Trang chủPolitical ActivitiesSớm đưa đất nước nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo tăng...

Sớm đưa đất nước nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng và phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra



(MPI) – Phát biểu làm rõ một số vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, để hỗ trợ thực hiện chương trình, các chính sách này cần sớm được ban hành, đi vào thực tiễn một cách hiệu quả để hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh và góp phần sớm đưa đất nước ta nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng và phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu của các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, phải xác định đây là một vấn đề lớn và khó, có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với kinh tế mà còn đối với cả các vấn đề về xã hội và hệ thống y tế ở nước ta, không chỉ là tác động trong ngắn hạn mà cả trong trung và đặc biệt là chưa có tiền lệ. Trước đây, để đối phó với một số cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ chúng ta cũng đã có một số chính sách nhưng tính chất, phạm vi hẹp hơn, quy mô nhỏ hơn.

Do vậy, Chính phủ đã khẩn trương, nghiêm túc tổ chức nghiên cứu, bám sát chủ trương của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội và tình hình thực tiễn, điều kiện cụ thể của đất nước, nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và các bài học rút ra từ các gói kích thích kinh tế của nước ta trước đây. Bên cạnh đó, có tham vấn các tổ chức quốc tế, các chuyên gia trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, hiệp hội, ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xây dựng và hoàn thiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội cũng như đề án về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình để trình Quốc hội hôm nay.

Nhìn chung, hầu hết các đại biểu đều nhất trí với sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu và các nội dung của chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ thực hiện chương trình, các chính sách này cần sớm được ban hành, đi vào thực tiễn một cách hiệu quả. Nhiều ý rất xác đáng của các đại biểu Quốc hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình và coi đây là một nguồn lực bổ sung quan trọng bên cạnh các nguồn lực 5 năm và hằng năm đã được Quốc hội quyết định, giúp nền kinh tế sớm tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để phục hồi, phát triển.

Các mục tiêu của chính sách được xây dựng gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu của chiến lược và các kế hoạch 5 năm như ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, phục hồi để phát triển bền vững. Các chính sách được xây dựng bám sát các quan điểm, nguyên tắc là phải gắn kết chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cả phía cung và cầu, có quy mô đủ lớn, có thời gian đủ dài và giải ngân được ngay. Chính sách đưa ra cần đúng, trúng và hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, đáp ứng cả về nhu cầu ngắn hạn và dài hạn. Nâng cao và củng cố niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, triển khai phải nhanh, quyết liệt và kịp thời, bảo đảm tính công bằng, hài hòa, hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực, giữa các địa phương vùng, miền.

Giải trình một số vấn đề đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Thứ nhất, về quy mô tổng thể chính sách, tài khóa, tiền tệ và phương thức huy động, Chính phủ đã nghiên cứu và đánh giá tình hình phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung, những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, người dân người lao động và nhu cầu hỗ trợ. Khả năng huy động nguồn lực và hấp thụ của nền kinh tế để xây dựng chính sách tài khóa, tiền tệ với quy mô phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất các quy mô, phạm vi, đối tượng và lộ trình thực hiện của từng chính sách, như chính sách miễn, giảm thuế ngay trong năm 2022, năm đầu thực hiện chương trình có thể thực hiện được ngay 100%. Hỗ trợ đầu tư công, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng, hạ tầng giao thông chiến lược cần phải có thời gian để hoàn tất các công tác chuẩn bị, nên cần phải có sự điều hòa linh hoạt giữa kế hoạch đầu tư trung hạn và chính sách tài khóa để hỗ trợ đầu tư công trong chương trình, nhằm giải ngân hiệu quả nguồn lực bổ sung quan trọng này.

Để đảm bảo nguồn vốn để triển khai, trước hết Chính phủ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ việc triển khai tiết kiệm các khoản chi từ ngân sách nhà nước, phấn đấu tăng thu và thông qua đẩy mạnh lộ trình cải cách thuế, chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước,… sau đó mới đến huy động các nguồn vốn vay từ trái phiếu Chính phủ trong nước, rồi mới đến vay ODA và từ các tay tài trợ nước ngoài. Như vậy, Chính phủ đã tính toán trên quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2022 sẽ giải ngân 42% tổng số vốn của chương trình, phần còn lại giải ngân trong năm 2023.

Thứ hai, về phân bổ và quản lý, sử dụng thực hiện nguồn vốn từ các chính sách tài khóa và tiền tệ một cách hiệu quả. Trước hết đó là phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là đối với chính sách tài khóa, ngoài ra phải đáp ứng được các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ của chương trình.

Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu của chính sách thì Chính phủ đã nghiên cứu và đề xuất hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa phục vụ nhu cầu tăng trưởng, phát triển bền vững lâu dài, thúc đẩy cả cung và cầu của nền kinh tế, chính sách tập trung vào các ngành, lĩnh vực cần thiết trước mắt để đảm bảo nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với nâng cao năng lực về hiện đại hóa các trung tâm chuyên sâu CDC cấp vùng, bệnh viện tuyến trung ương, hỗ trợ nâng cao năng lực giải quyết việc làm, đào tạo lao động, phục hồi ngành du lịch,… Tiếp đó là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược, kết nối các cửa khẩu phía Đông Bắc, các khu công nghiệp, khu kinh tế,…

Ngoài ra, việc phân bổ nguồn vốn cũng bảo đảm hài hòa giữa các vùng miền, tạo động lực mới cho phát triển, đảm bảo công bằng nhưng không cào bằng, xác định thứ tự ưu tiên đầu tư, ưu tiên ngành, lĩnh vực có tính lan tỏa. Nhìn chung, chính sách đã được chuẩn bị nghiêm túc, bảo đảm thiết thực, có hiệu quả đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu, đây là một chương trình quy mô tương đối lớn, thời gian thực hiện của chương trình tương đối ngắn và khả năng hấp thụ để đảm bảo đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu đề ra của chương trình đó là một thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất đó là bảo đảm cho sự thành công của chính sách chính là khâu tổ chức thực hiện ở các cấp, các ngành sau khi các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình được Quốc hội thông qua. Đây vừa phải xác định là một nhiệm vụ, trách nhiệm nặng nề đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đòi hỏi mỗi chúng ta phải phát huy trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng đóng góp sức mình vào thành công chung. Chính phủ mong muốn các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy vai trò chủ động, tích cực tham gia giám sát quá trình thực hiện tại địa phương.

Về phía mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời, chủ động xây dựng và trình ban hành nghị quyết của Chính phủ để các cấp, các ngành có thể thực hiện được các chính sách này được ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này.

Thứ ba, về các cơ chế, chính sách đặc thù, ngoài chính sách tài khóa và tiền tệ thì Chính phủ trình Quốc hội 3 cơ chế đặc thù. Đây là những quy định mới chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nên Chính phủ trình Quốc hội cho phép thí điểm thực hiện đối với các dự án thuộc chương trình và việc thực hiện các quy định này sẽ rút ngắn được thời gian đối với công tác đấu thầu của các dự án đầu tư công; huy động được sự tham gia của các địa phương trong việc thực hiện các dự án đầu tư đường cao tốc đi qua tại địa phương mình; công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư… trên địa bàn. Đây là những chính sách đặc thù, rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay, vừa góp phần đẩy nhanh tiến độ dự án sử dụng hiệu quả nguồn lực bổ sung từ chương trình, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và quan trọng hơn là góp phần nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sớm thực hiện được các mục tiêu chiến lược về phát triển hệ thống đường cao tốc của Việt Nam mà đã được Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Thứ tư, đối với kiểm soát rủi ro và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm, do quy mô của chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi là khá lớn, bên cạnh đánh giá tác động của chính sách, Chính phủ đã nhận diện và chuẩn bị các giải pháp để kiểm soát rủi ro có thể xảy ra, nhất là về áp lực lạm phát gia tăng trong năm 2022 và năm 2023. Trong quá trình thực hiện, Chính phủ sẽ theo dõi chặt chẽ, thường xuyên diễn biến tình hình giá cả trong nước và thế giới để kịp thời có phản ứng, chính sách phù hợp để kiểm soát lạm phát, nâng cao tính công khai, minh bạch và chống tiêu cực, tham nhũng, xin cho, lợi ích nhóm, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thanh tra, nhất là trước, trong quá trình xây dựng công trình.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ sẽ đề nghị Kiểm toán nhà nước và yêu cầu các cơ quan liên quan tham gia vào cuộc ngay từ đầu việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù, nhất là các cơ chế chỉ định thầu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để bảo đảm năng suất, hiệu quả, hiệu lực trong quản lý. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát và đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các quy định, thực hiện quyết liệt, khơi thông các điểm nghẽn, giải phóng các nguồn lực phát triển, tập trung nâng cao hơn nữa năng lực quản trị quốc gia, hiệu quả công tác xây dựng, thi hành pháp luật, giải quyết các vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới, giải quyết các bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển, nhất là khu vực tư nhân, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm đã được Quốc hội đề ra và thực hiện hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội./.

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành VHTTDL

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngành VHTTDL. ...

