Trang chủMultimediaẢnhTập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: 'Pháo đài không thể công...

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ: ‘Pháo đài không thể công phá’

Điện Biên Phủ

MÙA HÈ NĂM 1954, NGƯỜI PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG ĐÃ SA VÀO CÁI BẪY DO CHÍNH MÌNH BÀY RA DO KHÔNG THỂ LƯỜNG HẾT ĐƯỢC SỨC MẠNH VÔ BIÊN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN VIỆT NAM. TƯỚNG COGNY – TƯ LỆNH CHIẾN TRƯỜNG BẮC BỘ BẼ BÀNG THỪA NHẬN: “BIÊN PHỦ QUẢ LÀ MỘT CÁI BẪY, NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CÁI BẪY VỚI VIỆT MINH NỮA, MÀ ĐÃ THÀNH MỘT CÁI BẪY ĐỐI VỚI CHÚNG TA”.

Điện Biên Phủ

Cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, quân Pháp lâm vào thế bị động và ngày càng lún sâu vào thất bại trên hầu khắp các chiến trường. Nền kinh tế Pháp thời đó đã hầu như không còn đủ sức gánh chịu, chi trả được cho chiến phí của lính Pháp và tay sai tại Đông Dương được thêm nữa và Pháp đã phải cầu viện sự trợ giúp về cả kinh tế lẫn quân sự từ phía Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến, nhưng mặt khác lại muốn duy trì quyền lợi của họ tại Đông Dương. Chính vì vậy, Pháp đã bổ nhiệm Tổng Chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Trước mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, Pháp đã vượt lên khá xa.

Điện Biên Phủ

Tuy người Pháp có ưu thế vượt trội về quân số cũng như trang bị, kĩ thuật nhưng thế trận chiến tranh nhân dân, áp dụng triệt để phương pháp đánh du kích của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã khiến cho Pháp phải phân tán lực lượng rộng khắp các chiến trường. Không những Pháp không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực QĐNDVN ở miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Hơn nửa lực lượng cơ động Pháp, 44 tiểu đoàn, phải tập ở trên miền Bắc để đối phó với chủ lực QĐNDVN. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng QĐNDVN chỉ gần bằng 3/4 lực lượng Pháp (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng QĐNDVN đã vượt hơn về số tiểu đoàn (56/44).

Image 1

Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là một thung lũng phì nhiêu ở Tây Bắc Việt Nam. Dài 15 km, rộng 5 km, giữa thung lũng có sông Nậm Rốm chảy qua cánh đồng do người Thái cầy cấy quanh năm. Ở đó, có một sân bay dã chiến nhỏ đã bị bỏ hoang từ khi phát xít Nhật rời khỏi Đông Dương vào năm 1945, nằm dọc theo sông Nậm Rốm về phía bắc lòng chảo. Điện Biên Phủ cách Hà Nội 300 km về phía tây, cách Lai Châu 80 km về phía nam. Xung quanh là núi đồi trập trùng, rừng cây bao quanh. Nó dễ dàng trở thành nơi ẩn náu dễ dàng cho quân du kích. Cũng như Lai Châu và Nà Sản, Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược bảo vệ tây bắc Lào và thủ đô Luangprabang. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công. Theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó.

Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ
Image 1
Image 1
Điện Biên Phủ

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ chia thành ba phân khu: Phân khu Trung tâm, Phân khu Bắc, Phân khu Isabelle với 10 Trung tâm đề kháng gồm 49 cứ điểm. Trong quá trình diễn ra trận đánh, tập đoàn cứ điểm được tổ chức lại nhiều lần.

Phân khu trung tâm, là phân khu quan trọng nhất lấy trận địa trung tâm nằm giữa thung lũng Mường Thanh, có cơ quan chỉ huy Tập đoàn cứ điểm GONO, trận địa pháo, kho hậu cần, sân bay, phía Đông phân khu có cả một hệ thống cao điểm rất lợi hại, giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu. Tại đây bố trí 6 trung tâm đề kháng: Claudine, Claudine, Huguette, Eliane, Epervier, Junon.

Phân khu trung tâm tập trung 2/3 lực lượng của địch (8 tiểu đoàn, gồm 5 tiểu đoàn chiếm đóng và 3 tiểu đoàn cơ động), các trung tâm đề kháng yểm trợ lẫn cho nhau, bao bọc lấy cơ quan chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Các cao điểm phía đông phân khu là những ngọn đồi A1, C1, D1, E1. Những cao điểm này giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ phân khu.

