Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếThiếu hụt vitamin B12 có tăng nguy cơ đột quỵ?

Thiếu hụt vitamin B12 có tăng nguy cơ đột quỵ?


Tôi tìm hiểu thì thấy thông tin thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến viêm mạch máu và oxy hóa – hai yếu tố góp phần tăng nguy cơ đột quỵ. Điều này có đúng không? Nhờ bác sĩ giải đáp. (Nguyễn Thị Nga, 28 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Một số nghiên cứu cho thấy thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ chứ chưa có nghiên cứu khẳng định sự thiếu hụt này có thể gây ra đột quỵ. Cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu, quy mô lớn để khẳng định các kết quả này.

Theo đó, không nhận đủ vitamin B12 đi kèm với một số yếu tố khác có thể góp phần dẫn đến đột quỵ. Thiếu hụt vitamin B12 kéo dài gây ra sự gia tăng chất hóa học gọi là homocysteine. Quá nhiều homocysteine tạo ra viêm mạch máu và quá trình căng thẳng oxy hóa. Viêm dẫn đến tổn thương mạch máu và sự tích tụ các chất dư thừa bên trong các mạch máu. Sự tích tụ này ngày càng lớn có thể dẫn đến gián đoạn lưu lượng máu bình thường trong não. Căng thẳng oxy hóa làm tổn thương các mạch máu dễ dẫn đến chảy máu, sau cùng hình thành cục máu đông, cản trở lưu thông máu gây đột quỵ.

Theo một nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ), mức độ vitamin B12 thấp thường được tìm thấy ở người sống sót sau cơn đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã tiêm vitamin B12 để đạt được mức B12 tối ưu và giảm hormone homocysteine ở người tham gia thử nghiệm. Kết quả bổ sung vitamin B12 có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ. Thiếu vitamin B12 có thể tạo ra thiếu máu hồng cầu khổng lồ (cơ thể có ít tế bào hồng cầu và các tế bào hồng cầu lớn bất thường, không thể hoạt động bình thường). Sự thiếu hụt này gây ra tổn thương chất trắng của tủy sống và não, bệnh thần kinh ngoại vi và chứng sa sút trí tuệ.

Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ vitamin B12. Mức bình thường là từ 200-900 pg/mL. Một số dấu hiệu có thể liên quan đến thiếu B12 như: đốm màu vàng nhạt trên da, lưỡi đỏ đau, loét trong miệng, tầm nhìn bị ảnh hưởng, đau đầu, tâm trạng lâng lâng, lo lắng và trầm cảm và các vấn đề về đường tiêu hóa.





Vitamin B12 là chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể. Ảnh: Freepik

Vitamin B12 là chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể. Ảnh: Freepik

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu vitamin B12 như do chế độ ăn, cơ thể không hấp thụ được đầy đủ dưỡng chất này do các bệnh lý. Các tình trạng y tế và nhiễm trùng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của dạ dày hoặc chức năng của ruột non có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin B12, ngay cả khi chế độ ăn phù hợp và đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, phổ biến hơn là trong khẩu phần ăn thiếu vitamin B12, nhất là ăn chay lâu dài.

Uống rượu nhiều và nghiện rượu nặng có thể gây thiếu hụt vitamin B12 dù tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều loại vitamin B12. Điều này có thể do những thay đổi trao đổi chất trong cơ thể gây khó khăn cho việc hấp thụ và sử dụng vitamin B12.

Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống vitamin B12 nếu bị thiếu hụt. Thịt đỏ và gan là hai loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao. Các nguồn khác có chứa loại vitamin này như thịt gà, trứng, sữa, động vật có vỏ và cá. Người ăn thuần chay nên bổ sung vitamin B12 hoặc thực phẩm bổ sung theo tư vấn của bác sĩ. Người hấp thụ vitamin B12 kém (không hấp thụ được) do các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột nên thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp.

BS.CKII Phạm Ngọc Danh Khoa
Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM




Source link

Cùng chủ đề

Bé 7 tuổi bất ngờ yếu liệt tứ chi, đi khám phát hiện mắc bệnh cực hiếm gặp

Bé trai trú tại Tân Sơn, Phú Thọ được đưa vào viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói. Trước đó 5 ngày, trẻ xuất hiện triệu chứng yếu liệt tứ chi theo cơn ngắn, có tình trạng khó nói nhưng không sốt, không đau đầu, đại tiểu tiện tự chủ.Gia đình đưa bé tới khám tại trung tâm y tế huyện, trẻ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não, nhưng...

Mất ngủ, đau đầu có nguy cơ đột quỵ?

Mẹ tôi khó ngủ nên hay đau nửa đầu, tăng huyết áp. Tình trạng này kéo dài có nguy cơ đột quỵ không, nên làm gì để khắc phục? (Anh Đào, TP HCM) Trả lời:Mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp đều là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Khó ngủ, mất ngủ thường xảy ra ở người bị đau nửa đầu Migraine. Migraine là bệnh lý đặc trưng bởi cơn đau nửa đầu kèm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Món ăn giúp chắc xương khớp

Cá hồi, hạt lanh cung cấp axit béo omega-3, giảm viêm ở các khớp; rau bina, ớt chuông đỏ, cải xoăn giàu vitamin C, giúp xương khỏe mạnh. Tập thể dục, ăn uống cân bằng và duy trì tư thế tốt là những thói quen giữ cho khớp linh hoạt, hoạt động trơn tru. Duy trì các khớp khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các bệnh viêm khớp khởi phát.Một số chất dinh dưỡng dưới đây còn...

Cùng chuyên mục

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Mới nhất

Xem những tay đua mô tô nước giỏi nhất thế giới tranh tài trên đầm Thị Nại

Hàng ngàn người đổ về Gò Thì Thùng ở xã vùng cao An Xuân (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) xem hội đua ngựa, nhiều du khách quyết định đu lên cây để tiện cho việc theo dõi những màn tranh tài của các "kỵ sĩ". Tuoitre.vn Nguồn

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng...

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ...

Mới nhất