Trang chủNewsThế giớiPhương Tây bất đồng về xử lý hơn 300 tỷ USD đóng...

Phương Tây bất đồng về xử lý hơn 300 tỷ USD đóng băng của Nga


Mỹ muốn tịch thu tài sản đóng băng Nga, song Đức và nhiều nước khác lo ngại động thái này sẽ gây tổn hại cho chính họ và phương Tây.

Đức đang trở thành một trong những nước phản đối gay gắt nhất nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm tịch thu số tài sản hơn 330 tỷ USD của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng tại phương Tây sau khi nước này phát động cuộc chiến ở Ukraine.

Berlin lo ngại nỗ lực tịch thu tài sản đóng băng như vậy có thể tạo ra tiền lệ, thúc đẩy các nước khác làm theo và chống lại Đức vì những gì đã xảy ra trong Thế chiến II. Đức chỉ ủng hộ sử dụng lợi nhuận từ số tài sản bị đóng băng để chuyển cho Ukraine.

Trong số tài sản bị đóng băng của Nga, Liên minh châu Âu (EU) đang nắm giữ khoảng 229 tỷ USD, hầu hết nằm tại công ty dịch vụ tài chính Bỉ Euroclear.

Yêu cầu bồi thường về tổn thất trong Thế chiến II đã đeo bám Đức suốt nhiều thập kỷ, thậm chí đôi khi khiến quan hệ với các nước láng giềng căng thẳng. Sau Thế chiến II, Berlin phải trả tiền bồi thường chiến tranh cho phe Đồng minh và Liên Xô. Kể từ năm 1952, Đức trả hơn 90 tỷ USD cho những người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust và gia đình của họ, theo các tổ chức Do Thái.

Các yêu cầu bồi thường gần đây tiếp tục xuất hiện. Ba Lan, quốc gia bị Đức Quốc xã xâm lược và chiếm đóng trong suốt Thế chiến II, đề nghị Berlin bồi thường 1.300 tỷ USD kể từ năm 2022, trong khi Hy Lạp từ năm 2019 yêu cầu hơn 300 tỷ USD.

Đức cho biết vấn đề bồi thường đã giải quyết xong với các khoản thanh toán hậu chiến tranh và hiệp ước về biên giới năm 1990. Liên Xô và Mỹ đã ký hiệp ước, song Ba Lan, Hy Lạp và Italy không tham gia.





Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP

Năm 2004, khi Ba Lan gia nhập EU, Berlin đồng ý không ủng hộ những yêu sách chống lại Warsaw từ hàng triệu người Đức. Đổi lại, Ba Lan từ bỏ yêu cầu đòi bồi thường. Tuy nhiên, vấn đề lại một lần nữa được phía Ba Lan đưa ra vào năm ngoái.

“Khi nhắc tới những kẻ hành quyết, nạn nhân, sự trừng phạt và đau khổ, chúng tôi không chỉ khơi gợi lại những ký ức hay sự thật. Chúng tôi yêu cầu được bồi thường”, thủ tướng Ba Lan khi đó Mateusz Morawiecki nói trong dịp kỷ niệm 84 năm cuộc xâm lược của Đức hồi tháng 9/2023.

Tòa án ở Italy trong những năm gần ra phán quyết yêu cầu các khoản bồi thường cho gia đình những nạn nhân trong thời kỳ bị chiếm đóng. Một số tòa án nước này thậm chí nỗ lực tịch thu tài sản của Đức, gồm bất động sản ở Italy vốn thuộc về trường học, tổ chức văn hóa, lịch sử và khảo cổ học của Đức. Berlin đã kiện Rome lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và đang chờ xử lý.

Berlin lập luận rằng luật pháp quốc tế cấm cá nhân đưa ra yêu sách chống lại các nước tại tòa án quốc tế, đồng thời cho rằng tài sản nhà nước không thể bị tịch thu. Berlin thêm rằng vi phạm nguyên tắc này trong trường hợp của Nga sẽ làm suy yếu vị thế pháp lý lâu dài của Đức.

Chính phủ Ba Lan từ bỏ yêu cầu bồi thường với Đông Đức vào năm 1953. Tuy nhiên, vấn đề được khơi lên lần nữa sau khi Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Thủ tướng Đức Helmut Kohl khi đó tìm cách gắn việc từ bỏ yêu cầu bồi thường với công nhận biên giới sau chiến tranh của Ba Lan, gồm những vùng đất từng thuộc về Đức. Ông Kohl cuối cùng phải từ bỏ nỗ lực này vì áp lực quốc tế và trong nước.

Andreas Rodder, giáo sư lịch sử đương đại tại Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz, Đức, nói rằng các yêu cầu bồi thường của Italy và Ba Lan là có cơ sở. Song các đời chính phủ Đức đã liên tiếp phạm sai lầm khi từ chối tìm cách thỏa hiệp, khiến vấn đề ngày càng căng thẳng.

“Đức mặc định rằng vấn đề đã được giải quyết và cố tình tránh né nó suốt nhiều thập kỷ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hy Lạp và Ba Lan nói rằng vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm”, Rodder nói.

Berlin lập luận rằng tài sản bị đóng băng của Nga nên được giữ nguyên để sử dụng làm đòn bẩy trong đàm phán hòa bình và khiến Moskva phải nhượng lại một số phần lãnh thổ đang kiểm soát cho Kiev.

Slawomir Debski, người đứng đầu Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Ba Lan (PISM) ở Warsaw, cho biết một động lực khác khiến Berlin từ chối tịch thu tài sản của Moskva có thể là nhằm bảo vệ các công ty nước này ở Nga không bị trả đũa. Nhóm Leave Russia, tổ chức vận động các công ty phương Tây rời thị trường Nga, cho biết 272 công ty Đức vẫn hoạt động ở đó.

Bart Szewczyk, làm việc tại công ty luật Covington của Mỹ và từng làm cố vấn cho Ủy ban châu Âu, nói rằng những lo ngại của Berlin về nguy cơ tạo tiền lệ bồi thường là không chính đáng.

“Logic của các biện pháp đang được đề xuất rõ ràng chỉ áp dụng cho những hành vi hiện tại, chứ không phải là những gì xảy ra từ cách đây 80 năm”, ông nói.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, chuyên gia về luật, không sẵn sàng chấp nhận rủi ro.

Trong nội bộ G7, những bất đồng cũng xuất hiện. Mỹ đề xuất nhóm sẽ chi trước cho Ukraine 10 năm lợi nhuận từ tài khoản đóng băng của Nga. Số tiền này đóng vai trò tài sản thế chấp cho loại trái phiếu phát hành nhằm giúp Ukraine bán và huy động tiền. Các nước G7 sẽ là bên đảm bảo cho các trái chủ.

Tổng thống Joe Biden tuần này ký ban hành luật cho phép Washington có thể tịch thu tài sản Nga thuộc thẩm quyền của Mỹ, quốc gia hiện giữ 5-6 tỷ USD tài sản của Moskva.

“Chúng tôi đang xem xét loạt khả năng khác nhau từ tịch thu tài sản đến sử dụng chúng làm tài sản thế chấp”, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen nói tuần trước.

Mỹ lập luận rằng theo luật pháp quốc tế, các quốc gia có thể thực hiện những biện pháp đối phó không theo quy định của luật pháp để chống lại một quốc gia vi phạm nghĩa vụ quốc tế của họ. Trong khi các luật sư và nhà hoạch định chính sách nói rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine chính là hành động “vi phạm nghĩa vụ quốc tế”, họ vẫn tranh cãi về việc có nước nào khác ngoài Ukraine được quyền áp dụng biện pháp trái luật để đối phó với hành vi này hay không.

Các quan chức Mỹ ban đầu lo ngại tịch thu tài sản Nga có thể khiến Washington tự “lấy đá ghè chân mình” và đồng minh như Israel. Mỹ sau đó cho rằng chỉ những nước bị ảnh hưởng trực tiếp như nhóm ủng hộ chính và viện trợ quốc phòng cho Ukraine, hoặc các nước có thể bị đe dọa an ninh, mới có quyền tịch thu tài sản Nga.

Tuy nhiên, Nhật Bản, thành viên G7 và là quốc gia từng đối mặt nhiều yêu cầu bồi thường từ các nước láng giềng, có chung lập trường với Đức và phản đối ý tưởng này. Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục thảo luận vấn đề với các đối tác G7.

Pháp, Italy và Ngân hàng trung ương châu Âu cũng do dự, lo ngại việc tịch thu tài sản Nga có thể ảnh hưởng tới niềm tin quốc tế đối với đồng euro và tài sản của khu vực sử dụng đồng tiền chung.

Châu Âu có kế hoạch riêng là sử dụng lãi từ số tiền bị đóng băng để mua vũ khí và tài trợ tái thiết cho Ukraine. Điều đó có nghĩa kế hoạch có thể tiến hành sớm, dù các quan chức EU nói rằng châu Âu có thể tham gia kế hoạch của Mỹ vào năm 2025.





Binh sĩ Ukraine chuẩn bị đạn pháo 155 mm tại tiền tuyền ở vùng Zaporizhzhia ngày 14/1. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị đạn pháo 155 mm tại tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia ngày 14/1. Ảnh: Reuters

Lập trường khác biệt của các nước phương Tây có nguy cơ đe dọa nỗ lực sử dụng tài sản đóng băng Nga để hỗ trợ Ukraine. Mỹ và Anh cho rằng thành công của nỗ lực là rất quan trọng đối với khả năng chiến thắng của Kiev, song ý tưởng sẽ khó có thể thúc đẩy nếu không nhận được ủng hộ rộng rãi.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva bác bỏ khả năng đổi các vùng lãnh thổ mà nước này kiểm soát lấy tài sản bị phong tỏa.

“Tôi không biết ai tuyên bố cái gì, nhưng tài sản không thể dùng để đổi lãnh thổ. Chúng tôi không bán quê hương của mình. Và tài sản của Nga cũng là bất khả xâm phạm, nếu không hành vi trộm cắp của phương Tây sẽ vấp phản ứng gay gắt. Nhiều người phương Tây đã nhận ra điều này, song thật tiếc không phải là tất cả họ”, bà viết trên Telegram.

Các công ty phương Tây có tài sản bị Nga quốc hữu hóa gồm Fortum của Phần Lan, Uniper của Đức và Carlsberg của Đức. “Tài sản đóng băng mà chúng tôi có không ít hơn phương Tây”, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nói.

“Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Nga quyết chơi tới cùng, khi xung đột Ukraine đã khiến nước này cắt đứt hầu hết các quan hệ chính trị và kinh tế với phương Tây”, Elina Ribakova, giám đốc Chương trình Các vấn đề quốc tế kiêm phó chủ tịch về chính sách đối ngoại tại Trường Kinh tế Kiev, nói.

Thanh Tâm (Theo WSJ, Reuters, Euronews, Al Mayadeen)




Source link

Cùng chủ đề

Mỹ kêu gọi Nga, Trung không trao vũ khí hạt nhân cho AI

Quan chức cấp cao Mỹ kêu gọi Nga và Trung Quốc chỉ để con người, thay vì AI, đưa ra quyết định về triển khai vũ khí hạt nhân. Paul Dean, quan chức Cục Kiểm soát Vũ khí, Răn đe và Ổn định thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong cuộc họp ngày 1/5 rằng Washington đã đưa ra "cam kết mạnh mẽ và rõ ràng" rằng con người có toàn quyền kiểm soát đối với vũ khí hạt...

Dortmund quật ngã PSG ở Champions League

ĐứcTiền đạo Jadon Sancho tỏa sáng trong trận Dortmund thắng đội khách PSG tại lượt đi bán kết Champions League. *Tiếp tục cập nhậtKhông ghi bàn hay kiến tạo, nhưng Sancho vẫn là cầu thủ hay nhất trận theo điểm số từ các hãng thống kê, với 8,5 điểm từ Whoscored. Tiền đạo biên chế Man Utd rê bóng qua người tới 12 lần trong trận, kỷ lục của một cầu thủ người Anh trong lịch sử Champions League....

Nga trưng bày xe tăng Abrams, xe phá mìn 4 triệu USD tại Moskva

Quân đội Nga chuyển xe tăng M1 Abrams và xe phá mìn M1150 thu được tại chiến trường Ukraine đến triển lãm ở Công viên Chiến thắng. "Xe tăng chủ lực M1 Abrams và xe phá mìn M1150 ABV do Mỹ sản xuất đã được chuyển đến triển lãm trưng bày các chiến lợi phẩm tại Bảo tàng Chiến thắng trên đồi Poklonnaya ở thủ đô Moskva. Cả hai xe đều bị quân nhân Nga tịch thu trong chiến...

Bellingham bị chấm điểm thấp nhất bên phía Real

ĐứcTờ Marca chỉ chấm điểm 5 cho Jude Bellingham trong trận bán kết lượt đi Champions League giữa Bayern và Real. Tờ báo của Tây Ban Nha đánh giá Bellingham thiếu sự chính xác và những pha bóng mang tính đột phá trước Bayern. Ngoài ra, tiền vệ người Anh còn mắc lỗi mất bóng suýt dẫn đến bàn thua từ cú lốp giữa sân của Harry Kane. Điểm 5 dành cho Bellingham là thấp nhất bên phía Real...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Leverkusen đặt một chân vào chung kết Europa League

ItalyLeverkusen thắng 2-0 trên sân AS Roma ở lượt đi bán kết Europa League, qua đó bất bại trận thứ 47 từ đầu mùa. Từng thua Roma ở bán kết Europa League mùa trước, Leverkusen quyết tâm phục hận trong lần tái đấu đối thủ Italy. Trên sân Olimpico, tân vương Bundesliga dứt điểm tới 19 lần và ghi hai bàn nhờ công các tuyển thủ Đức. Florian Wirtz mở tỷ số trong hiệp đầu, trước khi Robert Andrich...

Hà Nội tăng khai thác nước ngầm

Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch dịp hè, thành phố cho phép nâng công suất khai thác nước ngầm của Nhà máy nước Mai Dịch thêm hơn 9.000 m3 mỗi ngày đêm. UBND TP Hà Nội vừa đồng ý với đề xuất của Sở Xây dựng việc nâng công suất khai thác nước ngầm cho bãi giếng Mai Dịch (Nhà máy nước Mai Dịch) từ 37.000 m3/ngày đêm lên 46.200 m3/ngày đêm.Nhà máy nước Mai Dịch có...

Ăn mày, tù nhân cuối thời Thanh qua ảnh

Những người hành nghề cắt tóc, xem bói, bán đồ ăn trên một con phố ở Cửu Giang, tỉnh Giang Tây. Theo The Paper, thời bấy giờ, dụng cụ chụp hình là đồ vật xa lạ với dân ở địa phương hẻo lánh, nhiều người không hiểu về máy ảnh nên sợ sệt, gây khó khăn cho người chụp hình. Năm 1872, John Thomson từng bị ném đá và bùn đất vào người khi đang làm việc. Khi...

Chủ đầu tư trung tâm thương mại Cantavil lãi lớn

Lợi nhuận sau thuế của Địa ốc Mai Viên - chủ đầu tư Cantavil Premier, tăng 14 lần trong năm ngoái, đạt hơn 213 tỷ đồng. Theo báo cáo gửi trái chủ mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư địa ốc Mai Viên (MVJ) ghi nhận vốn chủ sở hữu tăng thêm 65%, đạt gần 543 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả nhích nhẹ 0,9%, lên gần 814 tỷ. Điều này giúp hệ số nợ trên...

Kem mô phỏng địa điểm nổi tiếng Hà Nội hút khách

Những que kem mô phỏng tháp Rùa, Văn Miếu, cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng đang được các bạn trẻ và khách du lịch yêu thích khi tới Hà Nội. Dịp nghỉ lễ 30/4, du khách vui chơi quanh phố đi bộ hồ Gươm, Công viên Thống Nhất hay ghé qua một số xe kem lưu động ở các điểm vui chơi, bị thu hút bởi những que kem in hình các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội.Mỗi...

Bài đọc nhiều

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Cựu lính thủy đánh bộ Mỹ nói kẹp cổ người da màu để tự vệ

Cựu binh Daniel Penny nói "không có ý định làm hại" Neely khi kẹp cổ người đàn ông da màu này đến chết trên chuyến tàu điện ở Manhattan. Các luật sư của Daniel Penny ngày 5/5 cho biết cựu lính thủy đánh bộ 24 tuổi "không thể lường trước" cái chết Jordan Neely, khi khống chế người đàn ông da màu này bằng đòn kẹp cổ trên chuyến tàu điện ngầm ở Manhattan, New York ngày 1/5.Các luật...

Tổng giám đốc IAEA chuẩn bị thăm Tehran, Mỹ quyết không “mặt đối mặt” với Iran để làm điều này

Ngày 30/4, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thông báo, Tổng giám đốc tổ chức này Rafael Grossi sẽ tới Iran để gặp giới chức cấp cao nước chủ nhà trong 2 ngày 6-7/5 tới.

Cần Thơ chia sẻ biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu với đại diện các quốc gia nhóm G4

Ngày 17/4, ông Nguyễn Ngọc Hè - Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ - cùng lãnh đạo các sở, ngành hữu quan có buổi tiếp Đoàn công tác của nhóm G4 gồm Đại sứ quán các nước: Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ đến thăm và làm việc tại Cần Thơ. Từ 12 đến 14/4, diễn ra Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo...

Cùng chuyên mục

Lý do phe Dân chủ sẵn sàng ‘giải cứu’ Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Với tuyên bố sẵn sàng giải cứu, phe Dân chủ kỳ vọng Chủ tịch Hạ viện Johnson tiếp tục dựa vào họ để đối phó phe cực hữu trong Cộng hòa. Sau cuộc họp kín thường lệ của các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện ngày 30/4, lãnh đạo phe Dân chủ Hakeem Jeffries cho biết đảng của ông sẽ ra tay bảo vệ Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson trước nỗ lực lật đổ của hạ nghị...

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Trong một bài viết đăng trên trang Corriere della Sera (Italy), tác giả Massimo Nava đề cập chiều hướng chi tiêu quân sự gia tăng mạnh mẽ trong năm 2023 cũng như trong giai đoạn 10 năm gần đây.

Thụy Sĩ xác nhận mời các nước G7, G20, EU, BRICS tới hội nghị Ukraine

Thụy Sĩ đã mời hơn 160 phái đoàn tham dự một hội nghị quốc tế về kế hoạch hòa bình của Ukraine nhưng không đưa Nga vào danh sách khách mời. Các Nguyên thủ Quốc gia và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên G7, G20, Liên minh châu Âu (EU) và khối BRICS đã được mời tham dự sự kiện dự kiến diễn ra vào ngày 15-16/6 ở Lucerne, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ...

Ukraine thừa nhận khả năng đàm phán với Nga, Philippines phản đối Trung Quốc ở Biển Đông, Iran trừng phạt nhiều công ty Mỹ

Hamas cam kết thả con tin Israel theo thỏa thuận, Mỹ cáo buộc Nga và Trung Quốc triển khai vũ khí tác chiến vũ trụ, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tích cực, cao nhất 5 năm qua

Bốn tháng đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,28 tỷ USD. Đây là con số cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu...

VN-Index nối nhịp tăng sau đợt nghỉ lễ bất chấp khối ngoại bán mạnh

VN-Index nối nhịp tăng sau đợt nghỉ lễ bất chấp khối ngoại bán mạnh Bất cháp áp lực bán ròng hơn 900 tỷ đồng từ khối ngoại, VN-Index hôm nay, 2/5, tăng gần 7 điểm, nối dài mạch tăng phiên thứ hai liên tiếp để chạm mốc 1.216 điểm nhờ dòng tiền tập trung vào cổ phiếu MWG...

Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu trên khâu lưu thông

Căn cứ nguồn tin báo đã được thẩm tra xác minh, chiều ngày 23/4, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành khám xe ô tô mang biển kiểm soát 43H - 011.40 do ông Ngô Hà Hoàng Vũ trú tại thôn Tân Lập A,...

Tiếp tục hoàn thiện công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 2/5, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước cùng đoàn công tác đã làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Điện Biên về công...

Thua đau U23 Iraq, U23 Indonesia vẫn còn cơ hội dự Olympic Paris 2024

U23 Indonesia 1-2 U23 IraqTrận tranh hạng ba giải U23 châu Á 2024 cũng là cuộc đấu phân định suất tham dự Olympic Paris 2024 thứ ba của bóng đá châu Á. Với tính chất quan trọng này, U23 Indonesia và U23 Iraq tạo nên màn so tài căng thẳng, hấp dẫn. Kết quả chỉ được định đoạt...

Mới nhất