “Câu chuyện bắt đầu từ những đứa trẻ”, “Con yêu con ghét”.

Văn của bà viết theo lối truyền thống, ngôn ngữ tinh tuý, không chọn thủ pháp gây sốc với các tình huống éo le, các nhân vật đều có cái đẹp của sự bình dị, kết thúc truyện thường có hậu…

Ngoài dấu ấn đã ghi với truyện ngắn, nhà văn Vũ Thị Thường còn viết kịch lịch sử “An Tư”, truyện thiếu nhi “Vịt chị, vịt em”, kịch đồng thoại “Ở sân nuôi gà vịt” và truyện dài “Vết rạn”.

Trước khi là nhà văn bà là nhà báo, tên thật là Lê Kim Nga, quê ở Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp, bà tham gia công tác công đoàn, phụ nữ ở Thái Bình. Giai đoạn 1958 – 1961, bà làm báo ở Kiến An, Hải Phòng. Bắt đầu viết văn từ năm 1956, chỉ 3 năm sau (năm 1959) bà đã đoạt giải A cuộc thi truyện ngắn cho truyện “Cái hom giỏ”.

Năm 1959, bà dự lớp bồi dưỡng viết văn trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Chế Lan Viên là biên tập viên của báo Văn học khi ấy đã ngoài 40 tuổi, vừa trở lại cuộc sống độc thân…

*

Bà có hai người con với nhà thơ Chế Lan Viên. Cả hai đều được ông bà cho theo học ngành Y. Chị lớn là bác sĩ nha khoa, vẫn đang hành nghề. Vàng Anh, là bác sĩ huyết học, nhưng rồi chữ nghĩa cứ không buông tha kể từ khi 7 tuổi với bài thơ “Mèo con đi học” cho đến bây giờ vẫn thi thoảng lại làm đồng nghiệp sửng sốt với những tản văn “sắc hơn dao mổ” và đầy hóm hỉnh.

Bà Vũ Thị Thường, như tất cả các bà mẹ, yêu con song trong đó có phần trọng nể hai con gái của mình. Yêu lắm, nhưng thể hiện rất chừng mực, tinh tế, phải tinh ý mới nhận thấy. Bà cũng dành tình cảm như thế với các con của chồng với người vợ cũ, điều không phải ai cũng làm được. Việc gì trong nhà bà thấy cần bàn thì bà bàn với con chồng như với con mình. Ngày giỗ của ông là ngày cả nhà xum họp, đầm ấm.

Gia sản của nhà thơ Chế Lan Viên để lại, lớn nhất là thơ thì các con đều hưởng như nhau, nhưng với di cảo thơ thì bà làm một mình, làm hết sức mình để nó đến được với đời, và để các con cùng có. Bà đã dày công sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu 3 tập “Di cảo thơ Chế Lan Viên” (NXB Thuận Hóa, 1992 – 1996), trong đó công bố bài thơ “Những mảnh trời xưa” mà Chế Lan Viên viết cho cuộc hôn nhân đã tan vỡ của mình.

Sau đó, với sự trợ giúp của Trung tâm nghiên cứu Quốc học, ra mắt “Tuyển tập thơ Chế Lan Viên” (2017) với 278 thi phẩm chọn lọc từ tập thơ đầu tay “Điêu tàn” (1937) đến những bài hay nhất trong Di cảo. Cuốn sách đã đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ sáng tạo của một thi nhân nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam thế kỷ XX .

Tôi thật sự kính nể bởi với một kho khổng lồ, gần 1.000 bài thơ chép tay của nhà thơ Chế Lan Viên, trong đó có hàng trăm bài thơ không đánh số trong hàng chục cuốn sổ tay cũ, rồi ở những tờ rời; chưa kể các bài viết về văn xuôi nghệ thuật, đã in báo và chưa công bố, chỉ riêng sắp đặt, chọn lựa, đánh máy… đã là việc tốn không ít công sức với người trẻ huống hồ với người ở tuổi như bà. Vàng Anh sau này có thể hỗ trợ, nhưng bà muốn trước hết là bà tự làm.

*

Năm nay, nhà văn Vũ Thị Thường đã ở tuổi 94 nhưng bà vẫn vui khỏe bên con cháu, vẫn làm những điều bà thích: đọc báo, xem phim, xem bóng đá, nuôi phong lan, nặn tượng đất sét, và chơi Pikachu…

Lẽ ra bài này đã viết ngay từ hôm tôi nhận được cuốn “Chế Lan Viên di cảo thơ”. Nhưng tôi vẫn lo bà không cho phép. Cầm cuốn sách trên tay bồi hồi nhớ những ngày sống với gia đình bà trong khu vườn Viên Tĩnh Viên có hàng rào rực màu tím hồng chi chít hoa giấy nở. Tôi thường ngồi uống trà với con gái bà ở bậc thềm có bức rào thấp bằng gỗ đan ô vuông rất thi vị, nhìn những giỏ lan mùa này mới chớm ra hoa.

Hôm nay, vượt qua nỗi lo, tôi gửi bài này tới bạn đọc. Và cũng là bởi lời đề nghị của báo Tinh hoa Việt, và của cô Hana Choi – một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 26/4

Hỗ trợ 1,8 tỷ đồng cho người nghèo tỉnh Điện BiênChiều 25/4, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Hoàng Công Thủy đã tiếp nhận ủng hộ từ Công ty Honda Việt Nam hỗ trợ...

Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu hỗ trợ sinh kế cho đồng bào nghèo Điện Biên

Ts. Phan Bích Thiện, Chủ tịch Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại châu Âu cho biết, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chị em phụ nữ người Việt ở châu Âu đã tổ...

‘Từ trải nghiệm đến trái tim’

Dự chương trình có lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên; đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các tỉnh, thành phố trên cả nước và du khách trong nước, quốc tế. ...

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan

Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã xem xét và thông qua 4 nghị quyết chuyên đề, gồm: Nghị quyết về tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Vĩnh Phúc, giai...

Sân chơi sôi động cho người lao động đã trở lại với phiên bản mới

Trong phần 2 Chuyến xe cảm xúc sẽ là những câu chuyện về chân dung công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn cố gắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có sáng kiến...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Cùng chuyên mục

“Cháy” tour Điện Biên Phủ dịp lễ, kỳ vọng hút khách

Doanh nghiệp lữ hành không dám nhận thêm kháchDịp lễ 30.4 - 1.5 sắp tới cận kề với Ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), khiến những ngày gần đây, các tour du lịch về Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên đang sôi động hơn bao giờ hết.Theo ghi nhận của PV, tại nhiều đơn vị du lịch, lữ hành, tình trạng “cháy” tour đi các tỉnh Hòa Bình - Sơn...

Công an Đồng Nai điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Chiều 24/4, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Chiều 24/4, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Đại tá Trần Tiến Đạt, Phó giám đốc Công an tỉnh trao quyết định bổ nhiệm lại thượng tá Vũ Văn Dũng, Trưởng phòng Cảnh...

Hôm nay phát hành Đặc san Tuổi Trẻ 30-4 – Giá trị của hoà bình

Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên làm gì sau khi khép lại đời vận động viên? Ít ai biết cô vẫn đang miệt mài trong nước…Với nhiều bài vở đặc sắc của các cây bút, chuyên gia nổi tiếng trong và ngoài nước.Giá: 24.500 đ Nguồn

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng trên máy bay

Ngày 22/4, Hãng hàng không LOT Polish Airlines đã chia sẻ video ghi lại cảnh tượng xúc động trên chuyến bay. Cơ trưởng Konrad Hanc ôm một bó hoa, bước ra khỏi buồng lái...

Phát động thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023-2025

Tham dự buổi lễ có ông Đỗ Thịnh – Trưởng Cơ quan Thường trực Ban Dân vận Trung ương tại Đà Nẵng; về phía Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy có: ông Ngô Xuân Thắng – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố,...

Mới nhất

Công an Đồng Nai điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt

Chiều 24/4, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Chiều 24/4, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an tỉnh tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Đại tá Trần Tiến Đạt,...

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử: Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mốc son chói lọi...

Ngày này cách đây 49 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não quan trọng nhất của chính quyền, quân đội nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi...

Báo cáo nhân quyền của Mỹ có một số nhận định không khách quan về Việt Nam

(ĐCSVN) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước.   Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng   Chiều...

Ngày 26/4/1954: 50 máy bay địch trúng đạn và ba chiếc bị quân ta bắn hạ tại chỗ

Ngày 26/4/1954, 50 chiếc máy bay của địch trúng đạn và ba chiếc bị quân ta bắn hạ tại chỗ trên chiến trường Điện Biên Phủ. Cũng trong ngày này, Hội nghị Geneve (Giơnevơ) bàn về một giải pháp chính trị ở Triều Tiên khai mạc tại thành phố Geneve (Thụy Sĩ). Lúc này, địa danh Điện Biên Phủ với...

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về 291,51 triệu USD Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hết quý I/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt...

Mới nhất