Powered by Techcity

Kiến trúc nghệ thuật của đình Kiểng Phước

Theo lý lịch di tích, đình Kiểng Phước được thành lập vào đầu thế kỷ XIX thời Vua Minh Mạng (1820 – 1840), trên 4 mẫu đất do hai vị chức sắc có uy tín trong làng lúc bấy giờ là ông Lý Cao Cương và ông Huỳnh Văn Dõng hiến tặng xây đình. Trải qua 200 năm thay đổi với nhiều tên gọi, hiện nay đình tọa lạc tại ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Theo tư liệu để lại, đình được xây dựng theo kiểu chữ tam gồm: Võ ca, võ quy và chánh điện theo trục Đông – Tây; cửa đình quay về hướng Đông. Đình được xây dựng bằng chất liệu truyền thống như: Gạch, đá, gỗ, ngói âm dương; cột, kèo, xiên, trính được liên kết bằng hệ thống mộng chốt chặt chẽ, chắc chắn. Bên cạnh đó, hệ thống các bao lam, hoành phi, câu đối được chạm khảm công phu, sơn son thếp vàng rực rỡ.





Lễ rước sắc thần.
Lễ rước sắc thần.

Dù chịu ảnh hưởng của chiến tranh tàn phá và phong trào Tây hóa của các công trình kiến trúc những năm cuối thế kỷ thứ XIX và trải qua nhiều lần tu bổ vào các năm 1900, 1958, 1975, 2009 nhưng đình Kiểng Phước vẫn giữ được nguyên kiến trúc truyền thống dân tộc với hệ thống kết cấu kèo cột, cũng như vật liệu, chất liệu xây dựng của dân tộc đã có từ xưa. Đặc biệt, với những đề tài chạm trổ, khảm xà cừ, hoa văn trang trí của đình đã được hình tượng hóa qua các tứ linh, tứ quý, các biểu tượng hàm ý sự sung túc, giàu sang phú quý đã nói lên ước vọng của người dân là có được cuộc sống bình an, ấm no, hạnh phúc.




Ông Phạm Văn Hương, Trưởng ban Khánh tiết đình Kiểng Phước cho biết: “Mỗi năm đình Kiểng Phước có 4 lễ cúng tính theo âm lịch, gồm: Lễ cúng Kỳ yên (vào ngày 15 và 16-2); Hạ điền (ngày 15-5); Cầu bông (ngày 15-10) và Thượng điền (ngày 15 tháng Chạp). Hằng năm, Lễ cúng Kỳ yên là lớn nhất, diễn ra trong 2 ngày, người dân quanh vùng làm ăn xa, nhiều người đưa cả gia đình, bạn bè về dự lễ, thắp hương cầu nguyện.

Có thể nói, đình Kiểng Phước là minh chứng cho sự hình thành và phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế của vùng đất Kiểng Phước xưa và vùng đất Gò Công ngày nay. Với những bộ bao lam, hoành phi, câu đối, bàn thờ được chạm khảm công phu còn lưu giữ trong đình, các nghệ nhân xưa đã thổi hồn vào những đề tài trang trí nhằm tô điểm thêm cho ngôi đình sự uy nghi, tráng lệ nhưng vẫn mang vẻ trầm mặc thâm nghiêm của sự linh thiêng nơi thờ tự; đồng thời, cũng phản ánh cuộc sống sung túc của người dân địa phương lúc bấy giờ.

Chị Đào Thị Mộng Hường, công chức Văn hóa – Xã hội xã Kiểng Phước, là người tâm huyết trong việc sửa chữa và xin “công nhận di tích” đình cho biết: “Với khoảng 50% hiện trạng của đình còn lại, tôi thấy có nhiều hoa văn, kiến trúc độc đáo nên đã bàn với Ban Khánh tiết đình Kiểng Phước mời những vị cao niên về đình để các cụ cung cấp thêm thông tin. Sau khi khảo sát, ngoài 3 sắc phong đã hư hỏng, những tư liệu bằng chữ Nôm còn lưu giữ, chúng tôi nhờ Nhà giáo ưu tú Phan Thanh Sắc dịch ra tiếng Việt.