Phú Thọ bắn pháo hoa tầm cao dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Pháo hoa tầm cao sẽ được bắn ngày 17/4 (Mùng 9 tháng 3 âm lịch) tại Công viên Văn Lang tỉnh Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. UBND tỉnh Phú Thọ vừa phát...

Xây dựng báo cáo tình hình rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên

(MPI) - Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên. Để hoàn thiện Dự thảo báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chiều ngày 22/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chủ trì cuộc...

Tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

(MPI) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra ngày 05/8/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương...

Nghệ An ban hành Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã ký ban hành Quyết định số 1439/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035. Mục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xây dựng báo cáo tình hình rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên

(MPI) - Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên. Để hoàn thiện Dự thảo báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chiều ngày 22/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chủ trì cuộc...

Tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

(MPI) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra ngày 05/8/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương...

Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc

(MPI) - Chiều ngày 14/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất xây dựng Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách hình thành và phát triển doanh nghiệp dân tộc nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực mới nổi, có lợi thế cạnh tranh nhằm xây dựng nền kinh tế độc...

Tọa đàm với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư của Hoa Kỳ

(MPI) - Phát biểu tại Tọa đàm với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư của Hoa Kỳ, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Việt Nam xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt trong kỷ nguyên số. Chỉ có đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ mới giúp Việt Nam biến thách thức thành cơ hội. Chiến lược...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương tiếp Thứ trưởng Bộ Đầu tư, Công thương Uzbekistan

(MPI) - Chiều ngày 18/3/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã tiếp Thứ trưởng Bộ Đầu tư, Công thương Uzbekistan Kasimov Elzat đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Thứ trưởng Trần Quốc Phương và Thứ trưởng Kasimov Elzat tại buổi tiếp. Ảnh: MPI ...

Bài đọc nhiều

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

(Chinhphu.vn) - Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang: Thân ái gửi cán bộ, đoàn viên, thanh...

Chuyển đổi quy tắc cụ thể mặt hàng trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc

Hội nghị được diễn ra trong 3 ngày với sự tham dự của đại diện Hàn Quốc và 10 nước ASEAN, một số đại biểu các nước thành viên tham gia trực tuyến. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Theo quy định của Tổ chức Hải quan Thế giới, mã HS của Hệ thống Hài hòa về Mô tả và Mã hóa Hàng...

Kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi (Ban Chỉ đạo). Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư...

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam

Chiều 25/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt, động viên đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhân kỷ niệm 93 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024) và Tháng Thanh niên 2024. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt đoàn đại biểu Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Ảnh: VPCTN Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, từ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành VHTTDL

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Ngành VHTTDL. ...

Phú Thọ bắn pháo hoa tầm cao dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Pháo hoa tầm cao sẽ được bắn ngày 17/4 (Mùng 9 tháng 3 âm lịch) tại Công viên Văn Lang tỉnh Phú Thọ nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. UBND tỉnh Phú Thọ vừa phát...

Xây dựng báo cáo tình hình rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển vùng Tây Nguyên

(MPI) - Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo rà soát một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng Tây Nguyên. Để hoàn thiện Dự thảo báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chiều ngày 22/3/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông đã chủ trì cuộc...

Tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

(MPI) - Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 diễn ra ngày 05/8/2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo về tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương...

Nghệ An ban hành Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đã ký ban hành Quyết định số 1439/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035. Mục...

Mới nhất

HLV Hoàng Anh Tuấn ngồi ghế nóng HLV trưởng U23 Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng Đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024. ...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Ba Lan

Chào mừng Đại sứ Aleksander Surdej tới làm việc với Bộ GDĐT, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc gửi lời chúc mừng Đại sứ bắt đầu nhận nhiệm vụ tại Việt Nam vào tháng 10/2023 và chúc ngài có nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam. Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Đại sứ Aleksander Surdej và thành viên hai bên...

Tình hình đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài 3 tháng đầu năm 2024

(MPI) – Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 28,94 triệu USD, bằng 24,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 3 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án đầu tư mới và 02 lượt điều chỉnh...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tiếp đại diện Chương trình Hệ thống lương thực bền vững Ireland

(MPI) – Ngày 15/3/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung có buổi tiếp Đại diện Chương trình Hệ thống lương thực bền vững Ireland về phiên họp kỹ thuật triển khai Chương trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm thông qua hỗ trợ kỹ thuật (IVAP) tại Bộ Kế hoạch...

Quốc hội thảo luận ở tổ về phát triển kinh tế

(MPI) - Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 25/5/2023, Quốc hội thảo luận ở tổ Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước...

Mới nhất