Trang chủMultimediaẢnhTS Trần Hữu Sơn: 'Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn...

TS Trần Hữu Sơn: ‘Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn’

(Dân trí) – “Lễ hội Đền Hùng dù có những biến đổi cùng với sự phát triển, trưởng thành của đất nước nhưng vẫn sẽ tồn tại mãi, thậm chí ngày càng lớn mạnh hơn”, TS Trần Hữu Sơn nói.
 
TS Trần Hữu Sơn: "Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn"

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 sẽ diễn ra từ ngày 9/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 1/3 đến hết mùng 10/3 âm lịch) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh Phú Thọ.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã có những biến đổi sâu sắc như thế nào? Những biến đổi này có tác động tích cực và tiêu cực ra sao? Sức sống, giá trị tín ngưỡng của Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng?…

Phóng viên Dân trí đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Hữu Sơn, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hoá du lịch xung quanh vấn đề này. 

TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 1

TS Trần Hữu Sơn – Chuyên gia tại Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn hóa du lịch (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Lễ hội Đền Hùng và những trăn trở trong sự biến đổi

Thưa ông, trải qua quá trình lịch sử cùng sự phát triển của đất nước, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hiện nay đã có những biến đổi như thế nào?

– Lễ hội Đền Hùng từ khi xuất hiện cho đến trước năm 1917 diễn ra vào tháng 8 âm lịch. Từ năm 1917 đến nay, sự kiện này đã chuyển sang tháng 3 âm lịch (mùa xuân) hằng năm. 

Tại thời điểm này, Lễ hội Đền Hùng diễn ra cùng với ngày chính hội của làng Cổ Tích xưa. Những năm gần đây, dù tổ chức chính lễ vào ngày 10/3 nhưng Lễ hội Đền Hùng cũng đã có nhiều thay đổi. 

Cùng với sự phát triển của các tour du lịch, từ sau Tết Nguyên đán, người dân từ khắp các địa phương trong cả nước kéo tới đây, không còn chờ tới tháng 3 như trước nữa.

Không gian của Lễ hội Đền Hùng cũng có sự dịch chuyển, cả về không gian thiêng và không gian địa lý. Thay vì chỉ có phạm vi khu vực Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ), lễ hội Đền Hùng đã mở rộng dần tới không gian tổ chức hội ở các làng cổ cạnh chân núi Hùng. 

Hiện nay, tại phía Nam, một số tỉnh như TPHCM, Cần Thơ đã xây dựng đền thờ vua Hùng để người dân các tỉnh lân cận tới viếng một cách dễ dàng, thuận tiện.

Có thể thấy, từ một lễ hội của làng, Lễ hội Đền Hùng ngày nay đã thay đổi rất nhiều về quy mô. 

Ở triều nhà Lê, đặc biệt là các triều đại phong kiến thời nhà Nguyễn, sự kiện này mới trở thành lễ hội của vùng, sau đó trở thành lễ giỗ Tổ của cả nước. 

TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 2

“Biển người” đổ về khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày 14/4 (Ảnh: Phú Thọ TV).

Theo quan điểm của ông, những biến đổi của Lễ hội Đền Hùng dẫn đến những tác động tích cực và tiêu cực ra sao? Đâu là nguyên nhân dẫn đến những biến đổi này? 

– Về mặt tích cực, đây là lễ hội đặc biệt, có quy mô lớn nhất trên đất nước ta. Tôi cho rằng ít quốc gia nào có một ngày giỗ Tổ lớn tới vậy. Sự kiện này một lần nữa tôn vinh truyền thống đoàn kết, gắn bó của người dân Việt Nam, cũng là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng những kẻ thù lớn mạnh.

Lễ hội Đền Hùng mang những ý nghĩa chính trị – xã hội to lớn và quan trọng. Xu hướng biến đổi từ hội làng (hội làng He) lên quốc lễ (hội Đền Hùng) và ngày nay là lễ hội cấp quốc gia (Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng) đã góp phần quy tụ được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, công khai chủ quyền của Nhà nước ta qua các thời kỳ từ xã hội phong kiến đến ngày nay. 

Xu hướng biến đổi Lễ hội Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng tạo điều kiện, cơ hội để giáo dục cộng động các dân tộc Việt Nam qua các thế hệ hướng về cội nguồn, về lòng yêu nước, yêu dân tộc, tri ân tổ tiên. Đồng thời, hiểu thêm về công lao của các Vua Hùng, ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với lĩnh vực văn hóa, sự biến đổi trong Lễ hội Đền Hùng đã tạo cho vùng văn hóa Đông Bắc và vùng văn hóa Phú Thọ một không gian văn hóa rộng lớn của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, quy tụ những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của cả nước, tạo điều kiện cho văn hóa Đất Tổ, văn hóa vùng Đông Bắc tiếp thu, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của chính địa phương mình.