Trong khi chờ hoàn thành lại lý lịch của đình, tôi cùng Ban Khánh tiết vận động tu sửa mái ngói, làm lại sân đình, lối vào và nhà bếp với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng. Người dân xã Kiểng Phước rất vui mừng ủng hộ sức người, sức của để tu sửa lại nơi thờ thần sở tại nên việc vận động được hưởng ứng nhiệt tình”.

Chúng tôi đến thăm đình Kiểng Phước ngay Lễ cúng Kỳ yên, tại đây diễn ra các nghi lễ truyền thống như: Thỉnh sắc, an vị thần, lễ tiền yết, cúng tiền hiền, hậu hiền trong 2 ngày, có đan xen những hoạt động khác như: Văn nghệ, đờn ca tài tử, múa lân, trò chơi dân gian…

Hiện nay, đình Kiểng Phước được nhân dân chung tay đóng góp tu sửa khá hoàn chỉnh với cổng ra vào cao lớn uy nghi; các tượng thần tương đối đầy đủ; sân rộng rãi, sạch đẹp. Hằng năm, Lễ cúng Kỳ Yên tại đình diễn ra rộn ràng, nhộn nhịp, nhiều người làm ăn xa, cứ đến ngày Lễ cúng Kỳ Yên là họ quay về tham dự. Trong đó có gia đình ông Trần Công Nghĩa (79 tuổi) và bà Huỳnh Thị Há (78 tuổi), năm 2008 đã đóng góp 50 triệu đồng tu sửa lại đình. Hằng năm, vào dịp Lễ cúng Kỳ yên, gia đình ông bà từ TP. Hồ Chí Minh cùng nhau mang hoa quả về thắp hương.





Một góc sân đình.
Một góc sân đình.

Ông Nghĩa chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, những lệ cúng nhỏ ở đình Kiểng Phước, gia đình có thể vắng mặt, nhưng đặc biệt ngày Lễ cúng Kỳ yên thì bao giờ cũng về thắp hương, ăn cùng bà con bữa cơm thân tình. Vào dịp này, tôi cũng thấy đồng hương về đông đủ, bà con sở tại có mặt nhiều, bàn thờ đầy lễ vật… tôi rất mừng vì bà con làm ăn thuận lợi, bình an, mạnh khỏe nên đình làng mới sung túc như vậy”. Cũng là người con của thị trấn Vàm Láng đi xa làm ăn, chị Nguyễn Thanh Hòa tâm sự: “Ngoài lệ cúng Kỳ yên, ngày thường khi có dịp về thăm quê, tôi đều ghé qua đình thắp hương”. Được biết, chị cũng là một trong những người nhiệt tình đóng góp kinh phí tôn tạo lại đình với suy nghĩ nơi đây giống như ngôi nhà chung của họ tộc.

Ông Lưu Văn Sáng, một người dân địa phương cho biết: “Tôi sống ở ấp xóm Đình gần 60 năm, từ nhỏ đã được má dẫn đi cúng đình, coi hát tuồng, hát bội. Ngày xưa Lễ Kỳ yên có năm cúng lớn, kéo dài 3-4 ngày, ngoài sân người ta che nhiều gian hàng bán đồ, chơi trò chơi, trong đình thì hát bội… Bây giờ cũng vậy, tuy không háo hức để được ăn cỗ hay chơi trò chơi hoặc coi hát mà tôi vẫn nôn nao trong lòng, bởi những ngày này bà con, anh em, bạn bè ở xa tề tựu về, chúng tôi được gặp nhau, kể chuyện làm ăn, chuyện con cháu, chuyện sức khỏe nên rất vui”.

Chị Mộng Hường đưa chúng tôi vòng quanh trong, ngoài đình và tự hào chia sẻ thêm: “Ban Khánh tiết đình Kiểng Phước rất nền nếp và nhiệt tình, hằng ngày đều có người lau, dọn, thắp hương, chăm sóc cây kiểng xung quanh. Đình lúc nào cũng mở rộng cửa, cho nên bà con địa phương, hay ở xa về muốn ghé đình thắp hương lúc nào cũng được. Hướng tới, Ban Khánh tiết đình vẫn tiếp tục kêu gọi đóng góp để hoàn chỉnh một số công trình của đình”.

NGỌC LỆ

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Công an tỉnh Tiền Giang: Công bố Quyết định thành lập Công an TP. Gò Công

(ABO) Chiều 2-5, Công an tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Công an TP. Gò Công và bố trí cán bộ công an TP. Gò Công.   Công an TP. Gò Công tuyên thệ.   Căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc TX. Gò Công và thành lập TP. Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Bộ...

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024

Chính phủ vừa có tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Chính phủ trình Quốc hội cho phép tiếp tục giảm 2% thuế GTGT đến hết năm 2024. Ảnh minh họa: N.K Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt...

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.  Quang cảnh Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV. Ảnh: TTXVN phát Tại Kỳ họp, Quốc hội đã xem xét các nội dung:- Xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm...

9 giờ sáng 3/5: Tiếp tục đấu thầu vàng, giá đặt cọc 82,9 triệu/lượng

Theo thông báo của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào 9 giờ sáng thứ 6 (ngày 3/5), NHNN sẽ tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với khối lượng 16.800 lượng vàng miếng SJC, giá tham chiếu để tính đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng. Địa điểm diễn ra phiên đấu thầu vàng tại Cục Quản lý dự trữ ngoại hối...

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và...

 Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tạm thời điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hộiPhó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội.Cũng trong buổi chiều 2-5, Tổng Thư ký Quốc hội...

Cùng tác giả

Các mốc thời gian thanh toán lệ phí xét tuyển đại học, thí sinh không thể bỏ qua

Theo đó, thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8. Để đảm bảo thuận lợi, tránh quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD-ĐT thông báo lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên hệ thống hỗ trợ đăng ký...

Tuyển sinh năm 2024: Điểm cao vẫn chọn học nghề

Nhân viên Trường CĐ Kinh tế TP.HCM tiếp nhận thí sinh đến nộp hồ sơ năm 2024 – Ảnh: TRỌNG NHÂN Nguyễn Vũ Thị Hương – cựu học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên – thi tốt nghiệp THPT được 23,5 điểm tổ hợp khối C và điểm tốt nghiệp trung bình đạt 8,46. Chưa kể Hương sở hữu học bạ đẹp với ba năm là học sinh giỏi từ lớp 10 đến 12. Học nghề...

Giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 26/7/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 26/7/2024 đồng loạt đi ngang tại tất cả các địa phương và giao dịch trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại Bắc Giang đang thu mua heo hơi ở mức 65.000 đồng/kg ngang bằng với Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang đây là mức giá thấp nhất...

Tiền Giang khai thác hợp lý tiềm năng du lịch để phát triển bền vững

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang Võ Văn Chiến cho biết: Với tiềm năng phong phú, đa dạng cùng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và bề dày lịch sử văn hóa, Tiền Giang đang trở thành điểm đến đầy hấp dẫn của du khách. Các tour du lịch tham quan sông nước Tiền Giang luôn hấp dẫn du...

Giá heo hơi hôm nay ngày 25/7/2024: Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở miền Nam và miền Trung

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 25/7/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 25/7/2024 đồng loạt đi ngang tại tất cả các địa phương và giao dịch trong khoảng 65.000 – 66.000 đồng/kg. Theo đó, thương lái tại Bắc Giang đang thu mua heo hơi ở mức 65.000 đồng/kg ngang bằng với Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang đây là mức giá thấp nhất...

Cùng chuyên mục

Biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử tại huyện Tân Phước – Văn hóa

Tối ngày 04 và 05/6/2024, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh huyện Tân Phước, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử của Trung tâm Văn hóa tỉnh (thuộc Sở VH-TT&DL) phối hợp với Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Tân Phước tổ chức chương trình biểu diễn giao lưu Đờn ca tài tử phục vụ công chúng. Chương trình quy tụ trên 50 tài tử, biểu diễn trên 30 tiết mục tài...

Hội thi “Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang” năm 2024 – Văn hóa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Liên đoàn Lao động tỉnh vừa ban hành Kế hoạch Hội thi "Tiếng hát CNVCLĐ tỉnh Tiền Giang" năm 2024, dự kiến diễn ra  vào tối ngày 4 và 5/7/2024, tại huyện Tân Phước và thành phố Gò Công. Đối tượng tham gia thi diễn là đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt, làm việc, lao động sản xuất tại các công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn...

Tuyên truyền hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới –...

Ngày 17/5/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bàn hành Kế hoạch triển khai giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo đó, mục đích của kế hoạch là nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về các thành tố cơ bản của hệ giá trị quốc gia, hệ...

Triển khai thực hiện hiệu qủa 2 Đề án Đờn ca tài tử – Văn hóa

Tiền Giang là vùng đất có bề dầy về lịch sử văn hóa, là địa phương có nhiều loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần hình thành nền "vănminh miệt vườn" của vùng sông nước Cửu Long; là mảnh đất sinh sôi của phong trào đờn ca tài tử hồi đầu thế kỷ 20, là cái nôi của sân khấu cải lương Nam bộ, là quê hương của những tài danh nghệ thuật...

Đợt nghỉ lễ 30-4, 1-5: Sân khấu sôi động, phim Việt thắng lớn

Kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5 năm nay ghi nhận sự tác động rõ rệt của thời tiết đến lựa chọn của người dân TPHCM. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong nhà được ưu tiên. Khán giả giao lưu với đoàn phim "Lật mặt 7: Một điều ước". Ảnh: ĐPCC Sàn diễn vui hơn tếtTheo ghi nhận của PV Báo SGGP, các suất diễn sân khấu ghi nhận thành công lớn, thậm chí vượt mức trung bình dịp tết. Theo...

Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây – 45 năm xây dựng và phát triển”

(ABO) Tối ngày 29-4, tại sân khấu ngoài trời Khu luyện tập thể thao huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Gò Công Tây tổ chức tổng kết, phát thưởng Cuộc thi Ảnh nghệ thuật “Gò Công Tây - 45 năm xây dựng và phát triển”; biểu diễn nghệ thuật tổng hợp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024), kỷ niệm 45 năm tái thành lập huyện Gò Công Tây...

Chương trình ý nghĩa của Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho”

(ABO) Vở Rối Nước "Trước ngọn sóng" (tác giả: Mai Thắm, đạo diễn: Trần Được) là câu chuyện truyền tải đến người xem tình yêu biển đảo quê hương. Vở được diễn trong 2 đêm 29.0 - 30.4 vào lúc 19g00, Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến...

Lung linh sắc màu mừng các ngày lễ lớn của đất nước

(ABO) Từ ngày 27-4 đến ngày 1-5, tại Công viên Tết Mậu Thân, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra Lễ hội “Sắc màu Mỹ Tho” năm 2024, chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2024); 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 - 1-5-2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ do UBND TP. Mỹ Tho tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa,...

Nhành mai vàng của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã 82 mùa xuân nhưng ông bảo rằng con đường sáng tác vẫn còn ở phía trước. Phạm Minh Tuấn vẫn là Phạm Minh Tuấn năm xưa, trong trẻo, bền bỉ với khát vọng, đậm đà tình. Có lẽ chính nhiệt huyết và tình yêu thắm thiết với cuộc sống chính là nhành mai mang đến mùa xuân bất tận trong âm nhạc của người nhạc sĩ tài hoa.1. Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn...

Chương trình nghệ thuật đặc biệt Bản hùng ca vang mãi

Tối 29/4, tại sân khấu lớn ở phố đi bộ Nguyễn Huệ, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt Bản hùng ca vang mãi, chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024). Hoạt cảnh Ra đi nung nấu ngày trở về trong chương trình nghệ thuật...

Tin nổi bật

Tin mới nhất