Trang chủNewsThời sựTheo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ


Giữa rừng tràm U Minh Hạ bao la, loài ong được dựng nhà, xây tổ từ đôi bàn tay của những người thợ gác kèo. Hành trình rong ruổi vượt sông, băng cắt rừng, thực mục sở thị nghề độc nhất vô nhị tại vùng tiệm cận cuối cùng của Tổ quốc quả là trải nghiệm thú vị và đáng nhớ.

Dựng nhà cho ong ở

Thực hiện lời hẹn, theo sự chỉ dẫn của cư dân địa phương, trời vừa tỏ, tôi có mặt tại ấp 4 (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Anh Huỳnh Vũ Hoàng – 39 tuổi, thợ gác kèo có tiếng ở vùng U Minh tình nguyện đưa đường dẫn lối, giúp tôi mở mang kiến thức về nghề dựng nhà cho ong ở. Bắt đầu bén duyên từ năm 18 tuổi, đến nay, anh Hoàng đã có ngót nghét 20 năm gắn bó với công việc thú vị này. Cùng hành trình với tôi và anh Hoàng còn có ông Lê Văn Suôl – 48 tuổi.

Chỉ mang theo dao, bó đuốc, mũ lưới, thùng để đựng mật ong, chúng tôi hạ bước xuống chiếc xuồng nhỏ. Chuyến “ăn ong” (lấy mật của tổ ong) chính thức bắt đầu… Trực tiếp cầm dầm khua chèo, xuôi mũi xuồng rẽ lối, anh Hoàng bảo, chẳng rõ nghề gác kèo ong ra đời tự bao giờ. Bản thân anh cũng như bao người thợ gác kèo ong ở xứ rừng U Minh Hạ này chỉ có thể khẳng định: đây là nghề truyền thống lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Lý giải thêm về cội nguồn của nghề độc đáo có một không hai ở miền Tây, ông Suôl cho biết, khi sắc hoa vàng của tràm nở rộ cũng là thời điểm nhiều đàn ong mật bay về làm tổ. Dần dà, cư dân địa phương ngộ ra tập tính, cách thức làm tổ của loài ong mật. Từ đó, các thế hệ cha ông tìm hiểu, nghiên cứu rồi nghĩ ra cách làm nhà cho ong trú ngụ. Nghề gác kèo ong được “sản sinh” như một lẽ tự nhiên.

Khi con xuồng đang mát mái, chiếc dầm trên tay anh Hoàng bỗng khựng lại. Độ vài giây quan sát, Hoàng neo phương tiện vào sát mép nước ven bờ, chỉ tay về phía tổ ong núp sau thân tràm vắt ngang và nói: “Tổ này chừng dăm ba ngày nữa sẽ lấy mật. Ở khu rừng rộng 60ha, tôi cùng các anh em đã gác khoảng 800 kèo ong”.

Theo quan sát ở khoảng cách 4m, chiều dài của tổ ong tầm hơn nửa mét, và tôi chỉ thấy một màu đen óng của những chú ong trong “ngôi nhà” chứa đầy lớp mật vàng nhạt.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 1

Tổ ong anh Huỳnh Vũ Hoàng giới thiệu vài ba ngày nữa sẽ lấy mật.

Về chu kỳ gác kèo, hàng năm, cứ tầm tháng 9, những người thợ chuyên xây nhà cho ong ở lại rục rịch chuẩn bị dụng cụ đi gác kèo.

“Bộ kèo gồm 2 trụ và thân kèo. Thân kèo dài tầm 2,5m. Một trụ dài khoảng 2,5m, trụ khác dài 1,5m. Trụ thường được làm từ cây tràm. Thân kèo được làm từ cây bình bát, bởi theo kinh nghiệm, dùng loại cây này thì sẽ dẫn dụ được nhiều ong hơn. Nơi tốt nhất để gác kèo là những trảng trống, thoáng đãng, sậy hoặc tràm lưa thưa, có ánh nắng mặt trời chiếu xuống thân kèo, ong sẽ bò lên bò xuống dễ hơn. Ngoài ra, ánh nắng sẽ giúp sưởi ấm, hạn chế thân kèo bị ẩm, mục thối”, anh Hoàng cho biết.

