Trang chủNewsKinh tếThời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình

Thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình


Những thời khắc khó khăn thường là điểm bắt đầu của những bước ngoặt phát triển. Nền kinh tế Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của bước ngoặt đó, với nhu cầu cải cách tự thân trong cộng đồng kinh doanh để tạo nên những xoay chuyển thực chất.





Các doanh nghiệp mong muốn có những cải cách thể chế mạnh mẽ để nền kinh tế phát triển. Trong ảnh: Sản xuất tại Tập đoàn Thaco.  Ảnh: Đức Thanh

1.

Gần 10 giờ sáng, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco vội vã bước vào phòng họp đã kín chỗ. Chuyến bay dự kiến hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn bị chậm, buộc ông phải đổi chuyến, hạ cánh xuống sân bay Nội Bài (Hà Nội), rồi di chuyển bằng ô tô tới Quảng Ninh.

“Hôm nay, tôi không thể vắng mặt được, vì có nhiều việc cần phải trao đổi trực tiếp”, ông vừa nói, vừa đi chào từng người, gửi lời xin lỗi vì chậm trễ và ngồi vào vị trí đồng Chủ tịch, bên cạnh ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Quyết định đợi ông Dương hôm đó, thay vì khai mạc đúng giờ, là của lãnh đạo nhiều tập đoàn có vị thế hàng đầu Việt Nam như bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Công ty Vàng bạc – Đá quý Phú Nhuận (PNJ), ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái, cùng đại diện lãnh đạo các tập đoàn Geleximco, TH, CMC, Lộc Trời, Tổng công ty Kinh Bắc… 

Cách đây đúng 1 năm, vào tháng 4/2023, họ là 21 hội viên đầu tiên của Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, do VCCI thành lập, đã đứng trên sân khấu chia sẻ cam kết sẽ đoàn kết, nỗ lực hết sức mình vì sự phát triển vững mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, vì sự phát triển của kinh tế đất nước, vì Việt Nam thịnh vượng với mục tiêu vào năm 2045 trở thành quốc gia phát triển, văn minh, hạnh phúc mà ông Trần Bá Dương đại diện phát biểu.

Và đây là cuộc làm việc đầu tiên của Hội đồng kể từ khi thành lập, để bàn về những việc sẽ phải làm để thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh đó, nhất là trách nhiệm xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong các ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

“Khi tham gia Hội đồng này, mỗi thành viên đều thấy áp lực, nhưng Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam phải xác định rõ trách nhiệm xây dựng được các doanh nghiệp đầu ngành”, ông Dương chia sẻ với các hội viên.

Thực ra, mong muốn có được một tập hợp sếu đầu đàn của nền kinh tế là chủ đề của rất nhiều cuộc trao đổi, làm việc trong nội bộ các cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhiều năm qua. Khi quy mô GDP của Việt Nam tăng nhanh, đang bước vào hàng thứ 35 của thế giới (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế năm 2023), cùng với dấu ấn mang tính chủ đạo của nhiều doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong các dự án đột phá quan trọng về hạ tầng như đường cao tốc, hầm đường bộ, sân bay quốc tế… hay trong sự chuyển mình rất lớn của nhiều đô thị, nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ…, nhu cầu này càng rõ nét.

Nhưng, việc các doanh nghiệp hàng đầu bàn về cách họ sẽ làm để tập hợp được các doanh nghiệp cùng nuôi dưỡng, tạo dựng thêm nhiều doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế thì không nhiều. Hơn thế, bản thân các doanh nhân cũng thừa nhận, không dễ dàng gì khi vừa phải phát triển tốt doanh nghiệp của mình, vừa sẵn sàng tham gia gánh vác trách nhiệm dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực. Chưa kể, mọi việc càng trở nên khó khăn hơn, khi dịch bệnh, bất ổn địa chính trị toàn cầu và những khó khăn của kinh tế trong nước khiến nhiều doanh nghiệp hàng đầu cũng phải lao đao.

