Trang chủDestinationsAn GiangPhát triển công nghiệp văn hóa từ di sản của đồng bào...

Phát triển công nghiệp văn hóa từ di sản của đồng bào dân tộc thiểu số


Hướng đi mới nhiều triển vọng

Hội cồng chiêng của dân tộc Giá Rai, huyện Chư Prông(Gia Lai). Ảnh tư liệu: Sỹ Huynh/TTXVN

Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Việt Hà (Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), việc khai thác hiệu quả các chất liệu đa dạng của văn hóa truyền thống, kế thừa và sử dụng sáng tạo giá trị di sản văn hóa các tộc người thiểu số là cách thức bảo tồn di sản và cũng là một hướng đi mới mẻ, nhiều triển vọng cho các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là các ngành điện ảnh, âm nhạc, thời trang, du lịch văn hóa…

Theo đó, các di sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội, giúp hình thành và bồi đắp đời sống tinh thần của các tộc người thiểu số, góp phần vào sự phát triển chung của từng địa phương, từng vùng và đất nước; gia tăng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo thành sức mạnh mềm cho dân tộc. Trong 15 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh, có nhiều di sản thuộc về cộng đồng dân tộc thiểu số. Đó là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Nghệ thuật Xòe Thái và mới đây nhất là Nghệ thuật làm gốm của người Chăm. 

Du lịch đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội những vùng, địa phương khu vực miền núi. Du khách đến với các vùng này cùng với ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực sẽ được trải nghiệm lối sống, nét văn hóa của từng tộc người, tìm hiểu tri thức địa phương. Du khách có thể được khám phá kỹ thuật canh tác miền núi (ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, Y Tý, Hoàng Su Phì…); tham gia nghề thủ công (dệt thổ cẩm của người Mông, Dao, Tày, Thái…). Du khách cũng là những người tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của điểm đến, mang lại giá trị kinh tế cao. 

Ở các vùng dân tộc thiểu số, loại hình du lịch cộng đồng, homestay đã và đang được đầu tư để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của du khách. Điển hình là du lịch cộng đồng người Thái ở Bản Mển (xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) và Bản Áng (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La); người Hà Nhì ở xã Y Tý (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai); người Mường ở Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình); người Mông ở bản Cát Cát (xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai); người Dao ở bản Nậm Đăm (xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)… Nhà nước và chính quyền các địa phương đã xây dựng nhiều điểm, tuyến du lịch như tuyến vòng cung Tây Bắc nối liền 6 tỉnh Tây Bắc; “Qua những miền di sản Việt Bắc”, tuyến du lịch tìm hiểu Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…để khai thác và phát huy các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào. 

Trong phim ảnh, các tác phẩm lấy chất liệu từ văn hóa các tộc người thiểu số còn ít nhưng cũng có một số bộ phim ghi dấu ấn đặc biệt đối với công chúng như “Chuyện của Pao” (phim điện ảnh), “Lặng yên dưới vực sâu” (phim truyền hình) hay “Những đứa trẻ trong sương” (phim tài liệu)…Việc khai thác chất liệu văn hóa tộc người thiểu số lên phim mở ra hướng bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa này một cách hiệu quả. Từ sau phim “Chuyện của Pao”, làng Lũng Cẩm (thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn) – địa điểm quay phim đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các tour đến Hà Giang. 

Tác giả Đinh Việt Hà nêu rõ, việc sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống của các tộc người thiểu số không phải là việc làm mới. Trước đây, âm nhạc Việt Nam đã có “Chiếc khăn piêu”, “Trước ngày hội bắn”… nay các nhạc sĩ trẻ tiếp tục kế thừa, nỗ lực khai thác chất liệu đặc trưng của văn hóa các tộc người thiểu số để sáng tạo những sản phẩm mới. Có thể kể đến các ca khúc có chủ đề, âm điệu hay bối cảnh là vùng dân tộc thiểu số như “Tình yêu màu nắng”, “Nhà em ở lưng đồi”, “Lời ca gửi Nọong” hay “Để Mị nói cho mà nghe”…

Việc khai thác chất liệu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trong âm nhạc, sản xuất video âm nhạc là hướng đi nhiều thử thách nhưng rất đáng khích lệ, sẽ tạo ra dấu ấn cho nghệ sĩ, chỗ đứng riêng cho âm nhạc Việt. Thực tế cũng cho thấy, để có sản phẩm cuốn hút, người nghệ sĩ phải “nhọc công” hơn để khai thác được tinh túy từ kho tàng văn hóa các tộc người.