Không chỉ thế, xu hướng biến đổi của Lễ hội Đền Hùng đã tạo nguồn kinh tế quan trọng cho tỉnh Phú Thọ nói riêng và Nhà nước nói chung thông qua nguồn thu lớn từ các hoạt động du lịch, dịch vụ. 

Cũng bởi những tác động tích cực trên nên tôi đánh giá sự kiện này là thành công lớn nhất trong việc bảo tồn di sản của tỉnh Phú Thọ, đồng thời cũng là thành tựu của cả nước.

TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 3

Đông đúc du khách từ mọi miền Tổ quốc đổ về Khu di tích lịch sử Đền Hùng để dâng hương, vãn cảnh, chiều 17/4 (Ảnh: Thành Đông).

Còn những tác động tiêu cực, tôi thấy nổi bật nhất là văn hóa cộng đồng các làng, cộng đồng Đất Tổ tại Lễ hội đền Hùng chưa được gìn giữ và phát triển. Vai trò cộng đồng của các làng nghĩa là gì? Đó là khi những nét văn hóa địa phương, gồm sự góp mặt của các trưởng làng phải được đề cao, tạo ra điểm nhấn đặc sắc trong lễ hội.

Quản lý lễ hội cũng là một điều quan trọng, tôi thấy trong những năm gần đây việc này thực hiện rất tốt nhưng nếu được đề xuất, tôi mong muốn liên kết Lễ hội đền Hùng với các điểm khác như Vườn quốc gia Xuân Sơn cùng các điểm du lịch lân cận để tránh trường hợp quá tải, quá tập trung tại một điểm nhất định.

Mặt khác, xu hướng biến đổi mở rộng không gian hội, văn hóa cộng đồng các dân tộc có cơ hội quảng bá, song các giá trị văn hóa vùng Đất Tổ sẽ bị lấn át, pha trộn và biến dạng và có nguy cơ mai một. Các trò chơi, diễn xướng dân gian, đặc biệt là các nghi lễ, tục hèm, tín ngưỡng nông nghiệp có nguy cơ biến dạng. Bởi vậy, vấn đề bảo tồn không gian hội “Không gian văn hóa Đất Tổ” phải được đặc biệt chú trọng.

Bên cạnh đó, bây giờ tôi thấy việc nhiều tỉnh, thành phố lập đền thờ vua Hùng cũng tạo ra câu hỏi về việc bảo tồn không gian thiêng. Nếu không gian thiêng là giả và quá nhiều, tràn lan, lễ hội đâu còn ý nghĩa?  

Ông đánh giá thế nào về sức sống, giá trị tín ngưỡng của Lễ hội Đền Hùng dù Di sản văn hóa phi vật thể này đã có nhiều biến đổi theo thời đại?

 Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là biểu hiện cụ thể nhất của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thể hiện sự gắn bó của cộng đồng, khẳng định dân tộc Việt Nam có chung một cội nguồn, cả nước cùng tôn thờ một vị Vua Tổ.

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba/Khắp miền truyền mãi câu ca/Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Câu ca dao ấy có trong tâm khảm nhiều thế hệ người Việt, nhắc nhở chúng ta biết ơn sự hi sinh của các lớp người đi trước, chung tay bảo vệ, phát triển đất nước.

Với những ý nghĩa như thế, tôi tin rằng Lễ hội Đền Hùng dù có những biến đổi cùng với sự phát triển, trưởng thành của đất nước gắn liền với sự trường tồn của dân tộc qua mọi thời đại nhưng nó vẫn sẽ tồn tại mãi, thậm chí ngày càng lớn mạnh hơn. Lễ hội Đền Hùng mãi là một biểu tượng văn hóa có giá trị cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ xưa tới nay, người Việt Nam ai cũng có lòng yêu nước, hướng về tổ tiên, nguồn cội. 

TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 4

Du khách trải nghiệm tour đêm Đền Hùng huyền ảo, trang nghiêm, ngày 13/4 (Ảnh: Thanh Thúy).

Lễ hội Đền Hùng biến đổi nhưng không biến tướng

Một vấn đề khác được đặt ra là làm sao để hài hòa giữa yếu tố du lịch tâm linh và du lịch truyền thống lịch sử như ở di tích Đền Hùng, thưa ông? 

– Du lịch tâm linh và du lịch truyền thống luôn có sự kết nối, hòa quyện. Người Việt hành hương về Đền Hùng để lễ tổ, đó là việc làm mang yếu tố tâm linh. Khi tham gia Lễ hội Đền Hùng, họ được trải nghiệm, được trở về với nguồn cội và hiểu biết hơn lịch sử của dân tộc, đó chính là yếu tố truyền thống. 

Cũng bởi vậy, tôi cho rằng hai việc này không có gì tách bạch. 

– Ông đánh giá như thế nào về các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng, di sản văn hóa hiện nay?

– Trước tiên phải khẳng định rằng bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị di sản văn hóa không phải là công việc của riêng một cơ quan, tổ chức nào, mà cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng thực hiện. 

Nếu thực hiện tốt, di sản văn hóa vừa là “kho báu” vừa là “chiếc cần câu” và là nguồn lực kinh tế lâu dài cũng như trước mắt của người dân, chính quyền địa phương và quốc gia.

Trên thực tế, những năm gần đây, các hoạt động đưa di sản trở thành một phần của sản phẩm văn hóa trong các lĩnh vực như thời trang, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản, âm nhạc, phim ảnh, kiến trúc… đang diễn ra rất sôi nổi và có đóng góp đáng kể cho nền công nghiệp văn hóa. 

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì nhìn chung, công tác bảo tồn, phát huy, khai thác các giá trị di sản hiện chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Tôi thấy, quá trình bảo tồn, phát huy giá trị tín ngưỡng qua Lễ hội Đền Hùng có nhiều mặt tích cực, được phát huy tốt, tuy nhiên, trong vấn đề bảo tồn vẫn còn nhều bất cập và hạn chế. 

Bảo tồn di tích cũng như bảo tồn di sản, cần phải có phương pháp, mà tại đó trước hết ta phải hiểu cấu trúc của di sản. Ở đó, hạt nhân di tích là quan trọng nhất, quy định di tích, di sản có vai trò như thế nào trong đời sống xã hội.

Tại Lễ hội Đền Hùng, tôi cho rằng hạt nhân di tích chính là sự đoàn kết toàn dân tộc, đó là giá trị bất biến không bao giờ thay đổi. Thứ hai là các tín ngưỡng thực hành giá trị đó, như lễ dâng hương hàng năm, các yếu tố văn học nghệ thuật, ẩm thực, trò chơi phục vụ cho lễ hội.

Giá trị về Đền Hùng là bất biến, tồn tại lâu dài, còn bảo tồn là việc gìn giữ thành tố. Từ việc chăm chút cho các thành tố đó, chúng ta sẽ bảo vệ được di sản. Một ví dụ đơn giản là việc mặc quốc phục khi làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi cho đó là điều hiện đang thiếu sót và cần cân nhắc. Bên cạnh đó, như đã nói, sự đóng góp của các làng xã, trưởng làng tại lễ hội còn mờ nhạt.

Mặt khác, thông qua Lễ hội Đền Hùng có thể phát huy được các yếu tố văn học nghệ thuật, ẩm thực, trò chơi nhưng dù biến đổi thế nào cũng phải phục vụ cho giá trị cốt lõi và không làm biến tướng hay làm hỏng, mai một giá trị tín văn hóa cốt. Nên nếu bảo tồn mà không phục vụ cho giá trị thì không thể nào bảo tồn được. 

TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 5
TS Trần Hữu Sơn: Lễ hội Đền Hùng là biểu tượng văn hóa mãi trường tồn - 6

Thời gian tới, chúng ta cần làm gì để khuyến khích nhiều hơn các cá nhân tham gia vào việc khai thác, phát huy giá trị văn hóa truyền thống?

– Chúng ta cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy cũng như chính sách về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có quy định về đối tượng, thời gian, biện pháp… một cách chi tiết, rõ ràng.

Cần xây dựng các chính sách, giải pháp khả thi về quản lý di sản để vừa phát huy giá trị di sản, vừa bảo tồn di sản một cách hiệu quả. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ trực tiếp tham gia vào việc khai thác giá trị di sản, bằng cách mở thêm nhiều lớp đào tạo về di sản.

Về chế độ đãi ngộ, hiện chúng ta đã có chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân gian, tuy nhiên, cần mở rộng đối tượng đãi ngộ, quan tâm nhiều hơn đến những người trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đặc biệt là các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong làng, xã…

Với lớp trẻ, cần lập các quỹ hỗ trợ và kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa để họ có thêm điều kiện phát huy sức trẻ và khả năng sáng tạo trong việc khai thác nguồn tài nguyên di sản.

Cảm ơn ông vì những chia sẻ! 

Dantri.com.vn

Cùng chủ đề

Các điểm du lịch cả nước vắng khách dịp giỗ Tổ

Phú Quốc, Vũng Tàu, Phan Thiết đón ít khách trong ngày lễ giỗ Tổ do thời gian nghỉ ngắn và sát lễ 30/4 nên đa số du khách không chọn đi du lịch. Theo ghi nhận của VnExpress, nhiều điểm du lịch lớn trên cả nước vắng khách trong ngày 18/4. Tại Sa Pa, Bùi Quyết, quản trị viên một nhóm du lịch lớn trên địa bàn, nói thị xã "không khác ngày thường". Anh nói khi dịp lễ...

Thủ tướng động viên công nhân trên công trường ngày giỗ Tổ

Sau khi dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm công nhân trên công trường xây dựng dự án nhà văn hóa nghệ thuật tỉnh Phú Thọ, sáng 18/4. Lãnh đạo Chính phủ hoan nghênh công nhân vẫn làm việc miệt mài trên công trường dự án ngay trong ngày nghỉ lễ với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi, thi công 3 ca, 4 kíp, vượt nắng, thắng mưa, làm việc xuyên lễ,...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(Chinhphu.vn) - Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn-ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu...

Cận cảnh cây vạn tuế hơn 800 năm tuổi ở Đền Hùng

Hơn 200 gian hàng tham gia lễ hội bánh dân...

Hàng ngàn người dân miền Tây đổ về Cần Thơ dâng hương Vua Hùng

Sáng 18-4 (nhằm mùng 10-3 Âm lịch), tại Đền thờ Vua Hùng TP Cần Thơ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Cần Thơ đã thành kính, trang nghiêm tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ; Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cựu số một thế giới Nelly Korda trở lại với The Chevron Championship

The Chevron Championship là một trong 5 giải thuộc hệ thống major (tương đương với tính chất các giải Grand Slam trong môn quần vợt) của làng golf nữ thế giới.Trong môn golf của nữ, họ có nhiều hơn các golfer nam một danh hiệu major, trong hệ thống giải thi đấu hàng năm. Rất nhiều golfer mạnh tham dự giải đấu này, đáng chú ý có số một thế giới người gốc Việt là Lilia Vu (quốc tịch...

Báo Đông Nam Á nói về sức mạnh của U23 Việt Nam sau chiến thắng U23 Kuwait

(Dân trí) - Các tờ báo ở Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều khen ngợi sức mạnh của U23 Việt Nam sau chiến thắng trước U23 Kuwait ở lượt trận mở màn vòng bảng giải U23 châu Á. U23 Việt Nam đã khởi đầu thuận lợi ở giải U23 châu Á khi giành chiến thắng 3-1 trước U23 Kuwait trong trận đấu mở màn. Kết quả này giúp thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn tạm xếp đầu bảng với cùng...

Đôi vợ chồng trúng số 31 tỷ đồng: Sống giản dị, mang tiền đi từ thiện

Tháng 7/2002, dư luận tại Anh xôn xao khi biết tin vợ chồng sống tại thị trấn Watford trúng giải xổ số trị giá 1 triệu bảng Anh (tương đương với hơn 31 tỷ đồng). Đến nay, nhiều người vẫn còn bất ngờ khi câu chuyện sau lần trúng số của đôi vợ chồng ấy một lần nữa được "sốt" trở lại.Được biết, vợ chồng Chris và Julie Jeffery sau khi trúng số chỉ thưởng cho mình một...

Nam sinh nhặt được 10 triệu đồng rơi vãi, chưa có người nhận lại

Mới đây, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TPHCM ký tặng giấy khen biểu dương với sinh viên Lê Đức Thắng, sinh viên năm thứ 2 khoa Công nghệ cơ khí trước hành động nhặt được của rơi, tìm người trả lại. Kèm với giấy khen là phần thưởng 2 triệu đồng từ nhà trường.Trước đó, vào cuối tháng 2 vừa qua, sau tiết học thứ 3, Thắng tiếp tục xuống thư viện trường học bài. Khi vừa...

Nam sinh lớp 8 lao xuống hồ cứu nữ sinh lớp 11 bị đuối nước

Ngày 17/4, Tỉnh đoàn Bình Định đã trao tặng giấy khen cho em Lê Văn Phát, học sinh lớp 8A4, Trường THCS Tăng Bạt Hổ, thị trấn Tăng Bạt Hổ (huyện Hoài Ân, Bình Định), vì dũng cảm cứu người đuối nước.Khoảng 20h ngày 14/4, trong lúc cùng nhóm bạn đi dạo xung quanh khu vực hồ sinh thái Bàu Đưng (ở thị trấn Tăng Bạt Hổ), em Lê Văn Phát thấy có người bị đuối nước. Tình huống...

Bài đọc nhiều

Thác Chiềng Khoa – ‘Tuyệt tình cốc’ 7 tầng ở Mộc Châu

Thác Chiềng Khoa tất thảy có 7 tầng, mỗi tầng cao khoảng từ 7 đến 10 mét. Dưới chân mỗi tầng thác đều có khoảng rộng tạo thành hồ chứa với làn nước xanh ngọc đẹp mê mẩn, là nơi để bạn thỏa sức bơi lội, check in sống ảo. Sự hoang sơ, sự tương phản hút mắt của màu xanh ngọc với trắng xoá của thác nước chính là lí do mà người ta gọi Chiềng Khoa là...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Công đoàn Cục Thông tin đối ngoại tổ chức hiến máu tình nguyện

Hiện nay, nhiều bệnh viện không đủ cơ số đơn vị máu, chế phẩm máu phục vụ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tô đẹp thêm truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Hiến máu không mất nhiều thời gian và sức lực nhưng rất cần thiết cho xã hội và có lợi cho sức khoẻ, hiến máu giúp tăng...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Cùng chuyên mục

Nhan sắc tiếp viên hàng không đối đầu Ý Nhi ở Hoa hậu Thế giới

15/04/2024 | 12:09 TPO - Người đẹp Tây Ban Nha - Corina Mrazek - là đối thủ của Hoa hậu Ý Nhi tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới lần thứ 72. Chiến thắng ngôi vị Hoa...

Cận cảnh khu rừng ở Việt Nam có 39 cây di sản, tuổi đời lên đến trên 450 năm

TPO - Khu rừng có rất nhiều cây đủ tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận cây di sản Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay khu rừng chỉ cấp chứng nhận cho 39 cây vì nằm gần đường giao thông, thuận lợi cho khách du lịch đến thăm quan. Các cây di sản có tuổi đời từ 200 đến trên 450 năm, gồm 37 cây săng lẻ...

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực ‘hạ nhiệt’ giá vé máy bay

Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn. Cụ thể, trong khung giờ tối muộn, vé phổ thông tiết kiệm (từ 1.724.000 đồng/chặng hoặc 1.929.000 đồng/chặng, đã bao gồm thuế, lệ phí) cho hành trình giữa Hà Nội và TP.HCM hay vé phổ thông tiết kiệm trên các đường bay giữa Hà Nội, TP.HCM đi...

Flamingo báo lãi 175 tỷ đồng trong năm 2023, mở rộng đầu tư loạt dự án mới

CTCP Flamingo Holding Group (Flamingo) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2023 với lợi nhuận sau thế đạt 175 tỷ đồng, triển khai loạt dự án tại Hà Nam, Tuyên Quang. Cụ thể, theo báo cáo tài chính năm 2023, tổng doanh thu của công ty giữ mức gần như đi ngang với năm trước, đạt 2.373 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 175 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Flamingo là 7.296...

FPT Long Châu kỳ vọng trở thành hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ

Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FPT Retail đã chia sẻ những kỳ vọng phát triển FPT Long Châu thành hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2024, diễn ra vào chiều ngày 17/2 tại TP.HCM. Kế hoạch kinh doanh năm 2024 Đại hội đã thống nhất thông qua kế hoạch doanh thu 37.300 tỷ đồng - tăng 17% và lợi nhuận trước thuế là 125 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu...

Mới nhất

Đề xuất thêm một ngày thương thảo nếu nhà đầu tư ngoại chưa thanh toán

Gỡ vướng "Pre-funding": Đề xuất thêm một ngày thương thảo nếu nhà đầu tư ngoại chưa thanh toánĐối với trường hợp giao dịch không thành công, đang có đề xuất không nhất thiết ngay lập tức phải bán khi chứng khoán về tài khoản tự doanh, mà nên có thêm một ngày để nhà đầu tư tổ chức...

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về nội dung Dự thảo 2 Luật Điện lực (sửa đổi)

Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập gồm ông Lê Sỹ Bảy - Phó Tổng thanh tra Chính phủ, đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số bộ, ngành cơ quan thuộc Chính phủ; một số hiệp hội, đại diện...

Lý do Nga quyết giành thành trì Chasov Yar

Kiểm soát Chasov Yar với vị trí cao hơn khu vực xung quanh sẽ giúp Nga rộng đường tiến công loạt đô thị lân cận mà Ukraine đang giữ. Các đơn vị đổ bộ đường không (VDV) thiện chiến của Nga đang áp sát rìa đông Chasov Yar, thành phố nằm cách Bakhmut khoảng 12 km về phía Tây....

Mới nhất