Trang chủNewsNhân quyềnPhum sóc vui đón Tết Chol Chnam Thmay đầy đủ, ấm áp

Phum sóc vui đón Tết Chol Chnam Thmay đầy đủ, ấm áp


Tết Chol Chnam Thmay là Tết “chịu tuổi” của đồng bào dân tộc Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14-16/4; trong niềm vui lúa được mùa và tôm được giá, đồng bào Khmer đang đón một cái Tết ấm áp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Những ngày cận Tết Chol Chnam Thmay, có dịp về các phum sóc có đông đồng bào Khmer mới cảm nhận được không khí đón Tết cổ truyền của đồng bào. Các gia đình Khmer, ngoài giờ lao động, sản xuất, đều tranh thủ sửa soạn, dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa khang trang sạch đẹp. Các nghệ nhân thì tập trung chỉnh sửa dụng cụ nhạc ngũ âm. Nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến…

Mừng năm mới, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đồng bào Khmer phấn khởi kỳ vọng những điều tốt đẹp trong năm. (Ảnh: Phương Nghi)
Mừng năm mới, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, đồng bào Khmer phấn khởi kỳ vọng những điều tốt đẹp trong năm. (Ảnh: Phương Nghi)

Đến xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) mới thấy hết sự đổi thay của nơi đây. Dọc theo những con đường trải nhựa, đường bê tông nông thôn là những ngôi nhà mới được xây dựng kịp thời giúp hộ dân là đồng bào Khmer không còn lo nhà dột khi vào mùa mưa bão.

Là một trong những hộ dân được hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719), gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa vui mừng khi căn nhà mới của gia đình đã hoàn thiện hơn 3 tháng nay. Là cựu chiến binh tuổi đã cao, sức yếu, nhiều năm qua, ông Thắng cùng gia đình chung sống trong căn nhà đã cũ, xuống cấp nặng. Khi được Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng, gia đình ông góp thêm hơn 20 triệu đồng để xây nhà mới.

Ông Danh Thắng chia sẻ niềm vui: “Được Nhà nước quan tâm hỗ trợ để xây dựng nhà mới, tôi và gia đình rất cảm động và biết ơn. Bây giờ gia đình tôi không còn lo lắng khi tới mùa mưa phải lấy xô, chậu hứng nước trong nhà do mái bị dột nhiều nơi. Đón Tết Chol Chnam Thmay năm nay gia đình tôi sẽ rất vui”.

Gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) nhận bàn giao căn nhà từ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. (Ảnh: Phương Nghi)
Gia đình ông Danh Thắng ngụ ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) nhận bàn giao căn nhà từ nguồn vốn hỗ trợ nhà ở từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719. (Ảnh: Phương Nghi)

Là một trong những hộ dân tộc Khmer được địa phương hỗ trợ nhà ở, chị Danh Thị Hêng, ở ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) chia sẻ: “Cuộc sống gia đình khó khăn, nguồn thu nhập chính của hai vợ chồng từ làm công nhân, làm thuê. Việc lo cái ăn, cái mặc cho con cũng được chúng tôi ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, dù phải sống trong ngôi nhà cấp 4 dột nát, song gia đình cũng không có điều kiện để sửa chữa, cải tạo.

Đúng lúc khó khăn nhất, gia đình được được chính quyền tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn vốn chính sách ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP (về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG 1719), để xây nhà ở. Từ số tiền này, gia đình tôi đã xây được căn nhà mới với diện tích 32m2. Giờ đây, vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn để chăm lo cho cuộc sống”.

Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang cho biết: “Sau hơn 3 năm triển khai hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025; đến cuối năm 2023, Kiên Giang triển khai thực hiện hỗ trợ đất ở cho 31 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 383 hộ; triển khai hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho 236 hộ; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 472 hộ; nâng cấp, mở rộng 14 công trình nước sinh hoạt tập trung trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí thực hiện trên 74 tỷ đồng. Đến nay, cơ bản đã giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt…”.

Về các xã có đông đồng bào Khmer sinh sống như Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu), Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình), Lộc Ninh (huyện Hồng Dân), Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long)…, đi trên những con đường dẫn về các phum, sóc, chúng tôi thấy được không khí rộn ràng những ngày mừng năm mới của bà con Khmer Bạc Liêu. Nhìn thấy được cảnh sắc phum sóc hôm nay, cảm nhận rõ sự hiện diện, lợi ích to lớn từ những chính sách dành cho dân tộc đã mang về cho các xã, ấp đặc biệt khó khăn nhiều công trình đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Xiêm Cán, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)
Lễ cầu siêu trong ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay tại chùa Xiêm Cán, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Phương Nghi)

Theo Hòa thượng Hữu Hinh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Đời sống của đồng bào Khmer đã khởi sắc hơn trước rất nhiều nhờ việc triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách, dự án đặc thù của Chính phủ, các bộ, ngành dành cho đồng bào Khmer. Tôi cũng thường khuyên bà con mình nên sống lành mạnh, tiết kiệm để cùng với các cấp chính quyền xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2030, tỉnh đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm nhạc cụ ngũ âm, đóng mới và sửa chữa ghe ngo, đầu tư lò hỏa táng và xây dựng chánh điện cho các chùa. Ngoài ra, nhiều ngôi chùa, các Salatel (nơi để bà con Khmer sinh hoạt văn hóa cộng đồng) trong vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer được hỗ trợ sinh hoạt, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc”, Hòa thượng Hữu Hinh nói.

Về ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) trong những ngày này sẽ dễ dàng bắt gặp cảnh nhà nhà chuẩn bị đón Tết. Với ý nghĩa bắt đầu một năm mới, ai cũng phấn khởi sửa sang, trang hoàng lại nhà cửa của mình. Tuy cuộc sống ngày càng hiện đại, nhưng nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ được những phong tục truyền thống như làm bánh gừng, nấu bún nước lèo… trong dịp Tết.

Bà Thạch Thị Sô Phi bày tỏ: “Năm nay mùa màng của phum sóc có nhiều khởi sắc, đời sống cũng từng bước được nâng lên, vì vậy ai cũng phấn khởi chuẩn bị hưởng một cái tết thật đầm ấm, sung túc. Dù có làm ăn ở xa thì các con tôi vẫn quay về nhà để sum họp đón giao thừa, cùng nhau trải qua những ngày tết hạnh phúc”.

Ông Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách đặc thù dành cho đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bạc Liêu quan tâm chỉ đạo thực hiện kịp thời, chặt chẽ và phát huy hiệu quả. Đáng chú ý là Chương trình MTQG 1719, chỉ tính riêng năm 2023, từ nguồn vốn phân bổ của Trung ương và ngân sách đối ứng của địa phương, Bạc Liêu đã giải ngân gần 42 tỷ đồng đầu tư vào xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, nhà ở, hỗ trợ nước sạch sinh hoạt, chuyển đổi ngành nghề… giúp cho hàng nghìn hộ gia đình Khmer phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất, việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer được các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Bạc Liêu đặc biệt quan tâm”.

Nhiều phum sóc có đông đồng bào Khmer sinh sống, nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến. (Ảnh: Phương Nghi)
Nhiều phum sóc có đông đồng bào Khmer sinh sống, nam thanh, nữ tú mải mê ôn luyện những điệu múa truyền thống để chuẩn bị khoe tài, khoe sắc trong những ngày Tết sắp đến. (Ảnh: Phương Nghi)

Sự đổi thay, sung túc ở phum sóc hiện rõ qua việc tổ chức đón Tết của đồng bào Khmer ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cái nắng nhẹ xen cơn mưa trái mùa giữa những ngày tháng Tư đã xoa dịu oi bức, tạo không khí mát mẻ cho bà con đón Tết Chol Chnam Thmay thêm vui vẻ. Vậy là phum sóc khắp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sắp sửa đón một cái tết cổ truyền đầm ấm, rộn rã sắc màu. Sau 3 ngày tết, mong rằng bà con sẽ có một vụ mùa mới với nhiều thuận lợi và tiếp tục gìn giữ, phát huy tốt bản sắc văn hóa Khmer trong thời kỳ mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tái hiện Lễ rước rể của dân tộc Ê Đê tỉnh Đắk Lắk trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam có sự tham gia của hơn 300 người gồm 54 thành phần dân tộc của 63 tỉnh, thành phố và các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động bảo tồn,...

Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của người Khmer Nam Bộ từ trần

Nhà giáo Lâm És, sinh năm 1940 trong một gia đình nông dân Khmer, ở ấp Trà Tép, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.Trong thời gian công tác, thầy soạn thảo nhiều bộ sách dạy song ngữ Khmer - Việt cho học sinh phổ thông. Bộ sách giáo khoa tiếng Khmer do thầy Lâm És chủ biên được tái bản nhiều lần và trở thành bộ sách giáo khoa được sử dụng chính thức cho...

Thủ tướng Chính phủ chúc mừng đồng bào Khmer nhân dịp Tết Chol Chnam Thmay

Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay là nét văn hóa đặc sắc, lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Cô giáo ‘ngược đời’, xin lên núi dạy học

Đến nay, cô Đậu Thị Lệ Huyền (34 tuổi) đã chuyển đến dạy ở Trường mẫu giáo xã Ea Bia, huyện miền núi Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) được 5 năm.Quyết định ngược đời của cô giáo trẻCô Huyền kể năm 2012, khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Trung ương 2 Nha Trang, cô được phân công về Trường mầm non thị...

Ai sẽ được cấp cứu bằng đường hàng không?

Đề án cũng cho biết sẽ thành lập Trung tâm cấp cứu 115 đường hàng không trên cơ sở hạ tầng hiện có của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng). Đây là bệnh viện có bãi đáp trực thăng lớn và đã thực hiện nhiều ca vận chuyển cấp cứu bằng đường không từ các đảo vào đất liền thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Israel ‘gật đầu’ nhất trí ngừng bắn ở Gaza, sẵn sàng đối phó mọi kịch bản của Iran

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 7/4 cho biết Israel sẽ không nhất trí ngừng bắn cho đến khi các con tin đang bị giam giữ ở Dải Gaza được thả.

