Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNơi ở 'tiêu cực' là gì, vì sao Giám đốc Sở GD-ĐT...

Nơi ở ‘tiêu cực’ là gì, vì sao Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nói không kê khai?


Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP.HCM áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và bản đồ GIS trên toàn TP

Năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP.HCM áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và bản đồ GIS trên toàn TP

Phân tuyến tuyển sinh đầu cấp theo nơi ở của học sinh

Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam cho biết, năm học 2024-2025, Sở áp dụng bản đồ GIS (hệ thống thông tin vị trí địa lý) trên toàn thành phố trong tuyển sinh đầu cấp, lớp 1, 6, 10.

Ông Nam nói thêm, tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 sẽ dựa trên tiêu chí chính là nơi ở của học sinh, thay cho nhiều tiêu chí tuyển sinh năm học trước như nơi ở, địa chỉ thường trú, chỗ học ở bậc học trước đó của học sinh.

Ở tiêu chí “lý do khác”, địa phương được giao quyền chủ động thực hiện phù hợp tình hình thực tế. Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn chung về nguyên tắc tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, còn lại kế hoạch cụ thể sẽ do quận, huyện triển khai thực hiện, ông Nam thông tin.

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM (đứng), triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

Ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM (đứng), triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

Từ đó, ông Nam đề nghị TP.Thủ Đức và các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, công tác tuyển sinh được thực hiện hoàn toàn theo hình thức trực tuyến. Các địa phương cũng cần quy định rõ tiêu chí thực hiện trong kế hoạch tuyển sinh đầu cấp để phụ huynh nắm thông tin, chủ động theo dõi, không hoang mang và ảnh hưởng quyền lợi của học sinh.

Không nên cứng nhắc quy định “nghiêm cấm tuyển sinh trái tuyến ngoài quận”

Cũng trong buổi họp giao ban với các lãnh đạo phòng GD-ĐT, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, lưu ý TP đang trong quá trình thực hiện sắp xếp lại tổ, khu phố, ấp. Do đó, tùy vào tình hình thực tế, địa phương có thể phân tuyến dựa theo đơn vị hành chính mới hoặc áp dụng theo đơn vị hành chính cũ. Ban chỉ đạo tuyển sinh cần linh hoạt thực hiện theo điều kiện thực tế sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu thực tế của người dân.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (đứng) chỉ đạo công tác trong giao ban với các phòng GD-ĐT

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu (đứng) chỉ đạo công tác trong giao ban với các phòng GD-ĐT

Bên cạnh đó, ông Hiếu đề nghị các địa phương không nên cứng nhắc quy định “nghiêm cấm tuyển sinh trái tuyến ngoài quận” mà phải căn cứ vào tình huống cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD-ĐT cũng nhắc nhở phụ huynh cần lưu ý kê khai nơi ở chính xác, không phải nơi ở “tiêu cực” (tình trạng chạy hộ khẩu, học sinh không cư trú thực tế) để được phân bổ chỗ học gần nhà, tạo điều kiện thuận tiện cho việc đi lại của học sinh.

Về công tác trọng tâm từ nay đến khi kết thúc năm học, ông Hiếu đề nghị các địa phương chuẩn bị công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp nghiêm túc, đúng quy định; tổ chức tư vấn, hướng dẫn học sinh đăng ký nguyện vọng lớp 10 phù hợp năng lực và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.

Khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến phụ huynh về các mô hình học tập

Ông Hiếu cũng yêu cầu rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 04 của HĐND TP.HCM về quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024 và tham mưu UBND trình HĐND TP.HCM ban hành Nghị quyết quy định mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2024-2025 theo quy định.

Ngoài ra, ông Hiếu nhấn mạnh, trường học cần khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến phụ huynh về các mô hình học tập từ cuối năm học này để chủ động sắp xếp, phân bổ lớp cho năm học kế tiếp. Riêng các khối lớp đầu cấp tổ chức họp phụ huynh vào đầu năm học. Việc chủ động đăng ký các mô hình học tập giúp phụ huynh lựa chọn phù hợp điều kiện thực tế, giúp dạy học ổn định, không bị xáo trộn trong suốt năm học.

Tại buổi họp giao ban, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận một số hạn chế như: Công tác phối hợp với địa phương trong việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn còn nhiều bất cập. Vẫn còn những trung tâm ngoại ngữ-tin học, giáo dục kỹ năng, tư vấn du học… hoạt động không phép, không đúng quy định nhưng chậm phát hiện, xử lý chưa kiên quyết. Công tác phối hợp kiểm tra, yêu cầu các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài hoạt động đúng theo Nghị định 86/2020/NĐ-CP vẫn còn khó khăn.

Vẫn còn một số trường hợp cá biệt liên quan đến công tác an toàn trường học. Một số cơ sở giáo dục chưa thực hiện tốt công tác công khai, dân chủ cơ sở, chưa phát huy hiệu quả các tổ chức chính trị-xã hội trong nhà trường, chưa tạo khối đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ, chưa triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, dẫn đến các hiện tượng khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cô gái homeschool chinh phục 8 đại học Mỹ

Bỏ đến trường từ khi hết lớp 8 để theo chương trình giáo dục tại nhà (homeschool), Nguyễn Ngọc Phương Anh, 18 tuổi, vẫn trúng tuyển 8 đại học Mỹ. Trong 8 trường, nữ sinh chọn Beloit College với hỗ trợ tài chính 54.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng) mỗi năm. Gia đình Phương Anh cần chỉ trả thêm mỗi năm khoảng 17.000 USD (400 triệu đồng).Phương Anh nhìn nhận Beloit College không hỗ trợ tài chính lớn nhất...

Quan tâm tới nhân viên trường học

Công việc nhiều, thu nhập chẳng bao nhiêuNhân viên thư viện ở mỗi nhà trường hiện nay không chỉ làm mỗi nhiệm vụ trông giữ sách, cho mượn sách như trước đây. Theo Chương trình giáo dục phổ...

Nghệ An tuyển dụng 2.187 biên chế giáo viên

Ngày 22-4, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã thông qua dự thảo nghị quyết về phê duyệt bổ sung 2.187 biên chế giáo viên năm học 2023-2024 cho Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố, thị xã.Đây là số biên chế...

Trường mầm non công lập dự kiến tăng học phí, lên gần 8 triệu đồng

TP HCMTrường Mầm non Vàng Anh, quận 5, dự kiến học phí các lớp mẫu giáo gần 8 triệu đồng một tháng, gấp đôi hiện nay. Sáng 22/4, bà Lâm Thị Thùy Loan, Hiệu trưởng trường Mầm non Vàng Anh, cho biết mức học phí này là dự kiến khi trường tự chủ tài chính 100% (tự chi lương giáo viên và chi phí vận hành). Tuy nhiên, trường mới dừng ở bước khảo sát ý kiến phụ huynh,...

Hồi hộp chờ công bố tỷ lệ ‘chọi’

Theo công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 của Sở Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Hà Nội, không ít trường THPT ở khu vực nội thành giảm chỉ tiêu so với các...

Cùng chuyên mục

Ngày 24/4, học sinh lớp 12 thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4) hệ thống quản lý thi của Bộ GDĐT, địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn sẽ mở. Học sinh được thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24 đến 28/4 trên hệ thống. Học sinh lưu ý...

Nhiều vụ học sinh nghi ngộ độc: Mạnh tay hơn với hàng rong cổng trường

Thực tế cho thấy vấn đề hàng quán bủa vây trường học diễn ra khắp nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Mặc dù các chuyên gia, cơ quan chức năng đã cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm nhưng việc xử lý vẫn không hiệu quả, tình trạng ấy vẫn tái diễn. Nhân viên bảo vệ của trường cùng...

Ngành International Business sẽ học những nội dung gì?

Nhu cầu học các chuyên ngành quốc tế của học sinh, sinh viên ngày càng tăng cao, trong đó có ngành International Business. Để biết ngành học này là gì và có cơ hội việc làm ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.Ngành International Business là gì?International Business (Kinh doanh quốc tế) là ngành học bao gồm toàn bộ hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao...

Bốn nhóm học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 ở Hà Nội

Học sinh lớp 9 được tuyển thẳng lớp 10 công lập nếu là người khuyết tật, thuộc dân tộc rất ít người hoặc đạt giải quốc gia và quốc tế. Học sinh thuộc diện tuyển thẳng được chia thành bốn nhóm, theo hướng dẫn tuyển sinh lớp 10 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.Thứ nhất, học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì hoặc...

Mới nhất

Giới trẻ Sài Gòn mê mẩn đồng cỏ lau đẹp như tranh

Với không gian thoáng đãng, cảnh sắc hoang sơ, bình dị, cánh đồng cỏ lau trắng muốt thuộc khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM đã trở thành địa điểm thu hút đông đảo bạn trẻ đến chụp hình, “đổi gió” dịp cuối tuần. Theo ghi nhận của VietNamNet, khoảng 16h ngày 20/4, tại khu vực đồng cỏ lau...

Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tham dự có đại diện một số sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị của tỉnh; thầy cô giáo và các em học sinh TP Bắc Giang. Tại đây...

Du khách đổ về Điện Biên sớm trước dịp nghỉ lễ 30/4

Trước kỳ nghỉ 30/4 - 1/5 và Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt khách ghé thăm và công tác Điện Biên. Một tuần trước dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, du lịch Điện Biên bước vào thời kỳ cao điểm. Năm 2024, tỉnh này đăng cai tổ chức Năm du...

Giá vàng miếng biến động mạnh, người dân chen chân mua vàng nhẫn

Theo ghi nhận của PV.VietNamNet tại cửa hàng vàng SJC trên phố Giang Văn Minh (Hà Nội), lượng khách đến giao dịch rất đông, nhiều người phải xếp hàng. Tổ bảo vệ tăng cường túc trực, điều phối, sắp xếp trật tự đối với khách đến giao dịch. Phần lớn khách hàng đến mua vàng, chỉ lác đác...

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ – Bài 9: Chuyện ở sân bay Mường Thanh và hầm Đờ Cát

TP - Như đã đề cập ở các bài trước, ngay từ khi nổ súng, nã pháo vào đồi Him Lam vào ngày 13/3/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta đã lập tức triển khai các biện pháp để vô hiệu hóa sân bay Mường Thanh. Mất đường tiếp viện duy nhất bằng đường hàng không, các cứ...

Mới nhất

Khi niềm tin trở lại