Ở phía Bắc, có phân khu Bắc, gồm các trung tâm đề kháng: Đồi Độc Lập, Bản Kéo. Đồi Độc Lập có nhiệm vụ án ngữ phía Bắc, ngăn chặn con đường từ Lai Châu về Điện Biên Phủ. Trung tâm để kháng Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm nhưng cùng với các vị trí đồi Độc Lập, Bản Kéo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của địch, án ngữ phía Đông Bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Tuần Giáo vào.

Ở phía Nam, là phân khu Nam còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công từ phía Nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào.

Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: Một ở Mường Thanh, một ở Hồng Cúm, có thể yểm trợ lẫn cho nhau và cho tất cả các cứ điểm khác một khi bị tiến công. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng, bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa và các loại súng bắn thẳng bố trí thành hệ thống vừa tự bảo vệ, vừa yểm hộ cho những cứ điểm xung quanh.

Điện Biên Phủ

Hỏa lực quân Pháp trang bị tại mỗi cứ điểm thường có: 4 khẩu súng đại liên, 40 đến 45 khẩu súng tiểu liên, 9 khẩu súng trung liên, 9 khẩu súng phóng lựu đạn, 2 khẩu súng cối 60mm và 1 khẩu pháo không giật 57mm. Ở những cứ điểm quan trọng, quân số được tăng thêm thì vũ khí cũng được tăng thêm tùy theo sự cần thiết. Đặc biệt còn có thêm vũ khí mới như súng phun lửa, các phương tiện chống đạn khói và súng hồng ngoại để bắn vào ban đêm mà không cần đèn.

Khi xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Navarre đã cho xây dựng 2 sân bay, sân bay chính là Mường Thanh và sân bay dự bị là Hồng Cúm. Hai sân bay này nối liền với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 – 300 tấn hàng, và thả dù khoảng 100 – 150 tấn. Tổng cộng Pháp huy động 100 máy bay C-47 Dakota, cộng thêm 16 máy bay C-119 của Mỹ. Máy bay ném bom gồm 48 chiếc B-26 Invader, 8 oanh tạc cơ hạng nặng Privater. Máy bay cường kích có 227 chiếc gồm F6F Hellcat, F8F Bearcat và F4U Corsair.

Image 1

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là cố gắng, nỗ lực cao nhất và cuối cùng của Pháp, Mỹ để giải quyết dứt điểm tình hình Đông Dương lúc này. Dù không có trong bản kế hoạch chiến lược của viên tướng thứ 7, nhưng cuối cùng vùng cửa ải biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam lại trở thành điểm mấu chốt của kế hoạch Navarre.

Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ
Điện Biên Phủ

Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam thì kể từ sau khi nối thông được đường biên giới với Trung Quốc nên đã nhận được sự viện trợ quân sự rất quý giá từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Từ đó, QĐNDVN đã trở nên lớn mạnh và trưởng thành hơn rất nhiều so với thời điểm trước năm 1950. QĐNDVN với các sư đoàn (khi đó gọi là đại đoàn) bộ binh và các trung đoàn pháo binh, công binh đã có tương đối nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu diệt các tiểu đoàn của quân Pháp cố thủ trong các lô cốt phòng ngự kiên cố của chúng. Các đơn vị phòng không với pháo cao xạ cũng đã được xây dựng (đầu năm 1954, Quân đội Nhân dân Việt Nam có trong tay 76 khẩu pháo cao xạ 37 mm và 72 khẩu súng máy phòng không DShK, ngoài ra còn có khoảng vài chục khẩu M2 Browning thu được của quân Pháp), nên đã giảm bớt được ưu thế về không quân của Pháp.

Điện Biên Phủ

Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã hạ quyết tâm:

“Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ để tạo nên một bước ngoặt mới trong chiến tranh, trước khi đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương”.

Thời gian hoạt động ở Tây Bắc sẽ chia làm hai đợt:

• Đợt 1: Đại đoàn 316 tiến hành đánh Lai Châu và kết thúc vào cuối tháng 1 năm 1954. Sau đó, bộ đội nghỉ ngơi, chấn chỉnh khoảng 20 ngày, tập trung đầy đủ lực lượng để đánh Điện Biên Phủ.