Thấy tôi có vẻ còn lơ mơ chưa hình dung hết cách dựng nhà cho ong, anh Hoàng và ông Suôl một lần nữa tấp xuồng vào bờ. Khi cả hai rời xuồng, tôi cũng cất bước, theo họ lên bờ, tiến lại khu vực có kèo ong vừa mới gác hôm qua.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 2

Anh Huỳnh Vũ Hoàng men theo lối vào chỗ ngày hôm qua anh vừa gác kèo ong

“Kèo được khoan lỗ trước. Chọn được trảng thì cắm 2 trụ trước rồi gác kèo đã khoan sẵn 2 đầu lên, sao cho kèo dốc 70 độ. Nếu kèo nằm ngang thì khi ong làm tổ, mật đóng dọc theo dạ kèo, lấy mật một lần là tổ ong hư. Nếu làm kèo dốc xuống thì mật chỉ nằm ở đoạn trên cao, sẽ cho thu hoạch 4, 5 lần”, anh Hoàng giải thích, và tôi phần nào đã hiểu được cách làm nhà cho ong. Cả ba theo lối cũ quay trở lại xuồng, tiếp tục hành trình “ăn ong”.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 3

Vị trí gác kèo ong phải trống trải và đón được ánh nắng.

Ông Suôl cho biết, thông thường, sau khi gác kèo từ 10 ngày đến 1 tháng, sẽ có ong về làm tổ. Độ 2 tuần sau, người thợ gác kèo có thể bắt đầu “ăn ong”. Khi thu hoạch, người thợ sẽ không lấy hết tổ ong mà chỉ cắt khoảng 3/4 hoặc 4/5 tùy vào tổ lớn hoặc nhỏ, để ong có thể tiếp tục xây tổ trên nền tổ đã được cắt đi.

Lặp lại như thế từ 4 đến 5 lần mới phải gác kèo khác thay thế. Trung bình mỗi tổ ong có thể cho 5 đến 10 lít/lần thu hoạch.

Giết một con, cả đàn “tử thủ”

“Đã đến chỗ ăn ong”, anh Hoàng nói và yêu cầu tôi đội mũ lưới trùm xuống tận cổ để tránh bị ong tấn công.

“Làm nghề này bị ong chích là chuyện thường. Năm 18 tuổi, tôi đã theo cha đi thu hoạch mật và không ít lần bị ong đuổi chích. Dẫu bây giờ đã hiểu hết đặc tính của ong nhưng vẫn phải đội mũ lưới bảo hộ cho an toàn. Mình bảo vệ bản thân mình nhưng cũng là cách để bảo vệ đàn ong. Con ong nó chích mình xong, nó cũng sẽ chết, gây tổn hại cho cả đàn. Thiên nhiên ban tặng mình nguồn lợi từ ong rừng, mình phải khai thác làm sao để có thể bảo tồn chứ không tận diệt”, anh Hoàng bộc bạch.

Vừa hướng dẫn tôi đội mũ lưới, ông Suôl vừa dặn không được dùng nước hoa, bôi dầu, xịt thuốc chống côn trùng, vì loài ong vốn dị ứng với những mùi hương trên. Nếu cơ thể tỏa ra mùi hương khác lạ, sẽ rất dễ bị ong tấn công. Khi ong bu quanh người hay lỡ có bị ong chích, chỉ nên phủi nhẹ cho ong rớt xuống.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 4

Anh Huỳnh Vũ Hoàng đốt đuốc cuốn bằng xơ dừa, tạo khói khi cách tổ ong tầm 1m.

“Điều cấm kỵ trong lúc ‘ăn ong’ là giết chết ong. Khi con ong bị giết chết thì mùi nọc ong tỏa ra. Cả đàn nhận biết và trở nên rất hung dữ, sẽ kéo theo tấn công chúng ta, rất nguy hiểm. Dù chích vào cơ thể người thì xác định sẽ chết nhưng chúng vẫn nhất quyết đuổi theo như kiểu tử thủ để bảo vệ tổ ong”, anh Hoàng lý giải.

Và rồi, thời khắc tôi mong đợi được trải nghiệm cũng đến – bắt đầu “ăn ong”. Ông Suôl bước vội lên trước, tay cầm dao phát quang bụi rậm để mở lối. Khi còn cách tổ ong gần 1 m, anh Hoàng đốt ngọn đuốc cuốn bằng xơ dừa, tạo khói rồi quơ qua quơ lại. Khói tỏa ra khiến những con ong rời khỏi tổ. Đàn ong túa ra như “binh đoàn” khiến tôi thót tim.