Trình diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên tại thác Pa Sỹ, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông. Ảnh: Khoa Chương/TTXVN

Nhiều nhà thiết kế thời trang đã góp phần gìn giữ và quảng bá vẻ đẹp đặc sắc trong văn hóa truyền thống các tộc người thiểu số qua sản phẩm thời trang mang tính ứng dụng, nhất là hoa văn thổ cẩm. Nhiều chương trình thời trang lớn đã kết hợp trình diễn với tôn vinh di sản thiên nhiên hoặc văn hóa dân tộc. Có thể kể đến, Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam lần thứ 14 chủ đề “Cảm hứng di sản” (Taste of Heritage) đã giới thiệu hơn 30 thiết kế trong bộ sưu tập “Ký gửi người Mông vào tương lai”. Đây là bộ sưu tập của nhà thiết kế Vũ Việt Hà lấy cảm hứng từ vẻ đẹp văn hóa vùng cao, nhất là trang phục thổ cẩm của dân tộc Mông tại Sa Pa (Lào Cai) đã để lại nhiều ấn tượng với người xem…

Phát triển theo hướng bền vững

Tại Diễn đàn “Văn hóa các dân tộc Việt Nam nguồn lực phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” mới đây, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên dải đất hình chữ S, mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng văn hóa Việt Nam. Đó là đặc trưng nhưng cũng là quy luật phát triển của văn hóa nước nhà; làm nên sức mạnh nội sinh, tổng hợp sức mạnh quốc gia, sức hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam; góp phần định vị bản sắc văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến văn hóa và di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con người Việt Nam đã không ngừng xây dựng, bồi đắp, hun đúc để tạo nên sức mạnh văn hóa dân tộc ngày càng giàu bản sắc. Những thành quả của văn hóa – nghệ thuật, sáng tạo luôn được giữ gìn, trao truyền, kết thành kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và đồ sộ. 

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, việc khai thác, phát huy nguồn lực văn hóa cộng đồng các dân tộc là việc cần phải làm theo hướng bền vững, thực hiện từng bước, nhiệm vụ, có trọng tâm, trọng điểm. Bộ trưởng đề nghị ngành Văn hóa phải đề cao vai trò của nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng và huy động sự tham gia của tất các bên liên quan, đóng góp vào sự phát triển nguồn lực văn hóa các dân tộc, vì sự phát triển chung của đất nước.

Phía cộng đồng các dân tộc – chủ thể sáng tạo cần đề cao trách nhiệm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tham gia tích cực vào các hoạt động sáng tạo, truyền dạy cho thế hệ sau. Đồng bào cần tiếp thu, bổ sung những giá trị mới phù hợp để phát triển.

Theo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, giá trị di sản văn hóa các tộc người thiểu số là chất liệu, cảm hứng dồi dào, phong phú để khai thác phát triển công nghiệp văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác tiềm năng này, các chủ thể sáng tạo và nhà sản xuất cần phải chú ý để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực tới hệ thống các di sản văn hóa. 

Bởi lẽ, các di sản văn hóa phi vật thể như hát then, múa khèn, cồng chiêng… khi trở thành sản phẩm du lịch đều trải qua quá trình “hàng hóa hóa” di sản, được sân khấu hóa, cắt gọt phần nghi lễ, tách khỏi không gian của đồng bào, khiến cho tính cộng đồng, tính thiêng của các di sản có nguy cơ bị mai một dần. Thực tế cũng cho thấy, tại một số điểm du lịch, lượng du khách đến tham qua, trải nghiệm thường rất đông, mang lại nguồn thu cho cộng đồng, địa phương nhưng cũng dẫn đến tình trạng quá tải, gây ra những hệ quả không mong muốn với môi trường, nếp sống văn hóa của cộng đồng địa phương.

Đồng bào các dân tộc cùng du khách tham gia nhảy múa chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) năm 2019. Ảnh (tư liệu): Trọng Đạt/TTXVN

Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đưa ra rất nhiều giải pháp mang tính ứng dụng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc. Trong đó, ông đề cập đến việc tổ chức giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc từ cấp xã đến tỉnh, để họ hiểu và học tập lẫn nhau. Các đơn vị liên quan cần tổ chức hoạt động và dịch vụ văn hóa, khôi phục, khai thác làng nghề văn hóa các dân tộc, tiến tới giới thiệu rộng rãi sản phẩm đó ra các vùng, miền và cả nước. Quan trọng hơn cả là phải gắn văn hóa của đồng bào các dân tộc với hoạt động du lịch để vừa quảng bá văn hoá vừa góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Đồng bào người dân tộc thiểu số bản địa cần được đào tạo thành các hướng dẫn viên du lịch để tự giới thiệu, quảng bá, lan tỏa chính xác nhất giá trị văn hóa của dân tộc mình.

Mặt khác, Nhà nước cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách tôn vinh các nghệ nhân tiêu biểu trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số, coi họ là “những báu vật nhân văn sống” như cách định danh của UNESCO (2005). Các nghệ nhân hiện nay hầu hết đã cao tuổi, khi họ ra đi về với tổ tiên cũng là lúc nguồn di sản quý báu vô tình bị chìm vào quên lãng. Các tri thức bản địa, kỹ năng của loại hình di sản văn hóa phi vật thể sẽ mất dần.

Kiến tạo văn hóa đồng bào các dân tộc Việt Nam thông qua các sản phẩm đậm đà bản sắc là một hướng đi mới mẻ, nhiều triển vọng của ngành công nghiệp văn hóa. Đây cũng chính là cách thức làm giàu cho đất nước với một nền kinh tế văn hóa  xứng tầm; để văn hóa dân tộc ta không “hòa tan” trong dòng chảy toàn cầu.

Theo TTXVN





Source link

Cùng chủ đề

Tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 – 2023”

(Bqp.vn) - Chiều 26/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019 - 2023” (sau đây gọi tắt là Đề án). Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn cả nước. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường...

Đồng Tháp tiến hành kỳ họp đột xuất Hội đồng nhân dân tỉnh

Ngày 21/3, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, khóa X tiến hành kỳ họp đột xuất lần thứ 8. Theo Hội đồng nhân dân tỉnh, kỳ họp có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2026. “Những nội dung được...

Gốm Biên Hòa chỉ còn lại sự hào quang của quá khứ

NDO - Gốm Biên Hòa hình thành và phát triển xuất phát từ sự giao thoa của các dòng gốm Việt, Chăm, Hoa trên địa bàn, cộng với kỹ thuật tạo tác, pha chế men mầu của phương Tây nên ở khu vực phía nam không nơi sánh được. Thậm chí, trong nghệ thuật làm gốm ở Việt Nam, chỉ có mầu men tại Biên Hòa có danh xưng quốc tế là Vert de Bienhoa. Tuy nhiên, những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khởi động thị trường bánh trung thu

Những ngày này, tại một số tuyến đường trên địa bàn TP. Long Xuyên, các đơn vị kinh doanh bánh Trung thu đã bắt đầu lắp đặt sạp hàng, trưng bày sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dân. Cũng như những năm trước, các gian hàng chủ yếu bày bán sản phẩm từ các thương...

Huyện ủy Thoại Sơn sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động 02-Ctr/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện

Quang cảnh hội nghị Trên cơ sở Chương trình hành động 02-CTr/HU, Ban Chấp hành Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thoại Sơn, Ban Thường vụ Huyện ủy đã cụ thể hóa ban hành 4 đề án, 6 chương trình, 9 kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025; chỉ đạo UBND huyện cụ thể hóa bằng 3 chương trình,...

An Giang phát triển đa dạng lĩnh vực thể thao

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) An Giang, các cấp, ngành tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Chương trình mục...

