Trang chủNewsThời sựNhững phụ nữ giữ lửa nghề ở làng “đệ nhất dao kéo”

Những phụ nữ giữ lửa nghề ở làng “đệ nhất dao kéo”


Tỉ mỉ, kỳ công

Những ngày cuối tháng 3/2024, thời tiết bắt đầu nắng nóng. Ở làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, nhiệt độ như tăng thêm bởi những bếp rèn đỏ lửa cùng tiếng đao, tiếng búa chan chát…

Những phụ nữ giữ lửa nghề ở làng “đệ nhất dao kéo”- Ảnh 1.

Nghệ nhân Đỗ Thị Tuyến, người phụ nữ duy nhất tại làng nghề Đa Sỹ được phong nghệ nhân làng rèn.

Làng Đa Sỹ được mệnh danh là “đệ nhất dao kéo miền Bắc” với tuổi đời hàng trăm năm. Sản phẩm rèn của làng nghề này phong phú về chủng loại, kiểu dáng, nổi tiếng bởi độ bền, sắc, cứng hơn bất cứ sản phẩm nào trong vùng.

Không chỉ nổi danh bởi sản phẩm rèn, ở Đa Sỹ còn nổi tiếng bởi câu chuyện những người phụ nữ giỏi nghề. Nghề này vốn nặng nhọc, thường dành cho những người đàn ông to khỏe nhưng tại Đa Sỹ, những người phụ nữ đang góp phần giữ lửa nghề không thua kém gì đàn ông.

Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ đang cố gắng giữ vững nghề rèn truyền thống bằng cách phối hợp với các ban ngành liên quan mở các lớp dạy nghề hằng năm để truyền dạy, bồi dưỡng tay nghề cho thế hệ trẻ; tổ chức các cuộc họp tuyên truyền người dân cố gắng duy trì chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín làng nghề.

Nghệ nhân Đinh Công Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ

Là người phụ nữ đầu tiên được phong nghệ nhân làng rèn, người ta luôn thấy bà Đỗ Thị Tuyến (SN 1964, trú tại tổ 2) xỏ ủng, đeo găng tay dày, trùm kín người bằng mũ vải, thoăn thoắt dùng búa để rèn dao. Vừa làm, bà vừa kể, để làm ra một sản phẩm dao kéo đạt độ tinh xảo, bền chắc, mọi công đoạn đều phải tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Nếu nung phôi dao quá lửa thì dao dễ bị mẻ, giòn vỡ. Quá trình rèn, quan trọng nhất là tôi thép và làm nguội.

Đầu tiên, người thợ sẽ cắt các bản sắt thành hình dạng của sản phẩm, công đoạn này gọi là cắt phôi. Sau đó cho lên lò nung với nhiệt độ phù hợp. Tùy vào từng loại thép và sản phẩm tạo ra dày hay mỏng, thời gian nung sẽ khác nhau. Khi phôi thép nung chuyển sang màu đỏ trắng là đến lúc đặt lên đe để quai búa. Cuối cùng là đánh bóng, mài nước hay tra cán.

Nghề cực nhọc

“Một số phụ nữ ở các lò khác là chỉ phụ cho nam giới làm, nhưng tôi làm từ lúc đầu đến lúc hoàn thành một sản phẩm. Làm mãi thành quen, tôi không thấy nặng nhọc quá. Tôi gắn bó bởi yêu nghề, muốn giữ nghề truyền thống của gia đình”, bà Tuyến bộc bạch.

Những phụ nữ giữ lửa nghề ở làng “đệ nhất dao kéo”- Ảnh 2.

Để biến thanh sắt thành dao phải trải qua ba công đoạn.

Năm 14 tuổi, bà Tuyến đã vào lò, phụ giúp cha mẹ rèn dao bán lấy tiền ăn học. Khi lấy chồng vào năm 19 tuổi, chồng giỏi nghề rèn, bà tiếp tục được chồng chỉ dạy làm thêm dao chặt, dao làm thịt lợn. Năm 2006, chồng bà chuyển nghề khác nên bà một mình làm chủ lò.

“Hiện sản phẩm tôi làm thường là hàng đặt. Giá dao chặt thường bán giá dao động khoảng 300 nghìn đồng, với dao khác thì khoảng 200 nghìn đồng”, bà Tuyến cho biết.

Yêu nghề, nhưng bà Tuyến thừa nhận, đây là nghề cực nhọc, phụ nữ gắn với nghề này chịu nhiều thiệt thòi, lúc nào cũng phải làm việc trong môi trường hơi nóng hừng hực.

“Tôi lúc nào cũng phải mặc những bộ quần áo cũ nhất, đeo khẩu trang, găng tay, đi tất kín mít người. Hai tai lúc nào cũng nhét kín bông để ngăn tiếng chát chúa từ máy móc, tiếng búa nện suốt ngày. Bàn tay thì to, thô ráp vì công việc. Cả đời chẳng màng trang điểm, thậm chí việc thả tóc ra cũng hiếm hoi”, bà Tuyến chia sẻ.

Người làm nghề rèn vất vả nhất vào những ngày hè nóng nực. Nhưng mùa đông có xuống 8 độ vẫn phải bật quạt để át bụi than phả vào người. Chuyện bị tia lửa bắn, va quẹt gây bỏng là điều khó tránh khỏi.

Say mê giữ lửa nghề

Là người có kinh nghiệm trong nghề rèn đã vài chục năm, bà Nguyễn Thị Thanh tâm sự, phụ nữ làm nghề rèn thì vất vả nhưng đa số các lò rèn tại Đa Sỹ thì đều có phụ nữ tham gia.

Những phụ nữ giữ lửa nghề ở làng “đệ nhất dao kéo”- Ảnh 3.

Dù công việc vất vả nhưng mỗi lò rèn đều có phụ nữ tham gia.

Phần do công việc rèn đòi hỏi cần có 2 người cùng làm để đảm bảo chất lượng. Trong khi người chồng đứng lò, trực tiếp quai đe búa thì vợ là người thực hiện công đoạn cắt tỉa phần thép thừa và mài dao.

Chia sẻ thêm, nghệ nhân rèn Nguyễn Văn Mộc kể, không biết nghề rèn tại Đa Sỹ có từ khi nào, chỉ biết khi ông lớn lên đã thấy mọi người trong làng làm rèn: “Trước đây, đa số người ở Đa Sỹ đều mở lò rèn, rất nhộn nhịp. Khi đó, một số người nhận đơn hàng phải huy động rất người người đến làm nhưng không xuể. Tuy nhiên, đến giờ, nhiều nghề cho thu nhập cao hơn nên nhiều người, nhất là thế hệ trẻ không theo nữa”.

Nghệ nhân Đinh Công Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Đa Sỹ cho biết, hiện nay ở làng có hơn 1.000 hộ gia đình tham gia sản xuất, nhưng chỉ có gần 400 hộ sản xuất từ vừa đến lớn. So với thời kỳ hoàng kim ở những năm 80, 90 của thế kỷ XX, một vài năm trở lại đây, chỉ còn khoảng 60% hộ viên duy trì làm nghề. Đặc biệt từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, thu nhập của người dân làm rèn giảm đến 30 – 40%.

Nói về việc nghề rèn bị mai một như hiện nay, nghệ nhân Đinh Công Đoán cho rằng có hai nguyên nhân. Thứ nhất là do cơ chế thị trường, các mặt hàng khác từ nước ngoài tràn vào làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của địa phương. Thứ hai là mặt bằng sản xuất để đưa các công cụ, máy móc vào đang gặp rất nhiều khó khăn, bởi mặt bằng cho điểm công nghiệp làng nghề của làng chưa giải quyết được.

“Ngoài mặt bằng làng nghề, các hộ mong muốn được hỗ trợ vay vốn để đầu tư vào sản xuất, mở rộng quy mô hơn với hiện nay”, ông Đoán bày tỏ.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người dân Bình Định thích thú những màn biểu diễn đặc biệt ngày cuối tuần

>>>  Xem clip dù lượn trình diễn trên bầu trời Quy Nhơn: ...

Vì sao mỏ cát Châu Thành vẫn chưa được khai thác trở lại?

Theo Sở TN&MT tỉnh Đồng Tháp, mỏ cát thuộc xã An Nhơn, huyện Châu...

TP.HCM, Nha Trang và Quảng Ninh

CTG là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, được quản lý trực tiếp...

10 món ăn gây thương nhớ tại lễ hội văn hóa ẩm thực TP.HCM

Cuộc thi ẩm thực năm nay là điểm sáng mới của lễ hội. Kết...

Đường Lê Quang Đạo đang được thi công đến đâu?

Thông tin về tiến độ dự án đường Lê Quang Đạo, ông Nguyễn Duy...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Bánh mì Việt Nam được vinh danh ‘ngon nhất thế giới’

Bánh mì đứng đầu trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực Taste Atlas. Bánh mì Việt Nam được đánh giá cao nhất với 4,6/5 sao trong 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the world), do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas công bố ngày 15/3. Một món bánh mì kẹp chà bông và không thể thiếu pate. Ảnh: Bích Phương Chuyên trang ẩm...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Cùng chuyên mục

Cơn sốt giá cà phê: Cả thế giới săn mua chỉ sau vàng ròng và dầu

Giá cà phê tăng phi mã và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trên toàn cầu, tại Việt Nam ghi nhận mức giá cao nhất mọi thời đại. Loại hạt này đang trở thành hàng “hot”, được giới đầu tư thế giới chỉ xếp sau vàng và dầu mỏ. Cà phê thuộc nhóm cây công nghiệp, được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên nước ta. Trước đây, cà phê được xem là “cây xoá đói giảm nghèo” cho hàng trăm...

Liều thuốc Tình yêu từ những câu chuyện có thật

Ngay cả khi bạo bệnh, tình yêu vẫn có vai trò vô cùng to lớn, như một liều thuốc tinh thần đưa chúng ta vượt qua bệnh tật. Cặp đôi được các y bác sĩ tổ chức lễ cưới ngay trong phòng bệnh - Ảnh: BVCC Mới đây, câu chuyện đám cưới đặc biệt của cặp đôi trên giường bệnh đã khiến nhiều người xúc động. Đáng mừng hơn bởi sau đó chú rể đã hồi phục ngoạn mục, trở về...

Bất ngờ với mức thu nhập bình quân của người lao động Việt Nam

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội trong quý 1/2024 với những số liệu thống kê về thu nhập của người lao động khá lạc quan. Thu nhập bình quân của lao động quý 1/2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 301.000 đồng so với quý 4/2023 và tăng 549.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023. QUANG THUẦN Theo Tổng cục Thống kê, tình hình lao động, việc làm quý 1/2024 đã quay trở...

Bao Phương Vinh toàn thắng tại vòng bảng billiard châu Á

HÀN QUỐC-Bao Phương Vinh vào vòng 1/8, trong khi cơ thủ số hai thế giới Trần Quyết Chiến dừng bước ngay vòng bảng giải carom 3 băng châu Á 2024. Tại vòng bảng kết thúc hôm nay 30/3, Phương Vinh lần lượt thắng Lý Thế Vinh 40-33, O Takeshima 40-18 và Takao Miyashita 40-24, với hiệu suất thi đấu trung bình 1,579 điểm trên mỗi lượt cơ. Cơ thủ 29 tuổi đứng đầu bảng H, cùng Miyashita vào vòng 1/8. Phương...

Kinh tế quý 1: Việt Nam đang chủ động đón dòng vốn chất lượng cao

Tính đến ngày 20/3 vừa qua, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam được coi là mắt xích sản xuất mới của châu Á, đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong...

Mới nhất

[Ảnh] Ghé thăm làng nghề dệt đũi hơn 400 năm tuổi ở Thái Bình

Không khó nhận ra những hình ảnh rất đỗi thân thuộc của miền quê dân dã, bình dị mang tên Nam Cao. Cũng cây đa, bến nước, sân đình, cũng những con đường nhỏ lát gạch dẫn vào những ngôi nhà cổ. Nhưng đến đây, ta còn thấy vẹn nguyên sự mộc mạc, đơn sơ của nếp...

Futsal Việt Nam tạo địa chấn trước đội hạng 8 thế giới

(Dân trí) - Dù đối diện với đối thủ hạng 8 thế giới là Morocco nhưng đội tuyển Futsal Việt Nam vẫn xuất sắc cầm hòa đối thủ 3-3. Sau trận hòa 2-2 trước New Zealand ở lượt trận đầu tiên giải giao hữu quốc tế tại Việt Nam, Futsal Việt Nam bước vào trận đấu vô cùng khó khăn...

Khởi công Tổ hợp du lịch biển Hòn Thơm, Phú Quốc

Chiều 30/3, tại Phú Quốc, Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ khởi công Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí biển Hòn Thơm. Vnews Nguồn

Tuyến đường ‘tiểu Nhật Bản’ giữa lòng TPHCM trước ngày khoác áo mới

26/03/2024 | 13:08 TPO - Đường Thái Văn Lung (quận 1) tập trung nhiều cơ sở ăn uống, lưu trú và được mệnh danh là Nhật Bản thu...

Hầu hết người lang thang tại TPHCM đều có nhà ở thành phố

(Dân trí) - Theo cơ quan chức năng, hầu hết người lang thang đều có nơi cư trú trên địa bàn thành phố. Sau khi bị đưa về phường, người nhà sẽ đem giấy tờ lên để xin về nhưng hôm sau họ lại... lang thang. 3 tháng tập trung 522 người lang thang, xin ăn Ngày...

Mới nhất