Người phụ nữ hết mù mắt sau mổ u não

0
125
Người phụ nữ hết mù mắt sau mổ u não
#image_title


TP HCMChị Thúy, 42 tuổi, mù mắt phải, thị lực mắt trái chỉ còn 2/10 do khối u chèn ép dây thần kinh; sau mổ mắt chị đã sáng lại.

Chị Lê Thị Thanh Thúy trì hoãn mổ khối u não gần ba năm qua do phải chăm con nhỏ và Covid-19. Từ đầu năm 2023, thị lực của chị bắt đầu giảm nghiêm trọng và gần đây đến mức không thể nhìn thấy, chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.

Ngày 24/11, ThS.BSCKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, cho biết bệnh nhân chỉ nhìn được bằng mắt trái ở khoảng cách 1-1,5 m, mờ. Kết quả chụp MRI 3 Tesla sọ não kết hợp kỹ thuật chụp bó sợi thần kinh (DTI) ghi nhận một khối u màng não khá lớn ở vùng tuyến yên và trên yên, kích thước khoảng 5 cm. Khối u phát triển đè lên và ôm trọn dây thần kinh thị giác khiến bệnh nhân mù mắt phải, giảm thị lực mắt trái nghiêm trọng.

Theo bác sĩ Tấn Sĩ, gần ba năm phát hiện u, bệnh nhân không điều trị nên u phát triển, diễn tiến nặng. Sau một thời gian ngắn nữa, khối u tiếp tục chèn ép nơi hội tụ của hai dây thần kinh thị giác, người bệnh có nguy cơ mù cả hai mắt.

Khối u còn đẩy lệch các bó sợi thần kinh ngôn ngữ, vận động ra khỏi vị trí bình thường, xâm chiếm động mạch cảnh hai bên và động mạch não trước hai bên. Đây là các cấu trúc quan trọng trong não người.





Bác sĩ Tấn Sĩ đánh giá đường tiếp cận khối u trước khi mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tấn Sĩ đánh giá đường tiếp cận khối u trước khi mổ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ê kíp quyết định mổ lấy u với sự trợ giúp, dẫn đường của robot mổ não ứng dụng trí tuệ nhân tạo Modus V Synaptive.

Để ca mổ diễn ra an toàn và chính xác, ê kíp dựng hình 3D cấu trúc não trên phần mềm chuyên dụng của robot. Nhờ đó bác sĩ thấy rõ các dây thần kinh, mạch máu não và các cấu trúc lành khác nằm trong và xung quanh khối u.

Bác sĩ thực hiện cuộc mổ mô phỏng trước, chủ động chọn đường đi vào não tiếp cận và loại bỏ khối u an toàn, không làm tổn thương các bó sợi thần kinh và mô não lành xung quanh, bảo tồn chức năng cho người bệnh sau mổ.

Ca mổ thực tế đi đúng đường mổ đã xác lập trong mổ mô phỏng. Bác sĩ thao tác loại bỏ khối u dưới sự hướng dẫn, cảnh báo bằng các tín hiệu đèn của robot khi có bất thường. Đa phần khối u được đánh nhỏ, cắt hút ra ngoài bằng máy siêu âm Cusa. Một phần nhỏ vôi hóa (do khối u lâu năm) dính vào cấu trúc thần kinh, bác sĩ phải loại bỏ thủ công.

Sau 6 giờ mổ, khối u được loại bỏ hoàn toàn, giải phóng cả hai dây thần kinh thị giác, bảo tồn các cấu trúc mạch máu nằm trong và xung quanh u.

“Ê kíp không kỳ vọng phục hồi được mắt bên phải vì bệnh nhân mù khá lâu. Tuy nhiên, kỳ tích xảy ra, ngay trong ngày phẫu thuật, mắt phải người bệnh nhìn thấy loáng thoáng”, bác sĩ Tấn Sĩ nói.

Sau 24 giờ mổ, bệnh nhân nhìn thấy rõ hơn bằng cả hai mắt. Kiểm tra thị lực của bệnh nhân, bác sĩ thấy mắt bên trái nhìn rất rõ, mắt bên phải nhìn và đếm đúng các ngón tay của bác sĩ.





Bác sĩ Tấn Sĩ khám cho chị Thúy sau ca mổ thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Tấn Sĩ khám cho chị Thúy sau ca mổ thành công. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngoài trường hợp của chị Thúy, bệnh viện Tâm Anh đã mổ thành công cho gần 100 ca u não, đột quỵ xuất huyết não từ khi triển khai robot AI Modus V Synaptive mổ não.

Người phụ nữ hết mù mắt sau mổ u não

Bác sĩ Tấn Sĩ và chị Thúy chia sẻ về ca phẫu thuật.

Bình An

Độc giả đặt câu hỏi bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp




Source link

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây