Trang chủNewsChính trịQuốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của...

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân


Đó là một trong những nội dung trong được nhấn mạnh trong phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Hội nghị triển khai hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2024 và phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam.

Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, trải qua gần 80 năm hình thành và phát triển với 15 khóa, Quốc hội Việt Nam có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; ngày càng khẳng định vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ: Dù thời kỳ nào và trong hoàn cảnh nào, thì Quốc hội Việt Nam luôn nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân, phát huy trí tuệ của cả dân tộc, cùng chung sức xây dựng và phát triển đất nước.

Để hướng tới kỷ niệm mốc rất lịch sử tròn 80 năm, Chủ tịch Quốc hội khẳng định: năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, Đảng đoàn Quốc hội đã có chủ trương từ rất sớm, chủ động chuẩn bị và lần đầu tiên Ban Bí thư đã có thông báo chính thức đồng ý đưa chương trình Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên với quy mô cấp quốc gia.

Trên tinh thần đó, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam do Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng ban.

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các đại biểu tham dự lễ phát động. (Ảnh: DUY LINH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thành lập Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm do Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban với đại diện đông đảo của các cấp, các ngành, cơ quan trong Quốc hội và của cả nước. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta, Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng của khối Quốc hội được luật hóa, trong đó có quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam” và giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong các cơ quan của Quốc hội.

Để triển khai Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với sự hỗ trợ của các cơ quan bên trong và bên ngoài Quốc hội, nhất là Chính phủ, trực tiếp là Bộ Nội vụ, đã dày công nghiên cứu và ban hành Nghị quyết số 43/2024/UBTVQH15 quy định về Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Quốc hội Việt Nam”; Nghị quyết 44/2024/UBTVQH15 quy định về “thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng của Quốc hội do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Hội đồng để triển khai các công tác thi đua, khen thưởng trong khối Quốc hội.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Về tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, qua các phát biểu, tham luận trình bày tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, các đại biểu đều đánh giá cao việc lần đầu tiên Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội; đồng tình với Báo cáo tổng kết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nhìn lại những kết quả quan trọng vừa qua, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, khi nói đến hoạt động của Quốc hội và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thì được đo lường và đánh giá bằng kết quả hoạt động của các chủ thể như thế, trong đó đại biểu Quốc hội vừa là vị trí chủ thể, vừa là vị trí trung tâm.

Các quy định của pháp luật đã đề cập rõ về Đoàn đại biểu Quốc hội là một mô hình rất đặc thù của Việt Nam, khác với các nước trên thế giới – trong đó quy định rõ Đoàn đại biểu Quốc hội là một tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc của những đại biểu Quốc hội được phân công về công tác tại địa phương.

Quốc hội Việt Nam nói tiếng nói tâm huyết, trách nhiệm của nhân dân ảnh 2

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát động phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. (Ảnh: DUY LINH)

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội là sự cố gắng, nỗ lực tiếp tục tìm tòi, đổi mới của Quốc hội chúng ta nói chung và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nói riêng trong việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

Điểm lại với 5 kỳ họp, trong đó có 3 kỳ họp bất thường, Quốc hội đã giải quyết khối lượng công việc rất lớn.

“Đạt được những kết quả như vậy có sự đóng góp rất lớn, mang tính quyết định của đại biểu Quốc hội và một tổ chức hạt nhân quy tụ các đại biểu Quốc hội, đó là các Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao từ thực tiễn có nhiều mô hình tốt và cách làm hay; nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội, nhất là các đồng chí Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn… rất quan tâm đến công tác xây dựng pháp luật.

Về công tác lập pháp, các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến để Quốc hội xem xét, thông qua 16 dự án luật và cho ý kiến với 10 dự án luật khác; đã có 617 hội nghị ở các đoàn đại biểu Quốc hội, với sự tham gia của 22.702 người và 10.621 ý kiến để đóng góp cho các dự án luật này.

Tại các kỳ họp Quốc hội, đã có 2.636 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ và 1.296 đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường. Các đại biểu Quốc hội cũng đã đóng góp nhiều ý kiến, để Quốc hội xem xét, thông qua hơn 1.000 nghị quyết trong năm 2023.

Theo số liệu báo cáo, về hoạt động giám sát, trong năm 2023, các Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện giám sát theo kế hoạch của Đoàn là 80 cuộc; giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội là 201 cuộc; tham gia Đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 51 cuộc. Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành 54 cuộc giám sát ở địa phương…

Đánh giá một cách tổng thể, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, trong năm 2023 – một năm Quốc hội có khối lượng công việc rất lớn, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã tích cực phát huy tinh thần “lập pháp chủ động, giám sát hiệu quả và quyết sách kịp thời”, làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao. Những kết quả Quốc hội đạt được chính là từ hiệu quả hoạt động của từng đại biểu Quốc hội và của các Đoàn đại biểu Quốc hội.

Chú trọng nâng cao chất lượng các đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở phát huy những kết quả đã được, trong năm 2024, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần thống nhất một định hướng lớn, đó là tiếp tục mở rộng, tăng thêm khối lượng công việc và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội gắn với tăng cường hoạt động, nâng cao chất lượng của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm.

Về giải pháp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tiếp tục quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò, ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn đại biểu Quốc hội trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam nói chung, tăng cường hơn nữa hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Trong đó, nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất của các Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân và phối hợp, bảo đảm các điều kiện để các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri.

Nhiệm vụ thứ hai, theo Chủ tịch Quốc hội, đó là các đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến cho các dự án luật và các vấn đề quan trọng khác, cho ý kiến về chương trình các kỳ họp Quốc hội.

Nhiệm vụ nữa là tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, trong đó chú trọng hoạt động tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội giám sát tại địa phương.

Hiện nay, mỗi năm Quốc hội tiến hành 2 giám sát chuyên đề tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành 2 giám sát chuyên đề.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đoàn đại biểu Quốc hội nghiên cứu để tổ chức giám sát có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng tinh thần giám sát chuyên đề của Quốc hội là “truy đến cùng và gỡ đến cùng”; cần khắc phục tính chồng chéo trong hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội.

Theo quy định của luật hiện hành, đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân ở đơn vị bầu ra mình, đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đoàn đại biểu Quốc hội cần cân đối giữa hai nhiệm vụ này, bởi lẽ, “nếu đại biểu Quốc hội chỉ nói tiếng nói của địa phương thì không được, nhưng nếu chỉ thuần túy nói tiếng nói của Trung ương càng không được”.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu Quốc hội; tăng cường công tác phối hợp giữa các Đoàn đại biểu Quốc hội với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và phối hợp với các cơ quan của Quốc hội; tiếp tục bám sát sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ khóa Quốc hội tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đánh giá kỹ hơn các chính sách mới trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

"Trong dự thảo luật xuất hiện những chính sách mới ngoài các chính sách đã trình ở đề nghị xây dựng luật, cần có tổng kết, đánh giá tác động đầy đủ", Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh lưu ý. Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nhìn nhận, các ý kiến cơ bản nhất trí với sự cần thiết xây dựng Luật sửa...

Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

(ĐCSVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Ban Công tác đại biểu tiếp thu ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mô tả công việc, khung năng lực, vị trí việc làm của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở Trung ương và cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.   Chiều 1/4, tiếp tục chương trình phiên...

Sớm hoàn thành vị trí việc làm để cải cách tiền lương

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến Kỳ họp thứ 7, sẽ có 10 dự án luật được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đến nay căn cứ vào kết quả, tiến độ chuẩn bị thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có đủ hồ sơ, đưa vào xem xét 5 dự án luật trong phiên họp chuyên đề pháp luật lần này. Cụ thể gồm các luật...

Trình Quốc hội Dự án cao tốc Gia Nghĩa

Trình Quốc hội Dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trị giá 25.540 tỷ đồngDự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) giai đoạn 1 có chiều dài 128,8 km sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, quy mô 4 làn xe tiêu chuẩn. Ảnh minh...

Nhiều đại biểu đồng tình quy định cấm tuyệt đối có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông

Sáng 27/3/2024, tiếp tục Chương trình làm việc, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 thảo luận về dự thảo Luật TTATGT đường bộ. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung họp. Thảo luận tại phiên họp, nhiều đại biểu quan tâm và nhất trí với quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Về xứ Nghệ thăm làng “cá gỗ”

NDO - Dù ra mắt vào cuối năm 2023, song tính đến thời điểm hiện tại, sức hút của tour du lịch "Làng cá gỗ - sau ánh hào quang" vẫn chưa hề suy giảm. Về làng Quỳnh Đôi, du khách không chỉ có dịp ghé thăm vùng đất khoa bảng nức tiếng của xứ Nghệ mà còn được lắng nghe giai thoại về con cá gỗ, thấm thía câu chuyện của những người khai ấp lập làng, gian nan...

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội họp, xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm...

Mặc dù là kỳ họp chuyên đề nhưng kỳ họp thứ 15 có khối lượng công việc lớn, với 17 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề. Các nhóm vấn đề được xem xét, quyết định tại kỳ họp bao gồm: Một là, Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thiện,...

Du khách nước ngoài thích thú hóa thân thành nông dân

Đây là tour du lịch đầu tiên dành cho khách quốc tế được triển khai sau khi mô hình du lịch nông nghiệp VietHarvest AgriTour chính thức ra mắt cuối tháng 12/2023 vừa qua. Mô hình được phát triển từ Dự án cộng đồng “Cải thiện sinh kế của nông dân vùng ven đô Hà Nội - Du lịch nông nghiệp như một ngành kinh doanh hỗ trợ đa dạng nguồn thu nhập” thực hiện bởi VietED, với...

Nỗ lực lớn, quyết tâm cao hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ khi ban hành Quyết định 884/QĐ-TTg ngày 23/7/2022 thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, Ban Chỉ đạo đã họp được 10 phiên, là một cách làm mới, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tế điều hành phù hợp nhằm mục tiêu thúc đẩy tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn...

Du lịch biển Hà Tĩnh đón đầu xu hướng tăng trưởng mới

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, khách sạn Mường Thanh Luxury Xuân Thành đã trở thành điểm đến không thể thiếu đối với du khách mỗi khi đến với huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Cùng với sân golf 18 lỗ, trường đua chó, đua ngựa Xuân Thành, khu nhà nghỉ container…, sự hiện diện của khách sạn 5 sao ven biển này đã tạo nên tổ hợp giải trí, sân golf, khách sạn đẳng cấp...

Bài đọc nhiều

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Luật Đất đai 2024

Liên quan đến đất đai, tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao cũng đã dành riêng một mục đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ...

Quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ

Tại phiên họp, trình bày tờ trình dự án Luật, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, những năm qua Đảng, Nhà nước...

Khai mạc Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ I

Hội nghị nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 3 nước, đồng thời tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Campuchia-Lào-Việt Nam, qua đó vun đắp thêm tình đoàn kết, đặc biệt là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao Bộ Công an, Bộ Nội vụ 3 nước trao đổi...

Tọa đàm về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về các nội dung: những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, cũng như kinh nghiệm trong 10 năm triển khai thực hiện Kết luận số 100-KL/TW của Ban Bí thư khóa XI về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu dư luận xã hội; đánh giá vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác...

Nỗ lực lớn, quyết tâm cao hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ khi ban hành Quyết định 884/QĐ-TTg ngày 23/7/2022 thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, Ban Chỉ đạo đã họp được 10 phiên, là một cách làm mới, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tế điều hành phù hợp nhằm mục tiêu thúc đẩy tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn...

Cùng chuyên mục

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội họp, xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm...

Mặc dù là kỳ họp chuyên đề nhưng kỳ họp thứ 15 có khối lượng công việc lớn, với 17 nội dung liên quan đến 4 nhóm vấn đề. Các nhóm vấn đề được xem xét, quyết định tại kỳ họp bao gồm: Một là, Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thiện,...

Nỗ lực lớn, quyết tâm cao hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, từ khi ban hành Quyết định 884/QĐ-TTg ngày 23/7/2022 thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, Ban Chỉ đạo đã họp được 10 phiên, là một cách làm mới, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tế điều hành phù hợp nhằm mục tiêu thúc đẩy tiến độ các dự án, bảo đảm chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn...

Thể chế hóa chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Luật Đất đai 2024

Liên quan đến đất đai, tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao cũng đã dành riêng một mục đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ...

[Ảnh] Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm giao thông vận tải

NDO - Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo. Dự phiên họp có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc...

Khai mạc Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ I

Hội nghị nhằm triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao 3 nước, đồng thời tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Campuchia-Lào-Việt Nam, qua đó vun đắp thêm tình đoàn kết, đặc biệt là quan hệ hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Đây cũng là dịp để lãnh đạo cấp cao Bộ Công an, Bộ Nội vụ 3 nước trao đổi...

Mới nhất

15 tỷ phú trẻ nhất thế giới

15 tỷ phú trẻ nhất thế giới theo danh sách của Forbes năm nay dưới 30 tuổi (trừ Gustav Magnar Witzøe) và có tài sản nhờ thừa kế từ gia tộc. Gustav Magnar Witzøe Gustav Magnar Witzoe.Ảnh: Eikny Kristine Havik Skjaerseth Tuổi: 30Tài sản: 4,2 tỷ USDNguồn tài sản: Nuôi cáQuốc tịch: Na UyGustav thừa kế một nửa gia sản công...

Ba thực phẩm có thể kích hoạt gene trường thọ

Nhật BảnChuyên gia chỉ ra rằng rong biển, tảo và mướp đắng có thể kích hoạt gene liên quan tuổi thọ, là bí quyết sống lâu của người dân Okinawa. Cuối tháng 2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán sẽ có khoảng 35 triệu ca mắc ung thư mới vào năm 2050, tăng 77% so với...

Cách giữ gìn sắc vóc của Việt Trinh ở tuổi 52

Diễn viên Việt Trinh, 52 tuổi, cho biết đi bộ mỗi ngày, ăn khoai lang thay cơm và dùng các loại rau, trái cây tự trồng để làm đẹp. Theo diễn viên, lúc trước cô bận việc, ăn uống không điều độ, nhiều khi tiện lúc nào ăn lúc đó nên cơ thể không gọn gàng, ở mức 68...

Mới nhất