Tuy nhiên, đặt lên bàn thảo luận, các doanh nghiệp hàng đầu đã bàn tới mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam của Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Từng chỉ tiêu chi tiết được phân tích kỹ như làm thế nào để có doanh nghiệp đạt tầm khu vực, thế nào là doanh nghiệp đạt tầm thế giới… khi hội nhập kinh tế sâu rộng nhưng đang có nhiều dấu hiệu phân mảnh.

Các chính sách mới, mang tính đột phá nào để hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc hàng đầu quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu… khi các chính sách “friends-shoring, nearshoring hay reshoring (chuyển sản xuất về các nước cùng phe, về các nước gần hay về nội địa) thay vì off-shoring (chuyển sản xuất ra nước ngoài) như trước đây.

Nhưng nền kinh tế Việt Nam không thể tận dụng cơ hội của hội nhập, của xu thế phát triển mới nếu chỉ toàn “toa tầu”, các doanh nghiệp hàng đầu đã đồng thuận như vậy khi gánh trách nhiệm của “đầu tàu”.

2.

Trong nhiều giai đoạn khó khăn, thậm chí là khủng hoảng trước đây, mục tiêu của nhiều cuộc bàn luận chủ yếu là tìm cách vượt khó, thoát ra. Hiện giờ, bài toán mà cộng đồng kinh doanh Việt Nam đặt ra đòi hỏi nhiều lời giải hơn. Một mặt, vẫn là nỗ lực phục hồi, nhưng họ không muốn đứng lên tại chỗ cũ, mà là bước tới các cơ hội phát triển mới.

Phải nói thêm, năm 2024 và những năm tiếp theo vẫn được dự báo còn nhiều khó khăn, thậm chí gió bão, nhưng cơ hội lại không nhỏ. Khi thảo luận về điều này, các doanh nghiệp vạch ra khá rõ cơ hội từ những đòi hỏi mới của hội nhập, từ yêu cầu của xu thế phát triển xanh, chuyển đổi số với những sức ép rất lớn từ cả cam kết chính trị, cũng như đòi hỏi của người tiêu dùng, xu hướng phát triển, dịch chuyển của các tập đoàn lớn trên thế giới. Đặc biệt, sân chơi lớn với bán dẫn, chip, AI… đang vô cùng hấp dẫn.

Trong thời điểm hiện tại, giới chuyên gia kinh tế thế giới tiếp tục nói về cải cách thể chế kinh tế như là giải pháp đầu tiên, thậm chí là duy nhất để các nền kinh tế sống sót, thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Thực tế này đang đặt ra đòi hỏi cải cách thể chế của Việt Nam.

Chính trong lúc này, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã nhắc đến hình bóng của đội ngũ các nhà doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp công nghệ dân tộc, có tích tụ tư bản, có nhu cầu kết hợp với đội ngũ nhà khoa học, kỹ sư, chuyên gia để nắm bắt, áp dụng, đổi mới và làm chủ công nghệ.

“Tôi đang thấy nhen nhóm đội ngũ này. Chỉ cần có chính sách, thể chế duy trì niềm tin kinh doanh dài hạn, thúc đẩy động lực sáng tạo của những người làm kinh doanh, của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia, nhà khoa học… sẽ tạo nên thành tựu không thể ngờ cho nền kinh tế trong cuộc cách mạng 4.0, như các thế hệ người kinh doanh Việt Nam đã làm được điều thần kỳ. Đây là thời điểm bước ngoặt”, ông Cung tin tưởng.

Với thế hệ chuyên gia nghiên cứu như TS. Cung, có 3 dấu mốc được coi là bước ngoặt của công cuộc cải cách thể chế kinh tế.

Dấu mốc đầu tiên là năm 1989, khi Việt Nam lần đầu có tên trong các quốc gia xuất khẩu gạo, nhờ khoán 10 và mở rào cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Trước đó, năm 1988, Việt Nam phải nhập 199.500 tấn lương thực. Kể từ thời điểm này, Việt Nam đã bước vào hành trình chuyển đổi thể chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dấu mốc thứ hai là sự công nhận khu vực doanh nghiệp tư nhân, với cuộc cách mạng mang tên Luật Doanh nghiệp 1999. Chỉ vài năm sau đó, số doanh nghiệp thành lập đã gấp cả chục lần so với 10 năm trước.

Dấu mốc thứ ba là năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đánh dấu làn sóng cải cách toàn diện, nhanh chóng, chuẩn chỉnh về hệ thống pháp luật kinh doanh…

Phần lớn thế hệ doanh nhân thành danh hiện tại, trong đó có các doanh nghiệp hội viên Hội đồng Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, đã khởi nghiệp, trưởng thành và ghi dấu ấn lớn trong nền kinh tế qua các dấu mốc này. Nhưng hiện tại, lợi thế sẵn có từ một nền kinh tế đang phát triển, đang hội nhập không còn nhiều nữa.

“Các doanh nghiệp đang cần luồng gió mới để tạo ra giá trị mới. Tôi tin là đã đến thời điểm cần có đột phá trong cải cách thể chế, để cấy thêm sinh khí cho cộng đồng kinh doanh”, ông Cung bày tỏ.

3.

Không gian cho những doanh nghiệp thế hệ mới, thế hệ tương lai của nền kinh tế cũng là điều PGS-TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam trăn trở. Lâu nay, dù cải cách thể chế, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi luôn được đặt lên hàng ưu tiên, nhưng theo ông Thiên, dường như vẫn chỉ là chỉnh sửa, cơi nới, chứ chưa hướng tới đích này. Lý do vẫn nằm ở tư duy về phát triển doanh nghiệp.

“Trong việc thiết lập chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng, không gì hiệu quả bằng chính các doanh nghiệp đầu chuỗi như Thaco, Hòa Phát, TH True milk… tìm kiếm, nuôi dưỡng và đưa doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mạng lưới. Nhưng để làm được, các doanh nghiệp cần có cơ chế chính sách và các nguồn lực tài chính hỗ trợ. Khi đó, kết quả của chính sách hỗ trợ không chỉ là một vài doanh nghiệp, mà là một chuỗi giá trị mà nền kinh tế đang cần. Nhưng hiện tại, chúng ta vẫn e dè khi nói đến hỗ trợ doanh nghiệp lớn…”, ông Thiên đau đáu.

Cùng với đó, tư duy đẩy khó cho doanh nghiệp, giữ an toàn cho cơ quan quản lý vẫn tiếp tục khiến hệ thống pháp luật kinh doanh ẩn chứa vô vàn ngầm thác. Trong Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2023 mà VCCI công bố vào cuối tháng 4/2024, các doanh nghiệp vẫn phải nhắc đến nghịch lý, mặc dù hoạt động cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đang được thúc đẩy, nhưng khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật mới, hay sửa đổi, bổ sung văn bản hiện hành, các quy định bất hợp lý, gây vướng cho doanh nghiệp lại xuất hiện.

Hệ quả là khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam “li ti” và “đơn lẻ” càng lớn hơn trong trong thập kỷ mất mát của kinh tế toàn cầu.

Cũng phải nói thêm, trong thời điểm hiện tại, giới chuyên gia kinh tế thế giới tiếp tục nói về cải cách thể chế kinh tế như là giải pháp đầu tiên, thậm chí là duy nhất để các nền kinh tế sống sót, thoát khỏi nguy cơ suy thoái. Thực tế này đang đặt ra đòi hỏi cải cách thể chế của Việt Nam ở cả hai phía, áp lực từ bên ngoài, khó khăn của thị trường, cạnh tranh cao… và đòi hỏi từ bên trong, nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới.

Tuy các chuyên gia cho rằng, cải cách thể chế sẽ mất nhiều thời gian hơn để tạo nên bước ngoặt phát triển, nhưng đây là thời điểm của những cải cách tự thân, vì chính mình, nên sẽ có tính triệt để và thực chất.





Nguồn: https://baodautu.vn/thoi-diem-cua-nhung-cai-cach-tu-than-vi-chinh-minh-d214022.html

Cùng chủ đề

Sản xuất kinh doanh nối đà phục hồi

Trừ tháng 2 giảm do ảnh hưởng vì Tết Nguyên đán, sản xuất công nghiệp duy trì đà phục hồi liên tục một năm qua. Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa cho biết chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4 ước tính tăng 0,8% so với tháng 3 và tăng 6,3% so với cùng kỳ 2023.Tính chung bốn tháng đầu năm, IIP tăng 6%, cải thiện đáng kể so với mức giảm 2,5% trong cùng...

World Bank: Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng trở lại

Chinhphu.vn Nguồn: https://media.chinhphu.vn/video/world-bank-kinh-te-viet-nam-dang-tang-truong-tro-lai-18824.htm

Những tín hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025. ...

World Bank: Kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng 6% vào năm 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố hôm nay cho biết, kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025. Cũng theo World Bank, sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đang có một số...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến động, bất ổn địa chính trị gia tăng. Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại thủ đô Washington D.C (Mỹ), ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bất động sản miền Trung sẽ có những thay đổi căn bản

Thị trường bất động sản miền Trung được dự báo sẽ có nhiều thay đổi căn bản sau khi các bộ luật mới liên quan có hiệu lực. Ảnh minh họa Sàng lọc nhà đầu tư Với nhiều tiềm năng, lợi thế, khu vực miền Trung thời gian qua đón nhận dòng vốn khá lớn từ các nhà đầu tư thông qua các dự án bất động sản. Tuy vậy,...

Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải thuộc bài liên kết

Muốn phát triển bền vững, doanh nghiệp phải thuộc bài liên kếtMuốn tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải liên kết với phần còn lại của thế giới. TS. Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nhân Sao Đỏ chia sẻ trước thềm Hội thảo Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số và tăng cường ứng dụng công...

Tiếp tục hồi phục hướng tới ngưỡng 1.250

Góc nhìn TTCK tuần 6/5-10/5: Tiếp tục hồi phục hướng tới ngưỡng 1.250VN-Index đang tiếp tục xu hướng hồi phục, hướng tới ngưỡng cản trung hạn 1.250 điểm.Vận động chỉ số tại khu vực này sẽ quyết định xu hướng tiếp theo. Diễn biến “khốc liệt” tháng 4 với cú giảm mạnh từ 1.270 điểm xuống vùng 1.180 điểm giữa tháng đã khiến trend tăng...

Cắt vốn dự án ì ạch để chuyển sang dự án giải ngân cao

Do tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong quý I/2024 thấp và không đạt mục tiêu đề ra, nên TP.HCM quyết định cắt vốn ở những dự án ì ạch để chuyển sang dự án có tỷ lệ giải ngân cao. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, tính đến hết quý I/2024, Thành phố mới giải ngân được...

Doanh nghiệp địa ốc lên kế hoạch kinh doanh có lãi

Sau một năm kinh doanh khó khăn, một số doanh nghiệp bất động sản đã tự tin lên kế hoạch có lãi trong năm 2024 khi thị trường đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Kinh doanh khởi sắc Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm nay, nhiều doanh nghiệp bất động sản chia sẻ tin vui khi doanh số bán hàng đã khởi sắc...

Bài đọc nhiều

VIFON tổ chức sự kiện đánh dấu 60 năm thành lập công ty

Sự kiện lần này đánh dấu quá trình hình thành và phát triển đầy tự hào, đồng thời xác định mục tiêu, định hướng của công ty trên những chặng đường tiếp theo. Đây cũng là dịp để VIFON tri ân những đóng góp của ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên cũng như các đối tác, khách hàng thân thiết đã đồng hành cùng VIFON trong suốt thời gian qua.Với sứ mệnh “Làm cả thế giới...

Bibo Mart tiên phong lan tỏa lối sống xanh

Green Bibo - Vì một Trái đất xanhSáng Chủ nhật (21/04/2024), đông đảo cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Bibo Mart TM đã có mặt tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) để thu nhặt rác xung quanh hồ, phân loại và bỏ rác vào đúng nơi quy định. Các thành viên cũng phát tặng người dân xung quanh hồ những chiếc túi canvas để khuyến khích người dân giảm thiểu dùng túi nylon, bảo vệ môi...

Tăng như ‘lên đồng’, giá vàng được dự báo còn phi mã, đạt đỉnh vào cuối 2025

Đầu giờ sáng 4/4 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới lần đầu đạt mức cao không tưởng 2.300 USD/ounce, tăng 18 USD/ounce so với kỷ lục cũ 2.282 USD/ounce vừa lập trước đó 1 ngày.Giá kim loại quý liên tục tăng thời gian gần đây và xô đổ các kỷ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng. Mặc dù vậy, theo tờ Cbsnews, phần lớn các chuyên gia vẫn rất lạc quan về kim loại quý và đều...

Cùng chuyên mục

Bất động sản miền Trung sẽ có những thay đổi căn bản

Thị trường bất động sản miền Trung được dự báo sẽ có nhiều thay đổi căn bản sau khi các bộ luật mới liên quan có hiệu lực. Ảnh minh họa Sàng lọc nhà đầu tư Với nhiều tiềm năng, lợi thế, khu vực miền Trung thời gian qua đón nhận dòng vốn khá lớn từ các nhà đầu tư thông qua các dự án bất động sản. Tuy vậy,...

Tiếp tục hồi phục hướng tới ngưỡng 1.250

Góc nhìn TTCK tuần 6/5-10/5: Tiếp tục hồi phục hướng tới ngưỡng 1.250VN-Index đang tiếp tục xu hướng hồi phục, hướng tới ngưỡng cản trung hạn 1.250 điểm.Vận động chỉ số tại khu vực này sẽ quyết định xu hướng tiếp theo. Diễn biến “khốc liệt” tháng 4 với cú giảm mạnh từ 1.270 điểm xuống vùng 1.180 điểm giữa tháng đã khiến trend tăng...

Tây Ninh hội đủ “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để phát triển đột phá

Chiều 5/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền...

Quý 1/2024, công ty chứng khoán ‘bỏ túi’ cả nghìn tỷ đồng

Nhiều công ty chứng khoán đã có báo cáo tài chính quý 1/2024 với nhiều sắc thái khác nhau, đa số các doanh nghiệp đều có lợi nhuận tốt. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận giảm mạnh.Các “ông lớn” chứng khoán như SSI, TCBS, VNDirect, VPS vẫn có sự tăng trưởng tốt với lợi nhuận trước thuế quý 1/2024 tăng từ 53% - 334% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, TCBS có...

Mới nhất

Người Trung Quốc đang mua vàng như thể không có ngày mai

Mua vàng bằng bất cứ hình thức nào Khi vàng tăng vọt trong năm nay lên mức giá cao nhất từ trước đến giờ, Xena Lin đã tham gia...

Việt Nam và Pháp ký Ý định thư về tăng cường hợp tác quốc phòng

Bộ trưởng Sébastien Lecornu bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp.Tại hội đàm, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng...

Thông xe cầu vượt thép nút Mai Dịch

Sáng 6/5, cầu thép tại nút giao Mai Dịch thông xe sau hơn một năm thi công nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở nút giao trọng điểm này. Hạng mục cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch thuộc dự án vành đai 3 trên cao Nam Thăng Long - Mai Dịch, có tổng mức đầu tư...

Kiều bào và người dân Pháp xuống đường ủng hộ vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Hơn 200 bạn bè Pháp và bà con kiều bào đã tập hợp cùng các tổ chức hội đoàn, bày tỏ sự ủng hộ với bà Trần Tố Nga trong vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam. Nhiều chính trị gia, dân biểu của Paris và thành phố lân cận, cùng đại diện các đảng...

Mới nhất