Tiếp nhận và đặt tượng Lenin tại thành phố Vinh, Nghệ An

Được sự đồng ý về chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng và đề xuất của tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga), tỉnh Nghệ An sẽ tiếp nhận và đặt tượng V.I.Lenin tại vòng xuyến giao giữa đại lộ V.I.Lenin với đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh nhân kỷ niệm 154 năm ngày sinh của V.I.Lenin (22/4/1870-22/4/2024).

Công diễn dân vũ, điệu nhảy đường phố của học sinh, sinh viên tỉnh Điện Biên

Baoquocte.vn. Trên nền nhạc truyền thống và hiện đại, học sinh và sinh viên trên địa bàn Điện Biên đã biểu diễn hơn 33 tiết mục, với các điệu xòe, dân vũ mang đậm nét văn hóa truyền thống các dân tộc nơi đây.

Ukraine thông báo phá hủy toàn bộ 17 UAV của Nga trong đêm; Moscow tìm cách “đáp trả”

Ngày 7/4, quân đội Ukraine cho biết Các lực lượng vũ trang nước này đã phá hủy tất cả 17 máy bay không người lái (UAV) tấn công do Nga phóng đi trong đêm qua.

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì ở trẻ em.

Bài đọc nhiều

Bộ Công an thông báo về hai tổ chức khủng bố

Theo thông tin từ Bộ Công an, “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ” là tổ chức khủng bố.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Pháp luật về quyền lao động, việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam

Vấn đề quyền lao động và việc làm của người khuyết tật (NKT) được quy định tại Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật (CRPD), Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT (sau đây gọi tắt là Công ước số 159) và nhiều văn bản pháp luật quốc tế khác như: Tuyên bố về quyền của NKT năm 1975; Những quy tắc bình đẳng về cơ hội của...

Làm nông nghiệp phát thải thấp, bán tín chỉ các bon

Sinh kế bền vững từ cây bản địaAnh Phạm Thanh Hoàng chia sẻ, trong những chuyến từ thiện ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam anh thường được đồng bào Cơ tu “chiêu đãi” một loại thức uống thơm dịu, mang hương vị của...

JICA hỗ trợ 8,2 tỷ đồng xây dựng đập Sabo đầu tiên tại Sơn La

Lễ khởi công xây dựng thí điểm đập Sabo đã diễn ra vào ngày 4/4/2024 tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng JICA triển khai Dự án mới trong 5 năm tại Việt Nam ...

Cùng chuyên mục

Trẻ em được khuyến khích tham gia hoạt động thể chất 3 tiếng mỗi ngày

Cần xây dựng khung thời gian hoạt động thể chất cho trẻ em ít nhất mỗi ngày 3 tiếng đồng hồ để đảm bảo tăng trưởng, phát triển và tránh tình trạng béo phì ở trẻ em.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer

Ngày 6/4, Đoàn công tác của Ủy Ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Đoàn công tác Việt Nam khám bệnh, phát thuốc và tặng quà tại tỉnh Savannakhet, Lào

Ngày 5/4, nhân Triển lãm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhet lần thứ 4, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế tổ chức đoàn công tác đến thăm, khám bệnh, phát thuốc, tặng quà người Việt và người Lào có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Savannakhet.

JICA hỗ trợ 8,2 tỷ đồng xây dựng đập Sabo đầu tiên tại Sơn La

Lễ khởi công xây dựng thí điểm đập Sabo đã diễn ra vào ngày 4/4/2024 tại bản Piệng, xã Nặm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. JICA sẽ ưu tiên dành ODA thế hệ mới cho các dự án về hạ tầng JICA triển khai Dự án mới trong 5 năm tại Việt Nam ...

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh Tây Ninh năm 2024

Các đại biểu đã nghe các báo cáo viên trình bày hai chuyên đề gồm: Giới hạn quyền con người và công tác nhân quyền trong tình hình mới.

Mới nhất

Việt Nam lọt top điểm an toàn nhất cho khách nữ

Theo đánh giá của tạp chí Time Out của Anh, Việt Nam là một trong 9 điểm đến an toàn nhất thế giới dành cho những nữ du khách phượt một mình. Vnews Nguồn

TPHCM làm gì để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho 14 triệu dân?

TPO - Ngành cấp nước TPHCM cho biết thành phố đã chuẩn bị kế hoạch đảm bảo nhu cầu tiêu thụ nước sạch cho khoảng 14 triệu dân. Trong đó, từ nay đến năm 2025, TPHCM sẽ nâng công suất các nhà máy lên khoảng 2,9 triệu m3/ ngày đêm. Sáng 7/4, HĐND TPHCM phối hợp Sở...

Khởi công cải tạo hồ Thiền Quang, chờ kết nối 5 điểm mở

TPO - Tối muộn ngày 3/4, dự án Chỉnh trang đồng bộ xung quanh hồ Thiền Quang chính thức được khởi động thi công. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Hai Bà Trưng làm chủ đầu tư. Với mục tiêu hoàn thành phân kỳ...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tình hình cung cấp nước ngọt ở Tiền Giang

Ngày 7/4, đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu cùng lãnh đạo các...

Mới nhất