• Đợt 2: Tiến công Điện Biên Phủ. Thời gian đánh Điện Biên Phủ ước tính 45 ngày. Nếu Pháp không tăng cường thêm nhiều quân, có thể rút ngắn hơn. Chiến dịch sẽ kết thúc vào đầu tháng 4 năm 1954. Phần lớn lực lượng sau đó sẽ rút, một bộ phận ở lại tiếp tục phát triển sang Lào cùng với bộ đội Lào bao vây Luangprabang.

Laodong.vn

Nguồn

 

Cùng chủ đề

Ngày 15/4/1954: Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải toả và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6))

Chung quanh cụm cứ điểm Hồng Cúm, các chiến sĩ súng trường, súng máy, sơn pháo, các cỡ súng cối lớn nhỏ sẵn sàng chờ địch xuất hiện. Sau nhiều lần bị ta đánh lừa, ban ngày quân địch không dám đi lại, không dám nhô đầu lên khỏi chiến hào. Bộ đội ta chui qua hàng rào cắm cờ, chờ những tên bò ra nhổ cờ là nổ súng. Địch bỏ mặc những lá cờ tiếp tục tung...
01:23:45

Sắp diễn ra tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn ra từ ngày 24-30/4 tới, tại Rạp chiếu phim Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Vnews Nguồn

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Người duy nhất đề nghị Đại tướng xem lại kế hoạch đánh nhanh

Trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, từ việc trinh sát nắm chắc tình hình của cả địch và ta, tướng Phạm Kiệt đã kịp thời đề nghị Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp xem xét lại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh. "Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!" Ngày 26.1.1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra quyết định lịch sử của mình. Đó là chuyển từ phương án đánh nhanh thắng nhanh sang đánh...

‘Đằng nào tôi cũng hy sinh, các đồng chí phải tiến lên’

Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là niềm tự hào, là biểu tượng sáng ngời của ý chí quyết tâm và sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa nhưng những ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt “súng bên súng, đầu sát bên đầu”… chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn luôn hiện hữu, vẹn nguyên trong ký ức của những người ở lại. Ở nơi ranh giới mong...

Hơn 2000 vận động viên tham gia giải chạy vì an toàn giao thông – Điện Biên Phủ 2024

Giải THACO Marathon vì An toàn giao thông - Điện Biên Phủ 2024 quy tụ gần 2.300 vận động viên chuyên nghiệp, phong trào trong nước và quốc tế tham gia. Nhà sử học Pháp khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị thời sự Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), nhà sử học...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tăng – giảm trái chiều

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều 11.4. Giảm 68 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92; tăng 20 đồng/lít đối với xăng RON 95; dầu diesel tăng 622 đồng/lít; dầu hỏa tăng 579 đồng/lít; dầu mazut giảm 288 đồng/kg.Chiết khấu xăng dầu hôm nayMức giá chiết khấu của các sản phẩm xăng dầu hôm nay 15.4, tại một...

Rủi ro đằng sau việc phát hành phim của diễn viên vướng bê bối Yoo Ah In

Bê bối của Yoo Ah In khiến nhiều dự án gặp khó. Ảnh: UAA Ngày 26.4, phim truyền hình viễn tưởng “Goodbye Earth” (Tạm biệt trái đất) của Netflix sẽ chính thức phát hành. Tuy nhiên, hiện mọi sự chú ý của đổ dồn vào việc Yoo Ah In - nam diễn viên chính sẽ xuất hiện như thế nào trong 12 tập phim.Trong đoạn giới thiệu phim phát hành ngày 12.4 vừa qua, Yoo Ah In không có...

Việt Nam lên tiếng về vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel

Ngày 14.4.2024, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel. Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những diễn biến leo thang căng thẳng hiện nay tại khu vực Trung Đông, nhất là các hành động vũ lực vi phạm Hiến chương Liên Hợp...

Giải khát cho miền Tây chưa đủ, cần một chiến lược “sống chung với hạn mặn”

Nỗi lo về khát chỉ một phần, còn lại là mối nguy xâm nhập mặn cận kề, nhiều nội đồng vùng bị mặn nhập sâu tới 50-70km. Hậu quả của nhiễm mặn sâu không chỉ một mùa là thau rửa sạch được, ảnh hưởng nặng nề đến nuôi trồng, canh tác. Nhiều vuông tôm ở Kiên Giang thành “tôm khô”, các tỉnh khác cũng tương tự. Còn nữa, cùng với hạn mặn là sụt lún, sạt lở, các...

Việt Nam lên tiếng về vụ bắn tên lửa vào lãnh thổ Israel

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:"Việt Nam quan ngại sâu sắc trước những diễn biến leo thang căng thẳng hiện nay tại khu vực Trung Đông, nhất là các hành động vũ lực vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và gây tổn thất cho người dân.Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc...

Bài đọc nhiều

Việt kiều rộng đường sở hữu nhà ở Việt Nam

Luật Đất đai 2024 giúp người VN định cư ở nước ngoài là công dân VN và người gốc VN định cư ở nước ngoài mua nhà trong nước thuận lợi hơn, tránh việc phải nhờ người thân đứng tên hộ. Bình đẳng như người trong nước Theo đó, luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực đầu năm 2025 có những quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất như...

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

Sài Gòn hơn 100 năm trước qua ống kính người nước ngoài

Nhà hát thành phố cổ kính, nhà thờ Đức Bà tấp nập xe ngựa qua lại trong ảnh tư liệu về trung tâm Sài Gòn hơn 100 năm trước. Kiến trúc nhà hát đầu tiên của thành phố vào đầu thế kỷ 20 qua ống kính người Pháp, được giới thiệu trong ấn bản mới của sách "Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ", do NXB tổng hợp TP HCM giới thiệu...

‘Khẩn trương ban hành quy định chi tiết các Luật, pháp lệnh đã có hiệu lực’

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương soạn thảo, trình, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua. Sáng 11/4, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2024 để thảo luận về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Phương án sử dụng...

Viettel ra mắt trung tâm dữ liệu, hiện thực hóa sứ mệnh hạ tầng số

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, việc ra mắt Trung tâm dữ liệu Viettel là minh chứng cho cam kết của Viettel trong việc xây dựng hạ tầng số và cũng là hiện thực hóa sứ mệnh hạ tầng số của Viettel. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, lĩnh vực viễn thông bước vào cuộc đổi mới lần 2, từ hạ tầng viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số, hạ tầng của nền...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự. Thủ tướng Phạm Minh Chính duyệt Đội danh dự Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động - Ảnh:VGP/Nhật Bắc Đại tướng...

Khám phá những làng nghề ven dòng sông Đáy

Sông Đáy có tên chữ Hán là “Để giang”, cách nội thành Hà Nội chừng 20km. Dân gian có từ ghép “đáo để” nghĩa là thấu tận đáy, nhằm chỉ những người khôn ngoan, sâu sắc. Đấy dường như cũng là nét tính cách phù hợp với người làm nghề thủ công nghiệp, đặc biệt phát triển ở các làng xã của các huyện ven sông Đáy. Vùng đất thuộc 2 huyện Phúc Thọ, Quốc Oai nằm ở hữu ngạn...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8-12/4/2024

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng yêu cầu xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và quốc tế; tập trung bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8-12/4/2024. Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 8-12/4/2024. Thủ tướng yêu cầu tập trung bảo đảm...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Chinhphu.vn) - Chiều 14/4, trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang và đoàn công tác đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô La Habana, Cuba, một biểu tượng tình cảm hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dâng hoa tưởng niệm trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Hải Minh Tượng đài gồm hai...
01:23:45

Huế – Điểm dừng chân không thể bỏ qua

Đúng vậy, Huế là một điểm dừng chân không thể bỏ qua khi du lịch tại Việt Nam. Thành phố này có những đặc điểm độc đáo và thu hút du khách bằng lịch sử, văn hóa và cảnh quan tuyệt đẹp. Di sản văn hóa thế giới: Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với Đại Nội - thành của cung đình nguyên thủy của triều đại Nguyễn, lăng tẩm các vua Nguyễn...

Mới nhất

Uống nước dừa có tốt?

Nước dừa là chất lỏng trong suốt, vị thơm ngon được chứa đựng bên trong những quả dừa non, và nước dừa khác với nước cốt dừa. Theo chia sẻ của Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội trên báo VnExpress, nước dừa tươi là thức...

Tên lửa Nga ‘tập kích hệ thống IRIS-T’ Đức chuyển cho Ukraine

Nga công bố video UAV theo dõi "trận địa tên lửa IRIS-T" của Ukraine, trước khi tên lửa dẫn đường tập kích mục tiêu này. "Không quân chiến thuật, lực lượng tên lửa và các đơn vị pháo binh Nga đã phá hủy bệ phóng tên lửa phòng không IRIS-T chế tạo ở Đức, cùng kho đạn và nhiều...

Mới nhất

Giá mua vào tăng mạnh