TP Hồ Chí Minh: Tổ chức Lễ cưới tập thể cho 150 cặp đôi

Các cặp đôi chụp ảnh cùng đại biểu tại lễ cưới tập thể năm 2022. (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân) Đường chạy Cặp đôi - Couple Run 2023 là sự kiện khởi động và gây quỹ tổ chức Chương trình Lễ cưới tập thể 2023 cho 150 cặp đôi khó khăn. Chương trình nhằm lan tỏa ý nghĩa...

Dòng phụ Eris của biến thể Omicron lan rộng tại Pháp

Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Theo bài viết, đại dịch COVID-19 vẫn chưa hoàn toàn biến mất, với những biến thể đa dạng của virus SARS-CoV-2 vẫn không ngừng xuất hiện. Gần đây nhất, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp biến thể mới EG.5 vào diện "cần theo dõi" sau khi...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chín nhóm thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty CP WOODSLAND Tuyên Quang. Ảnh: TTXVN. Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo “Đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19”, qua phân tích số liệu khảo sát đối với 355 doanh nghiệp ở...

Tích cực hưởng ứng chiến dịch “Mùa hè tình nguyện”

Chiến dịch “Mùa hè tình nguyện” năm 2023 của tuổi trẻ An Giang diễn ra từ ngày 31/5 đến 31/8. Nhiều công trình thiết thực Đối với Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh An Giang, các bạn ĐVTN sẽ tập trung vào 2 chương trình chính là: Chương trình “Tiếp sức mùa thi” và chiến dịch “Kỳ nghỉ...

Phát triển phong trào bóng đá học đường

Các cầu thủ thi đấu sôi nổi Là môn thể thao “vua”, bóng đá luôn được yêu thích và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Buổi chiều, tại các sân cỏ nhân tạo trên địa bàn huyện Châu Thành, không khí tập luyện, thi đấu giao hữu giữa các câu lạc bộ bóng đá...

Những nếp nhà mới ở “đất hai vua”

Trẻ em làng Đường Lâm khoe tranh vẽ của mình tại “Đoài Creative”. “Đất hai vua” - chỉ nghe danh thôi - dường như đã thấy thổ ngơi nơi đây gói trọn những gì là tinh hoa nhất của văn hóa xứ Đoài mây trắng! Dẫu vậy, Đường Lâm từng đứng trước sự giằng co của những nếp nhà...

Những thay đổi trong kiểm soát một số thực phẩm Việt Nam vào EU

Các loại bún khô, phở khô của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Bỉ. Ảnh (tư liệu) minh họa: Hương Giang/PV TTXVN tại Bỉ   Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo từ Ban thư ký Ủy ban SPS/WTO số G/SPS/N/EU/641 ngày 09/6/2023 của Liên minh châu Âu thông báo Quy định thực thi...

Mới nhất

Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới đảo chiều đi xuống

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/3: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động mạnh Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 26/3: Thị trường hàng hóa đón nhận lực mua tích cực Chốt ngày, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số...

Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động "Về với Điện Biên" tại tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Vĩnh Phúc), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ xuất quân Tuyên truyền lưu động "Về với Điện Biên." Hơn 1.000 diễn viên, tuyên truyền viên của 37 đội tuyên truyền lưu động thuộc...

Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức

Thông qua khóa bồi dưỡng, các học viên sẽ được cập nhật, trang bị kiến thức về dân tộc, văn hóa DTTS, chính sách dân tộc, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp...

Lisa đón tuổi 27, Jisoo, Jennie, Rosé Blackpink gửi lời chúc mừng

Jisoo viết cho Lisa: "Lili (tên gọi khác của Lisa) yêu quý của chúng ta, chị đã theo dõi em trưởng thành từ khi còn học cấp hai, mỗi năm nhìn thấy em lớn lên, cảm giác đó giống như một trải nghiệm mới. Giờ em đã trở thành người trưởng thành chị có thể tin cậy khi...

Đăng cai giải đua thuyền máy nhà nghề, cơ hội cho du lịch Bình Định cất cánh

Giải đua thuyền máy nhà nghề tại Bình Định hứa hẹn mở ra bước ngoặt cho thể thao biển ở Việt Nam, đưa mô hình mới về kinh tế thể thao gắn với các sự kiện quốc tế lan tỏa ra cả nước. Ngày 22/3 - 24/3, Giải vô địch thế giới Mô tô nước UIM - ABP Aquabike World...

Mới nhất

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa