Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTung gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, EU muốn "vá...

Tung gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, EU muốn “vá lỗ hổng” hay thay chiến lược mới?


Tung gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga, EU có thể “vá những lỗ hổng” do các vòng trừng phạt trước đây còn sót lại?

Dù chưa được phê duyệt chính thức, gói trừng phạt thứ 12 của EU nhằm vào Nga đã lại vấp phải sự bất đồng quan điểm giữa các nước thành viên.

Có ý kiến cho rằng, các biện pháp trừng phạt mới nhất này có thể đánh dấu một sự thay đổi chiến lược của EU, vá hết những lỗ hổng” do các vòng trừng phạt trước đây để sót lại.

ffff
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Tổng thống Zelensky tại Kiev. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, trong giới phê bình có cảnh báo rằng, vòng trừng phạt thứ 12 này vẫn có khả năng “gậy ông lại đập lưng ông”, do sẽ tác động trực tiếp tới chính các ngành công nghiệp của EU và người tiêu dùng của khu vực này, nhiều hơn các nhà xuất khẩu Nga.

Chẳng hạn, dây nhôm từ Nga là hàng hóa thiết yếu trong các dự án năng lượng tái tạo, cũng là mặt hàng nhập khẩu đáng kể của EU. Có thể kể tên các nhà nhập khẩu lớn, bao gồm Ba Lan, Tây Ban Nha và Italy.

Lệnh cấm tiềm năng đối với loại hàng nhập khẩu như thế này có thể dẫn đến tăng giá, làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất EU so với các đối tác toàn cầu. Thậm chí, thanh dây nhôm của Nga được coi là thân thiện với môi trường hơn và việc loại trừ chúng có thể làm tăng lượng khí thải carbon của EU – việc này, trái với mục tiêu giảm phát thải của Thỏa thuận Xanh châu Âu.

Do vậy, thỏa thuận xanh của EU bỗng mở ra thêm cuộc tranh luận mới, rất sôi nổi?

Vậy, có phải tiêu chuẩn cao trong Thỏa thuận xanh của EU là một trở ngại lớn khiến EU chùn bước trong quyết định trừng phạt Nga?

Không… Thỏa thuận Xanh của EU thực sự không phải là vấn đề “nặng ký” trong số hàng tá các vấn đề khiến EU phải lo ngại. Bởi xét cho cùng, những quốc gia phát thải CO2 lớn nhất ở EU vẫn đang được miễn phí phát thải gây tổn hại đến môi trường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như công dân EU.

Với lượng khí thải CO2 lý tưởng – được cho là giảm tới 70% từ nhôm của Nga, có khả năng “bị lờ đi”. Câu hỏi phản biện được đặt ra với chính EU là – tại sao thế giới lại tiếp tục bị ép phải trả giá cho “tội lỗi” về môi trường do các nhà sản xuất thép, sản xuất xi măng và nhôm ở bên ngoài EU?

CH. Czech – một trung tâm sản xuất ô tô lớn – sở hữu rất nhiều doanh nghiệp có phụ thuộc lớn vào thép để sản xuất sản phẩm chủ lực này. Ngược lại, ngành ô tô cũng rất quan trọng đối với nền kinh tế Czech, đóng góp tới khoảng 10% vào GDP, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới.

Trong khi đó, Novolipetsk của Nga là một nhà cung cấp thép quan trọng cho các doanh nghiệp Czech. Công ty thép của Nga phát triển phần lớn hoạt động cán thép ở châu Âu, bao gồm Bỉ, Pháp và taly.

Đối mặt với chi phí năng lượng ngày càng tăng và những thách thức trong việc tìm kiếm giải pháp thay thế cho thép Nga, CH. Czech đang tìm cách kéo dài thời gian chuyển tiếp cấm nhập khẩu thép Nga cho đến năm 2028. Đây là một trong những ví dụ thực tế cho thấy rõ những khó khăn mà các công ty châu Âu gặp phải trong việc thay thế các sản phẩm thép của Nga.

Điều gì đang xảy ra trong quan điểm của các nhà cầm quyền ở châu Âu?

Tại sao liên tục phải có những trường hợp ngoại lệ được đưa ra, đặc biệt là khi ngành thép của EU được cho là có tình trạng dư thừa công suất lớn thứ hai thế giới? Có phải họ thà để lại một cách cửa còn hơn là đóng chặt?

Tại sao thay vì hợp tác với các đối tác, bao gồm cả các đồng minh ở châu Á, họ lại chọn cách bảo vệ thị trường trong nước bằng các lý do không được cho là hợp lý…

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra, trong bối cảnh, vòng trừng phạt thứ 11 (kể từ tháng 2/2022) mà EU áp đặt lên Nga từ tháng 6/2023 vẫn để lộ nhiều khe hở,được cho là đã bị Moscow tận dụng để “lách luật”, từ giới hạn giá đối với dầu thô của Nga, hay các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của EU đối với việc nhập khẩu vi mạch vào Nga… Và kể cả việc thường xuyên bị đồng minh Ukraine hối thúc ra các biện pháp mới thắt chặt hơn nữa kinh tế Nga.

Theo bình luận của giới quan sát, thêm một gói trừng phạt mới chống lại Moscow, dường như cũng khiến EC bối rối, bởi nó cũng gây áp lực lên chính các nhà lãnh đạo EU, chả kém với đối tượng sắp bị tung thêm đòn trừng phạt, nếu không muốn nói là nhiều hơn.

Ngày 4/11, trong một bài phát biểu tại Ukraine, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, cho biết, “Tuần tới, chúng tôi sẽ công bố gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga”. Tuy nhiên, gần 2 tuần trôi qua, các giới hạn chống Nga vẫn còn bỏ ngỏ, khi nghiều thành viên EU đều có các ”trường hợp ngoại lệ” giống như bài toán thép nói trên.

Đây là chuyến thăm Ukraine lần thứ sáu của Chủ tịch EC kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Trên mạng xã hội X, bà Ursula von der Leyen đăng một bức ảnh chụp chung với ông Zelensky và thông báo: “Tôi đang ở đây để thảo luận khả năng Ukraine gia nhập EU”.

Tuy nhiên, để chính thức trở thành thành viên EU, Ukraine không chỉ phải vượt qua nhiều cải cách về mặt chính trị và pháp lý sao cho phù hợp những tiêu chuẩn mà khối này đề ra. Đơn xin gia nhập EU còn cần toàn bộ 27 thành viên của khối này thông qua. Trong đó, có những thành viên rất khó thuyết phục, như Hungary – quốc gia theo đuổi đường lối trung lập trong xung đột Nga-Ukraine.

EU hiện đã cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Ukraine trong năm qua và cam kết gửi khí tài hạng nặng đến nước này. Tuy nhiên, đây là một gánh nặng tài chính rất lớn của khối mà không phải quốc gia thành viên nào cũng ủng hộ.

Bởi vậy theo giới quan sát, chuyến thăm tới Kiev của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen được xem là phục vụ một kế hoạch nước đôi.





Nguồn

Cùng chủ đề

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.

Một quốc gia châu Âu “đoạn tuyệt” hoàn toàn dầu Nga trước thời hạn miễn trừ gần 1 năm

Chính phủ Bulgaria ngày 1/3 đã ngừng nhập khẩu dầu của Nga như một phần của lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự của Moscow tiến hành tại Ukraine.

Kiev kêu gọi Mỹ và phương Tây ‘tấn công tổng lực’ trên mặt trận này, hiến kế thêm đòn trừng phạt, rốt ráo bịt...

Hơn 17.000 lệnh trừng phạt cá nhân và tổ chức đã được thi hành chống lại Nga kể từ khi xung đột Nga-Ukraine khởi phát, khiến Moscow thiệt hại ít nhất 400 tỷ USD. Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal đánh giá đây là “đòn mạnh đối với Nga, nhưng còn có thể và phải làm nhiều hơn nữa”.

Mỹ trừng phạt một công ty của đồng minh vì liên hệ với Nga

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 25/2 cho biết Công ty Daesung International Trading có trụ sở tại Hàn Quốc bị Mỹ trừng phạt với cáo buộc có liên hệ với Nga hiện đang bị chính quyền ở đây điều tra.

Nga tịch thu hơn 1 tỷ USD tài sản của doanh nghiệp Đức

Tài sản của hãng khí đốt công nghiệp Linde tại Nga sẽ bị tịch thu, sau khi dừng hoạt động tại đây vì xung đột Ukraine. Tòa án Trọng tài vùng St. Petersburg và Leningrad hôm 23/2 ra phán quyết tài sản của công ty khí công nghiệp Linde (Đức) tại đây sẽ bị tịch thu, do vi phạm hợp đồng xây nhà máy xử lý khí đốt tại Nga năm 2022.Tháng 7/2021, RusChemAlliance (RCE) - liên doanh của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Thanh khoản bùng nổ, khối ngoại vẫn miệt mài “xả hàng”

Sau phiên tăng điểm tích cực vào hôm qua, thị trường mở cửa tiếp diễn trạng thái hưng phấn khi dòng tiền chảy mạnh vào tất cả các nhóm ngành, đặc biệt là ngân hàng. Sau gần 1 giờ mở cửa, VN-Index đã vượt mốc 1.290 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện sau hơn 1 giờ giao dịch khiến đà tăng bị thu hẹp. Nhóm ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá, nổi bật nhất...

Quay đầu hồi phục, nên mua hay bán?

Dự báo giá vàngGiá vàng thế giới giảm khi chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 9h00, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD đã gây áp lực mạnh lên vàng. Kim loại quý này cũng đối diện làn sóng chốt lời và không thể trụ ở ngưỡng kỷ lục.Ông Daniel Ghali...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Cùng chuyên mục

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên ngày 22.3 (giờ Việt Nam) bởi nhu cầu xăng dầu yếu hơn. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ...

Đường tìm động lực tăng trưởng mới của Trung Quốc

Để đạt mục tiêu tăng trưởng, Trung Quốc muốn ổn định bất động sản, cơ sở hạ tầng, đồng thời đầu tư vào sản xuất, công nghệ. Từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc trên 8% mỗi năm, mở ra thời kỳ mức sống cải thiện đáng kể, nghèo cùng cực gần như không còn. Nhờ mở cửa thị trường và cải cách thương mại, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Hải Phòng có thêm 926 tỷ đồng vì thu vượt ngân sách

Do thu từ xuất nhập khẩu năm 2022 vượt hơn 20%, Hải Phòng được thưởng và bổ sung hơn 926 tỷ đồng để đầu tư trở lại cho thành phố. Theo UBND TP Hải Phòng, năm 2022, thành phố thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 67.806 tỷ đồng, vượt 11.876 tỷ đồng so với chỉ tiêu được giao. Theo nghị định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù với Hải...

Kinh tế sáng tạo – tiềm năng không giới hạn

Kinh tế sáng tạo dù là khái niệm khá mới, nhưng tại Việt Nam tiềm năng phát triển gần như không có giới hạn và dự báo sẽ mang lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho nền kinh tế.Chuyện của “bình mới, rượu cũ” Theo nghiên cứu về phát triển kinh tế sáng tạo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức...

Mới nhất

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza,...

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc,...

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!