Theo bản năng, tôi lùi bước lại phía sau. Hai bên tai tràn ngập tiếng vo ve, vù vù của hàng nghìn con ong. Tôi toát mồ hôi, tim đập mỗi lúc một nhanh, đinh ninh thế nào mình cũng bị ong chích.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 5

Anh Huỳnh Vũ Hoàng quơ bó đuốc để xua đàn ong ra khỏi tổ.

Chừng 30 giây sau, đàn ong bắt đầu vơi dần. Tôi hoàn hồn và bình tĩnh nhìn về phía tổ ong. Bất giác, tôi phát hiện một chú ong đang bò trên mũ lưới ngay trước mặt mình. Hai chú ong khác đang đậu trên cánh tay. Nhớ lời những người thợ gác kèo căn dặn, tôi chỉ thổi nhẹ để ong rơi xuống. Nhìn lại cả người không còn bị ong bám, tôi thở phào nhẹ nhõm.

Theo chân thợ gác kèo ong rừng U Minh Hạ - 6

Trên đường về, hai người thợ gác kèo ong tâm sự, mỗi lần đi rừng hay đi “ăn ong”, ai cũng nhớ mang theo đồ cúng thần rừng để mong cầu bình an. Bởi, ngoài nguy cơ bị ong chích, nghề gác kèo ong còn tiềm ẩn lắm hiểm nguy giữa chốn rừng thiêng nước độc như rắn cắn, đuối nước…

“Lúc nào tôi cũng đi rừng theo nhóm từ hai người trở lên chứ không dám đi một mình vì sợ bất trắc xảy ra sẽ không ai hay biết. Dù nghề nguy hiểm nhưng tôi cũng như bao người thợ gác kèo khác đều rất yêu rừng, yêu đàn ong. Nhờ có rừng U Minh, có đàn ong mật bay về làm tổ mà chúng tôi có kế sinh nhai, đảm bảo được đời sống cho cả gia đình, dẫu không khá giả”, anh Hoàng đưa ánh mắt xa xăm về phía cánh rừng, cười mãn nguyện.

Ngày 18/6/2020, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia cho đại diện UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Việc công nhận Nghề gác kèo ong là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đã tạo thêm động lực cho người dân địa phương tiếp tục gắn bó với nghề, có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, giảm nghèo của địa phương.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Cùng chuyên mục

Gắn biển Công trình thanh niên xây dựng cầu Tô Lịch tại huyện Thường Tín

Đây là hoạt động trong Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024, đồng thời nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).  Tham dự chương trình Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

HLV Troussier: ‘Việt Nam vẫn nắm quyền tự quyết trước trận Indonesia’

HÀ NỘI-HLV Philippe Troussier khẳng định đã chuẩn bị chu đáo để đánh bại Indonesia ở Mỹ Đình, giành lại nhì bảng F cũng như cơ hội đi tiếp ở vòng loại World Cup 2026. "Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu, đó là giành kết quả tốt nhất để vào vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau trận đấu ngày mai với Indonesia, chúng tôi còn hai trận nữa (gặp Iraq và Philippines). Trong bối cảnh hiện tại...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang

(Chinhphu.vn) - Thông cáo báo chí của VPCP cho biết: Sáng 24/3, tại thành phố Mỹ Tho, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Tiền Giang. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ '1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh' trong thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Cùng dự Hội nghị có...

Mới nhất

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024

Đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% từ ngày 1/7/2024Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Theo đó, Bộ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so...

Dân Lâm Đồng thuê 260.000 đồng/tiếng bơm nước vẫn chả đủ tưới cà phê, nửa năm chưa mưa

Những ngày cuối tháng 3, phóng viên Dân Việt đã ghi nhận tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng....

Bộ Tổng Tham mưu tuyên dương đoàn viên, thanh niên tiêu biểu

(Bqp.vn) - Tối 21/3, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức Tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2023 và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội” lần thứ 23. Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Bí thư Đảng ủy...

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì hội nghị về đào tạo nhân lực chuyển đổi số tại Học viện Kỹ thuật mật mã

(Bqp.vn) - Sáng 13/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo tại...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho

Sáng nay, 25.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức nước ta. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Jussi Hallap-aho đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội...

Mới nhất