Trang chủChính trịNgoại giaoPhương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành...

Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ cuối)


Thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS là một trong những hội nghị có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khối, nếu không muốn nói là trong lịch sử nền kinh tế thế giới. Cùng với sự kiện, bản đồ địa chính trị toàn cầu sẽ được vẽ lại?

Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ cuối)
Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 tổ chức tại Nam Phi, từ 22-24/8. (Nguồn: GCIS)

Đồng tiền dự trữ mới

Tầm quan trọng của việc phi đô USD hóa không thể được nhấn mạnh đủ trong bối cảnh đồng tiền dự trữ tiềm năng do BRICS phát hành sẽ được các thành viên sử dụng trong thương mại xuyên biên giới. Trong khi các quốc gia BRICS có đủ nguồn tài chính để thiết lập một loại tiền tệ hoặc đơn vị tài khoản như vậy, họ lại thiếu cơ cấu thể chế và quy mô để đạt được mục tiêu này một cách bền vững.

Ngay cả khi giả định các thành viên hoàn toàn liên kết về mặt địa chính trị và có xu hướng hợp tác hơn là cạnh tranh, thì việc áp dụng một đồng tiền chung cũng tạo ra một số thách thức.

Lấy ví dụ, khi tạo ra đồng Euro, hiện là đồng tiền dự trữ lớn thứ hai thế giới, các rào cản bao gồm: Đạt được sự hội tụ kinh tế vĩ mô; thống nhất về cơ chế tỷ giá hối đoái; thiết lập một hệ thống thanh toán bù trừ đa phương và thanh toán hiệu quả; đồng thời tạo ra các thị trường tài chính được quản lý ổn định và thanh khoản.

Mỹ đã có thể thực thi việc sử dụng đồng USD trong thế kỷ trước nhờ vị trí bá chủ của mình sau khi Thế chiến II kết thúc. Nền kinh tế này được củng cố trong nhiều thập niên bởi quy mô của thị trường trái phiếu kho bạc, vốn thường được coi là tài sản dự trữ hàng đầu thế giới.

Nếu muốn cung cấp một giải pháp thay thế có tính cạnh tranh, các nước BRICS sẽ cần thống nhất về một thị trường trái phiếu hiện đại. Thị trường này cần phải đủ lớn để hấp thụ các khoản tiết kiệm toàn cầu và cung cấp tín dụng đối với dự án có rủi ro vỡ nợ thấp, nơi các khoản tiền thặng dư có thể được cất giữ khi không được sử dụng cho thương mại.

Phản ánh về những thách thức này, ông Sooklal đã nhắc lại vào tháng 7 rằng, đồng tiền BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của Thượng đỉnh năm 2023, mặc dù khối sẽ mở rộng thương mại và thanh toán bằng nội tệ.

Ngoài giảm thiểu rủi ro trước những biến động toàn cầu cũng như rủi ro địa chính trị, các nước BRICS đã thu được lợi ích đáng kể từ việc sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch xuyên biên giới. Điều này giúp duy trì và thúc đẩy thương mại giữa các thành viên, ngay cả trong môi trường hoạt động đầy thách thức với những rủi ro địa chính trị gia tăng. Nó cũng đang nới lỏng các hạn chế về cán cân thanh toán liên quan đến nguồn tài trợ bằng USD, đồng thời củng cố nền kinh tế nội địa.

Mặc dù, Trung Quốc và Ấn Độ có thể có những lợi ích an ninh khác nhau nhưng mỗi nước đều được hưởng lợi từ việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ của chính mình. Các quốc gia BRICS đã sử dụng đồng tiền riêng của họ trong thanh toán thương mại song phương và Saudi Arabia đang xem xét ký thỏa thuận với Trung Quốc để thanh toán các giao dịch dầu mỏ bằng đồng Nhân dân tệ.

Trong khi đó, Ấn Độ đang mở rộng việc sử dụng nội tệ để thanh toán thương mại song phương ngoài nhóm BRICS khi mời hơn 20 quốc gia mở tài khoản ngân hàng đặc biệt để thanh toán thương mại bằng đồng Rupee. Trong một động thái làm nên lịch sử, vào giữa tháng 8 này, New Delhi đã thực hiện khoản thanh toán dầu đầu tiên cho UAE bằng đồng Rupee.

Tạo dựng kiến trúc tài chính mới

Tin tốt là nhóm BRICS đã có các tổ chức cần thiết để tạo ra một hệ thống thanh toán tích hợp và hiệu quả cho các giao dịch xuyên biên giới. Cơ chế hợp tác liên ngân hàng BRICS tạo điều kiện thanh toán xuyên biên giới giữa các ngân hàng trong khối bằng nội tệ.

Có thể nhắc tới BRICS Pay, một hệ thống thanh toán quốc tế kỹ thuật số đa tiền tệ trong giao dịch giữa các quốc gia thành viên, cũng đang hoạt động tốt, giúp giảm chi phí đáng kể.

Hơn nữa, Ngân hàng Phát triển mới (NDB), tổ chức tài chính đang đi đầu trong việc tạo ra đồng tiền chung BRICS, dự định huy động nguồn tài trợ bằng đồng nội tệ lên ít nhất 30% danh mục đầu tư vào năm 2026, tăng từ mức 22% hiện nay. NDB cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực chung nhằm giảm hàm lượng USD trong thương mại và đầu tư xuyên biên giới giữa các quốc gia BRICS. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh, vào đầu tháng 8, ngân hàng này đã phát hành trái phiếu bằng đồng Rand Nam Phi đầu tiên.

Bên cạnh đó, các ngân hàng trung ương cũng có động thái nhằm điều chỉnh chiến lược phát triển các loại tiền kỹ thuật số, với mục tiêu thúc đẩy khả năng tương tác tiền tệ và làm sâu sắc thêm sự hội nhập kinh tế và tài chính. Việc này báo hiệu một sự chuyển đổi có trật tự, hướng tới một thế giới tiền tệ dự trữ đa cực trong kỷ nguyên kỹ thuật số đầu tiên này.

Mở rộng thành viên, dự kiến sẽ là một trong những kết quả chính của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15, sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra sự khác biệt về lợi ích và đặt ra nhiều thách thức hơn – nhưng nó cũng hàm ý khả năng mở rộng đáng kể sức mạnh tiêu dùng của nhóm, với những ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế và địa chính trị.

Việc mở rộng sẽ tạo ra quy mô và tăng cường quá trình chuyển đổi từ thanh toán bù trừ song phương sang đa phương và cuối cùng hướng tới đồng tiền chung BRICS. Điều này sẽ giải quyết một trong những thách thức lớn liên quan đến việc sử dụng đồng nội tệ trong thanh toán thương mại song phương: Khó khăn trong việc triển khai các loại tiền tệ này khi có sự mất cân đối phát sinh.

Gần đây, những thách thức như vậy đã dẫn đến việc đình chỉ thỏa thuận thương mại song phương vốn cho phép Ấn Độ thanh toán nhập khẩu dầu của Nga bằng đồng Rupee, trong khi Moscow tích lũy hàng tỷ Rupee.

Trong khi đó, việc mở rộng thành viên sẽ làm suy yếu thêm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế và đẩy nhanh quá trình đa cực hóa trật tự tiền tệ toàn cầu. Nhóm lớn hơn cuối cùng sẽ bao gồm hầu hết các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Điều này làm tăng lợi ích chung liên quan đến việc sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch xuyên biên giới và tiếp tục cắt giảm khối lượng thương mại toàn cầu được thực hiện bằng USD.

Chắc chắn, tính chặt chẽ của các sắp xếp thể chế, cùng với chiều rộng và chiều sâu của thị trường tài chính Mỹ, cho thấy sự thống trị của đồng USD sẽ vẫn là đặc điểm chính của cấu trúc tài chính toàn cầu trong một thời gian. Nhưng sau khi mở rộng thành viên, BRICS có thể sớm biến thành một liên minh địa chính trị mạnh mẽ rõ rệt nhằm đẩy nhanh quá trình phi USD hóa và chuyển đổi sang một thế giới đa cực.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử khối, nếu không muốn nói là trong lịch sử nền kinh tế thế giới. Cùng với sự kiện, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Ba Lan yêu cầu Nga giải thích vụ ‘tên lửa xâm phạm không phận’

Warsaw sẽ yêu cầu Moskva giải thích, sau khi quân đội Ba Lan thông báo một tên lửa hành trình Nga đã bay vào không phận nước này 39 giây. "Ba Lan sẽ yêu cầu Liên bang Nga giải thích vụ xâm phạm không phận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết hôm nay, kêu gọi Moskva "dừng tập kích lãnh thổ Ukraine và tập trung giải quyết rắc rối trong nước".Động thái diễn...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết...

Nắng lên, dịch vụ cho thuê xe đạp ở hồ Tây sôi động, thu tiền triệu mỗi ngày

21/03/2024 | 18:22 TPO - Không cần khuyến mãi tưng bừng hay giảm giá sốc, thị trường thuê xe đạp vẫn vô cùng sôi động khi vào...

Giá vàng tiếp đà giảm, nhà đầu tư thua lỗ đến 3,7 triệu đồng/lượng

Thời điểm 17h chiều ngày 24/3/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ so với rạng sáng cùng ngày. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 80,3 triệu đồng/lượng. So với rạng sáng...

Mới nhất