Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcTiến sĩ Việt phát triển chân sinh học cho người tàn tật

Tiến sĩ Việt phát triển chân sinh học cho người tàn tật


Chân sinh học do nhóm nghiên cứu của TS Trần Minh (28 tuổi) phát triển chỉ nặng 3 kg, giúp bệnh nhân bị cụt chi đi lại thoải mái như bình thường.

Chân giả sinh học Utah (Utah Bionic Leg) được TS Minh cùng các cộng sự ở HGN Lab, Đại học Utah (Mỹ) bắt đầu chế tạo từ năm 2017. Chân được thiết kế nặng 3 kg, bằng một nửa những loại chân giả khác trên thị trường. Chiều dài của chân có thể thay đổi tùy theo chiều cao của người dùng và độ dài của phần chi bị cụt. Thiết bị được thiết kế để hỗ trợ vận động hiệu quả cho mọi người dùng với cân nặng dưới 125 kg.

TS Lukas Grabert, thành viên HGN Lab, cho biết nhóm đã nghiên cứu về cơ chế hoạt động của đôi chân con người và nhận thấy, để vận động nhanh nhẹn, hiệu quả là nhờ động lực thụ động. Tức là khi quán tính và trọng lực tương tác với các chi trong lúc di chuyển. Dựa vào cơ chế này, nhóm thiết kế hệ thống truyền động trong chân sinh học, giúp điều chỉnh thụ động cấu hình của chân khi di chuyển.

Tiến sĩ Việt phát triển chân sinh học cho người tàn tật

Video: Kênh YouTube của Trường Cao đẳng Kỹ thuật John và Marcia Price thuộc Đại học Utah

Sản phẩm gồm hai phần chính là khớp gối và khớp mắt cá, bàn chân. Mỗi khớp đều được trang bị động cơ điện, cảm biến, bộ vi xử lý, hệ thống pin, mạch điện và trí tuệ nhân tạo (AI). Các bộ phận này hoạt động đồng bộ để thực hiện tất cả chức năng vận động chính của chân như: đi lại, đứng lên, ngồi xuống, di chuyển trên dốc và cầu thang.

Chân được thiết kế hệ truyền động thông minh chuyên biệt ở 3 bộ phận. Ở phần khớp gối có chức năng tối ưu hoá công suất hoạt động và tiết kiệm pin. Ở phần khớp mắt cá/bàn chân hệ truyền động được phát triển dựa trên hệ thống gân ở bàn chân người. Cuối cùng, khớp mắt cá/bàn chân được kết nối với khớp ngón chân bởi hệ thống lò xo giúp hỗ trợ bệnh nhân vận động tự nhiên và thăng bằng trên nhiều bề mặt đường và điều kiện thời tiết khác nhau.

Khi người dùng di chuyển, các cảm biến và hệ thống được trang bị trong chân sinh học sẽ truyền thông tin tới bộ vi xử lý AI về trạng thái hoạt động và mức độ di chuyển. Hệ thống sẽ xác định ý định của người dùng để đưa ra mức hỗ trợ phù hợp. Sản phẩm còn có chế độ hoạt động năng lượng thấp trong thời gian dài, nhờ đó người dùng có thể duy trì vận động mà không bị mất sức.





TS Trần Minh lắp ráp chân sinh học trong phòng lab. Ảnh: NVCC

TS Trần Minh lắp ráp chân sinh học trong phòng lab. Ảnh: NVCC

TS Minh cho biết, các sản phẩm chân giả đều cần lắp đặt ở bệnh viện để bác sĩ và chuyên viên căn chỉnh theo chiều cao, cân nặng của bệnh nhân và hướng dẫn di chuyển an toàn.

Theo nhóm nghiên cứu, các loại chân giả hiện có trên thị trường được thiết kế như một bộ phận giảm xóc và bị động về mặt cơ học. Nghĩa là chúng không có động cơ và khả năng vận động linh hoạt như chân của người lành lặn. Các sản phẩm này đòi hỏi bệnh nhân có thể trạng tốt và mất nhiều thời gian để làm quen.

Chân sinh học Utah khắc phục những hạn chế của các loại chân giả truyền thống. Các kỹ sư của HGN Lab đã thiết kế chi tiết cơ khí và mạch điện, sau đó đem đi gia công theo yêu cầu. Những chi tiết này được chuyển đến phòng thí nghiệm để lắp ráp, cài đặt phần mềm và tinh chỉnh nhằm tối ưu hóa công năng. “Với chân sinh học Utah, quá trình người dùng làm quen sẽ nhanh hơn vì có hệ thống trợ lực”, TS Minh nói.





Thiết bị được thử nghiệm với bệnh nhân cụt chân. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Thiết bị được thử nghiệm với bệnh nhân cụt chân. Ảnh: Nhóm nghiên cứu

Thử nghiệm thiết bị trên hơn 20 bệnh nhân từ năm 2020, nhóm nghiên cứu cho biết người dùng phản hồi tích cực. Nhiều bệnh nhân có thể thực hiện những vận động thiết yếu mà họ không thể làm với chân giả thông thường như lên xuống cầu thang, hay tự ngồi dậy mà không cần người hỗ trợ.

“Sản phẩm của nhóm là chân sinh học đầu tiên trên thế giới giúp một người bị cụt cả hai chi có thể đi lại thoải mái”, TS Minh nói. Kết quả thử nghiệm của nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín như Science, Scientific Report và IEEE Transactions.

GS Tommaso Lenzi, Đại học Utah, giảng viên hướng dẫn, nhận định, giới khoa học từng nghiên cứu công nghệ chi giả từ những năm 1970 nhưng chưa đạt được mục tiêu. Hiện công nghệ cơ điện tử đã tiến bộ hơn khi pin vi xử lý động cơ điện ngày càng nhanh, nhỏ gọn và nhẹ. Tận dụng sự phát triển công nghệ và phát hiện về động lực thụ động, sản phẩm chân giả sinh học Utah của nhóm “với kích cỡ nhỏ gọn, sẽ giúp bệnh nhân bị cụt chân có thể di chuyển độc lập và tự do theo đuổi các mục tiêu trong cuộc sống”, GS Tommaso Lenzi đánh giá.

TS Minh cho biết, nhóm tiếp tục thí nghiệm kiểm chứng tính khả thi của chân giả Utah khi người dùng sử dụng tại nhà riêng trong thời gian dài. Hiện HGN Lab cộng tác với Otto Bock, nhà sản xuất chi giả lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức, để sản xuất đại trà chân sinh học Utah thành sản phẩm y tế đến người dùng trong thời gian ngắn nhất, với giá bán tương đương các mẫu chân giả truyền thống.

TS Trần Minh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Minh hoàn thành chương trình phổ thông tại THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm 2013. Anh sang Mỹ theo học cử nhân ngành kỹ thuật cơ khí Đại học Utah và nhận bằng tiến sĩ hồi tháng 5/2023. Năm 2015, TS Minh bắt đầu thiết kế robot với lĩnh vực nghiên cứu chính là các khớp chân tay linh hoạt và công năng cao. Hiện anh làm kỹ sư thiết kế cho công ty Agility Robotics chuyên sản xuất người máy ở Mỹ.

Bích Thảo




Source link

Cùng chủ đề

Trao 10 giải nhất cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học

Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2023 -2024 đã bế mạc ngày 22-3. Kết quả, ban tổ chức đã trao 10 giải nhất, 17 giải nhì, 23 giải ba và 27 giải tư. Năm nay, cả nước có 74 đoàn với 149 dự án dự thi. Cuộc thi do Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn, Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt...

Nhà khoa học Hàn Quốc coi ‘gạo thịt bò’ là nguồn protein bền vững cho tương lai

Nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Matter trong tháng này. Người đứng đầu nghiên cứu - giáo sư Jinkee Hong của Đại học Yonsei ở Seoul - cho biết "gạo thịt bò" là sản phẩm đầu tiên được tạo ra bằng cách nuôi dưỡng cơ và tế...

Viettel hợp tác cùng Intel nghiên cứu, thương mại hóa AI và 5G

Viettel và Intel sẽ phát triển các khái niệm, thử nghiệm thực tế và triển khai dịch vụ thương mại cho các dòng sản phẩm, giải pháp thuộc lĩnh vực AI, 5G, thiết bị thông minh... Tại hội nghị Di động thế giới MWC 2024 ở Tây Ban Nha, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) và Intel (công ty công nghệ hàng đầu thế giới về vi xử lý) ký kết biên bản ghi nhớ hợp...

Tiến sĩ trồng nấm vân chi đỏ bằng vỏ trấu

Đồng ThápTừ lõi ngô và vỏ trấu, TS Trần Đức Tường nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ thay vì mùn cưa cao su, cho năng suất cao hơn và hoạt chất sinh học tốt hơn. Từ năm 2015, TS Trần Đức Tường, 53 tuổi, Trường Đại học Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu tận dụng lõi ngô, vỏ trấu để trồng nấm vân chi đỏ. Trước đây người trồng nấm thường sử dụng mùn cây cao su nhưng...

Trường Đại học Giao thông vận tải ký hợp tác với công ty đường bộ Hàn Quốc

Nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ vật liệu xây dựng mới thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững là một trong những nội dung tại biên bản hợp tác giữa trường Đại học Giao thông vận tải (UTC) và Công ty TNHH Công nghiệp đường bộ Hansoo (Hàn Quốc), Công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng Thương Mại SIC (SIC), Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được ký...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiệp cưới ‘hạt giống nảy mầm’ của Minh Tú

Người mẫu Minh Tú dùng giấy tái chế chứa hạt giống để làm thiệp cưới, khi xé nhỏ đặt vào đất, tưới nước sẽ nảy mầm thành cây. Ngày 25/3, nhiều đồng nghiệp như Võ Hoàng Yến, Hồ Ngọc Hà nói thích thú khi nhận thiệp cưới của Minh Tú. Người đẹp đặt tên "Gieo mầm hạnh phúc" cho tấm thiệp với thông điệp lan tỏa điều tốt đẹp. Minh Tú cho biết: "Tôi muốn truyền tải thông điệp...

HLV Troussier: ‘Việt Nam vẫn nắm quyền tự quyết trước trận Indonesia’

HÀ NỘI-HLV Philippe Troussier khẳng định đã chuẩn bị chu đáo để đánh bại Indonesia ở Mỹ Đình, giành lại nhì bảng F cũng như cơ hội đi tiếp ở vòng loại World Cup 2026. "Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu, đó là giành kết quả tốt nhất để vào vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau trận đấu ngày mai với Indonesia, chúng tôi còn hai trận nữa (gặp Iraq và Philippines). Trong bối cảnh hiện tại...

Dàn mỹ nhân Miss World được chào đón khi về quê hương

Thí sinh Lesego Chombo quay về Botswana sau chuyến nghỉ dưỡng ở Mauritius cùng đoàn Miss World. Hàng trăm người dân tập trung ở sân bay, thể hiện màn nhảy múa theo điệu truyền thống để ăn mừng thành tích của cô. Lesego Chombo sau đó còn dự tiệc cùng Tổng thống Botswana. Video: Instagram Lesego ChomboTại cuộc thi, Lesego Chombo gây chú ý khi là thí sinh duy nhất vào top tất cả phần thi phụ, được...

Bài đọc nhiều

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest - CSC) do VnExpress tổ chức nhận được hồ sơ gửi đến từ các nhóm nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Năm nay cuộc thi tiếp...

Vietnam Airlines dự kiến có internet trên một số chặng bay từ năm 2025

Vietnam Airlines và Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay. Với việc ký kết này, dự kiến một số chặng bay của hãng sẽ có kết nối internet từ năm 2025. Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến triển khai kết nối internet trên không cho một số máy bay của hãng trong...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Cùng chuyên mục

Vietnam Airlines dự kiến có internet trên một số chặng bay từ năm 2025

Vietnam Airlines và Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa ký kết hợp tác triển khai dịch vụ kết nối internet trên máy bay. Với việc ký kết này, dự kiến một số chặng bay của hãng sẽ có kết nối internet từ năm 2025. Cụ thể, Vietnam Airlines dự kiến triển khai kết nối internet trên không cho một số máy bay của hãng trong...

Sáng kiến khoa học 2024 thu hút nhiều giải pháp nông nghiệp

Trong số gần 100 hồ sơ tham dự cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 có nhiều giải pháp, sản phẩm lĩnh vực công nghiệp, tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương. Sau 2 tháng phát động, cuộc thi Sáng kiến Khoa học (Creative Science Contest - CSC) do VnExpress tổ chức nhận được hồ sơ gửi đến từ các nhóm nghiên cứu, nhà khoa học, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Năm nay cuộc thi tiếp...

Sinh viên thiết kế chip đo tốc độ xe, sóng não

Chip tích hợp vào camera đo tốc độ xe, chip trong thiết bị đo sóng não hỗ trợ giấc ngủ… là các ý tưởng của sinh viên tham gia cuộc thi Thiết kế vi mạch TP HCM. Sáng 24/3, Khu công nghệ cao TP HCM phối hợp Thành đoàn tổ chức vòng loại cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh lần 1 với sự tham gia của 29 nhóm dự án của các bạn trẻ...

Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử

MỹNguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170 m và tốc độ 440 km/h. Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100 km/h bay thử Máy bay trình diễn XB-1 cất cánh. Video: Boom Supersonic Boom Supersonic, startup hàng không có trụ sở tại Mỹ, phát triển máy bay siêu thanh Overture với khả năng di chuyển nhanh hơn đáng kể so với các...

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Mới nhất

Thượng tướng Lê Huy Vịnh chủ trì hội nghị về đào tạo nhân lực chuyển đổi số tại Học viện Kỹ thuật mật mã

(Bqp.vn) - Sáng 13/3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại Học viện Kỹ thuật mật mã. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.Thượng tướng Lê Huy Vịnh phát biểu chỉ đạo tại...

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho

Sáng nay, 25.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho thăm chính thức nước ta. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Jussi Hallap-aho đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội...

Đề xuất ngưng 38 dự án, tổng vốn đầu tư 11.544 tỷ đồng tại TP.HCM

Đề xuất ngưng 38 dự án, tổng vốn đầu tư 11.544 tỷ đồng tại TP.HCM Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM đề xuất UBND Thành phố ngưng thực hiện 38 dự án, tổng vốn đầu tư 11.544 tỷ đồng do quy mô không còn phù hợp thực tế, không đảm...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng...

Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024

ĐHĐCĐ Biwase: Sắp xếp ba chi nhánh thành ba công ty mới trong năm 2024Sáng ngày 25/3, CTCP - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase, mã BWE - sàn HoSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. ...

Mới nhất