Trang chủPolitical ActivitiesPhê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực...

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021


Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch điện VIII

Theo đó, mục đích của Kế hoạch là triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).  Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án/dự án đáp ứng các mục tiêu đã đề ra của Quy hoạch điện VIII, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội theo từng thời kỳ, đảm bảo điện đi trước một bước.

Thực hiện chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo để giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần hướng tới các mục tiêu đã cam kết theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Việt Nam.

Xác định các giải pháp thu hút đầu tư phát triển điện lực theo Quy hoạch điện VIII trong thời kỳ quy hoạch; cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc triển khai thực hiện.

Định hướng cho các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan để thực hiện hiệu quả Quy hoạch điện VIII.

Kế hoạch đặt ra yêu cầu việc thực hiện Quy hoạch điện VIII phải bám sát mục tiêu, định hướng của Quy hoạch điện VIII, cụ thể hóa được các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, đảm bảo phát triển nguồn điện cân đối theo vùng, miền, hướng tới cân bằng cung – cầu nội vùng; đảm bảo tính khả thi, đồng bộ và linh hoạt trong phát triển nguồn/lưới điện phù hợp với bối cảnh, nguồn lực quốc gia.

Xác định cụ thể tiến độ và nguồn lực thực hiện các đề án/dự án ưu tiên về hoàn thiện chính sách, pháp luật, tăng cường năng lực khoa học công nghệ của ngành điện trong thời kỳ quy hoạch.

Xác định cụ thể danh mục, tiến độ các dự án nguồn điện, lưới điện quan trọng, ưu tiên của ngành điện bao gồm lưới điện liên kết khu vực trong thời kỳ quy hoạch; danh mục, tiến độ các dự án năng lượng tái tạo (thủy điện nhỏ, điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác…) cho từng địa phương tới năm 2025.

Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển điện lực.

Đảm bảo tính tuân thủ, kế thừa, đồng bộ với các quy hoạch ngành/kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia được duyệt, đảm bảo tính liên kết, thống nhất trong thực hiện.

Danh  mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030

Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030, trong đó, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW; tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW; tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW. 

Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030: Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW; tổng công suất thủy điện là 29.346 MW; tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW; tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW; tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW. 

Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030

Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.

Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:

Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.

Danh mục các dự án lưới điện truyền tải và liên kết lưới điện khu vực

Kế hoạch cũng nêu cụ thể danh mục các dự án lưới điện truyền tải quan trọng, ưu tiên đầu tư, lưới điện liên kết với các nước láng giềng.

Khối lượng “lưới điện dự phòng phát sinh các đường dây và trạm biến áp” được phép sử dụng để:

(i) Triển khai các dự án lưới điện truyền tải xây dựng mới hoặc các công trình đầu tư bổ sung mới để nâng cao năng lực lưới điện truyền tải, khả năng điều khiển và vận hành hệ thống điện trong quá trình thực hiện Quy hoạch điện VIII nhưng chưa có danh mục cụ thể tại Quyết định số 500/QĐ-TTg.

(ii) Đấu nối đồng bộ các dự án nguồn điện nhập khẩu (từ Lào, Trung Quốc…) vào hệ thống điện Việt Nam.

(iii) Đấu nối đồng bộ (cấp điện áp 220 kV trở lên) các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió trên bờ, điện sinh khối, điện sản xuất từ rác…) trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII với hệ thống điện quốc gia.

Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để thống nhất khi triển khai các dự án cụ thể.

Phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo

Về Chương trình phát triển điện nông thôn, miền núi và hải đảo, cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo khoảng 911.400 hộ dân (trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã.

Cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân.

Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn – Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

Về kế hoạch phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, nghiên cứu xây dựng 02 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng trong giai đoạn tới năm 2030 như sau:

Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo tại Bắc Bộ có vị trí tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

Quy mô của Trung tâm này điện gió ngoài khơi khoảng 2.000 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 500 MW.

Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng Nam Trung Bộ – Nam Bộ có vị trí tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh,… Trong tương lai có thể xem xét mở rộng ra các khu vực lân cận.

Trung tâm này có quy mô điện gió ngoài khơi khoảng 2.000-2.500 MW, điện gió trên bờ và ven bờ khoảng 1.500-2.000 MW.

Tổ chức thực hiện

Theo Kế hoạch này, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khác, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Đơn vị tư vấn lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được giao các nhiệm vụ cụ thể. 

Trong đó, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ về các nội dung đề xuất, kiến nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, trong đó nội dung Kế hoạch phải bám sát các mục tiêu của Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tổng thể, tối ưu, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật và việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm vững chắc cung ứng đủ điện cho quốc gia và các vùng, miền theo dự báo nhu cầu điện hàng năm.

– Thực hiện tốt công tác truyền thông, phổ biến thông tin về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 tới các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan, nhà đầu tư, đối tác phát triển trong nước và quốc tế để tạo sự thống nhất về tầm nhìn, mục tiêu, định hướng phát triển điện lực.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả tuân thủ theo đúng quy định của Luật Quy hoạch và pháp luật có liên quan, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế – xã hội. Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư hoặc đã quyết định đầu tư nhưng nếu đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, thi hành bản án (nếu có) thì chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ theo các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra và thi hành án (nếu có) và phải được cấp thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để sửa đổi các quy định của luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, ban hành chế tài và các tiêu chuẩn, quy chuẩn bắt buộc về sử dụng hiệu quả năng lượng. Dự kiến hoàn thành giai đoạn 2026-2030.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị – kinh tế – xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện; cải tiến và hoàn thiện biểu giá điện hiện hành.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhất là nguồn năng lượng tái tạo. Dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2025.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và ban hành khung giá cho các loại hình nguồn điện nhập khẩu từ Lào; xây dựng giá truyền tải cho các dự án lưới truyền tải đầu tư theo hình thức xã hội hóa nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hạ tầng lưới điện.

– Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng có nguồn gốc hydrogen, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển đổi công nghệ sang sử dụng năng lượng có nguồn gốc hydrogen.

– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, ban hành các quy định kiểm soát chặt chẽ tiến độ các dự án nguồn và lưới điện, xác định trách nhiệm cụ thể các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đối với các dự án chậm tiến độ; có chế tài xử lý, thu hồi các dự án chậm tiến độ.

– Chủ trì, nghiên cứu xây dựng báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch Quy hoạch điện VIII.

– Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng thị trường dịch vụ phụ trợ, hoàn thiện các quy định về thị trường dịch vụ phụ trợ, các quy định về giá dịch vụ phụ trợ phù hợp để khuyến khích các nhà máy điện tham gia cung cấp dịch vụ phụ trợ nhằm đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho hệ thống. Dự kiến hoàn thành trong năm 2025.

– Phối hợp với UBND các địa phương có dự án điện mặt trời tập trung đã giao chủ đầu tư để rà soát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định triển khai tới năm 2030.

– Phối hợp với các địa phương có các dự án nguồn điện khí tự nhiên, khí LNG để đôn đốc các chủ đầu tư dự án khẩn trương triển khai, đảm bảo đúng tiến độ đưa vào vận hành; đề xuất giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế – xã hội.

– Hàng năm, Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương để rà soát, báo cáo tình hình phát triển điện lực, đề xuất danh mục dự án thay thế các dự án chậm tiến độ.

– Chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương rà soát đối với phần công suất nguồn điện còn thiếu để hoàn thiện danh mục các dự án phát triển trong thời kỳ quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.





Nguồn

Cùng chủ đề

‘Quy hoạch TP.HCM phải làm cho TP trở thành hòn ngọc Viễn Đông’

Ví TP.HCM đang như lò xo bị bó cứng lại, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng nhiệm vụ của quy hoạch là làm sao tìm được các động lực mới, làm sao để lò xo bật ra được, trỗi dậy, bứt phá. TP.HCM cần tập trung vào 3 vấn đề Tại hội thảo tham vấn quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra ngày 28/2, Bộ trưởng Bộ...

Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp phát huy lợi thế, tạo đà phát triển

Ngày 22/2, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đến dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có các đồng chí là lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương, lãnh đạo TPHCM, TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi nhà đầu tư đến Cần Thơ

Thủ tướng yêu cầu Cần Thơ phát huy tối đa nội lực; đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư đến Cần Thơ đầu tư nghiêm túc, lâu dài, gắn với quy hoạch, trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, cùng phát triển. Cần Thơ cam kết sát cánh cùng nhà đầu tư Phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch TP.Cần Thơ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến...

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Xung lực mới để Đà Nẵng tiếp tục tạo kỳ tích

Đó là đánh giá của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khi đề cập bản quy hoạch TP.Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại lễ công bố quy hoạch do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức vào ngày 25.11. PHẤN ĐẤU ĐỂ ĐÀ NẴNG LÀ THÀNH PHỐ ĐÁNG ĐẦU TƯ, ĐÁNG CỐNG HIẾN... Ngày 25.11, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quy hoạch TP.Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phát biểu...

Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 899/QĐ-TTg (ngày 31/7/2023) phê duyệt Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khóa đào tạo Người quản lý năng lượng tháng 4/2024

Chương trình đào tạo nằm trong hoạt động thường niên của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.Khoá đào tạo "Người quản lý năng lượng" với mục đích cung cấp kiến thức về quản lý năng lượng theo quy định tại Điều 33 và đáp ứng điều 35, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12, giúp doanh nghiệp giảm chi phí...

Mời tham dự Triển lãm hàng hóa, đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn quốc tế Ấn Độ 2024 (IHE)

Đây là triển lãm chuyên ngành về hàng hóa, đồ dùng, trang thiết bị nội – ngoại thất và công nghiệp phụ trợ của ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống và du lịch tại Ấn Độ do Công ty India Exposition Mart Limited tổ chức với sự đồng hành và tham gia của nhiều thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống và du lịch tại Ấn Độ...

Bộ Công Thương họp Ban soạn thảo và Tổ biên tập Chương trình phát triển công nghiệp hóa dược

Phát biểu khai mạc cuộc họp, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hóa chất, Phó trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập Chương trình Phát triển công nghiệp hóa dược cho biết, ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045”. Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định...

Danh sách 10 tỉnh, thành phố sắp kiểm tra về an toàn thực phẩm

Đây là một trong những hoạt động quan trọng của "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024, với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Thời gian triển khai từ ngày 15/4 - 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.Tăng cường các hoạt động thanh kiểm tra an toàn thực phẩm trên cả nướcTheo đó, có 5 đoàn liên ngành Trung ương do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát...

Giảm nhựa với màng phân hủy sinh học BioDF

Dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF” là một phần trong dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” do Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) thực hiện. Theo ThS. Ngô Hữu Bình, chủ nhiệm dự án “Sản xuất màng phân hủy sinh học BioDF”, mục tiêu của dự án nhằm thay thế túi nilon khó phân hủy, tạo ra...

Bài đọc nhiều

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Đài Loan và Triển lãm quốc tế Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Việt …

Đây là hoạt động bên lề sự kiện “Hội nghị Liên ngành Hội đồng và Giám sát lần thứ 2 khoá 30” từ ngày 08 - 09/04/2024 của Tổng hội Thương Mại Đài Loan Thế Giới được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, với 2000 Đại biểu thuộc 176 Hiệp hội thành viên ở 72 quốc gia trên toàn thế giới. Đài Loan hiện là đối tác đầu tư lớn thứ 4 và đối tác thương mại...

Khởi tố thêm 03 bị can liên quan đến vụ án tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt...

Quá trình điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan,...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học sau chiến tranh

(Bqp.vn) - Sáng 3/4, tại Hà Nội, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 701) tổ chức Phiên họp đánh giá kết quả công tác khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc hóa học/đi-ô-xin sau chiến tranh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng...

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao những kết quả mà tỉnh Lạng Sơn đã đạt được, nhất là trong công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đề nghị tỉnh bám sát, cụ thể hoá đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng và các thoả thuận cấp cao giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc trên địa bàn tỉnh.  Đồng chí Bùi Thanh Sơn...

Cùng chuyên mục

Tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, lý luận trong toàn lực lượng Công an nhân dân

Chiều 05/4/2024, tại Hà Nội, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã làm việc với Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an về các mặt công tác của đơn vị.   Dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ… Bộ trưởng Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.   Báo cáo về các mặt công tác của đơn vị, Trung tướng Trần Vi Dân,...

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật

(Chinhphu.vn) - Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 02 năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật. Thay thế việc lập, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghệ cao bằng quy định về phương hướng xây dựng, phương án phát triển khu công nghệ cao trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.  Quy định cụ thể điều kiện...

Bổ sung quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Cơ sở đào tạo thuyền viên bồi dưỡng thuyền viên tàu cá được thu phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định Trong đó, Nghị định bổ sung Điều 54a về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền...

Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định nêu rõ, việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được...

Thủ tướng khen Bộ Tài chính, cơ quan thuế thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần...

(Chinhphu.vn) - Ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cơ quan thuế các cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cơ bản thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Thủ tướng khen Bộ Tài chính, cơ quan thuế thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử...

Mới nhất

Ấn Độ tăng dự trữ vàng

Theo Bussiness Standard, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (BRI)  Shaktikanta Das cho biết Ấn Độ đã và đang tăng cường dự trữ vàng. Mặc dù không đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào về lượng vàng mua vào, song Thống đốc RBI đã đưa ra dữ...

Ukraine tấn công UAV vào căn cứ không quân Nga, gây ra nhiều tổn thất

"Theo báo cáo sơ bộ, 8 người bị thương gần một sân bay ở quận Morozovsky sau khi một thiết bị nổ gắn vào máy bay không người lái rơi...

Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định nêu rõ, việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác...

Giá vàng thế giới lên cao nhất mọi thời

Mỗi ounce vàng tiến sát 2.330 USD trong phiên giao dịch cuối tuần, bỏ xa kỷ lục cũ xác lập phiên trước đó. Chốt phiên giao dịch tuần này, giá vàng thế giới vẫn xu hướng leo thang, với mức tăng tổng cộng 5%. Đây là tuần thứ 3 kim loại quý tăng giá mạnh.Kết thúc phiên ngày 5/4,...

Thủ tướng khen Bộ Tài chính, cơ quan thuế thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử xăng dầu theo từng lần...

(Chinhphu.vn) - Ngày 5/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cơ quan thuế các cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã cơ bản thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ...

Mới nhất