Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTuyển thêm được 10.000 người, cần 400 tỉ đồng để nâng chuẩn?

Tuyển thêm được 10.000 người, cần 400 tỉ đồng để nâng chuẩn?


Bộ GD-ĐT đã có lý giải và đánh giá tác động khá cụ thể khi đưa ra đề xuất này.

Bộ GD-ĐT dự kiến đề xuất tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp CĐ chuyên ngành và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để dạy một số môn học, bao gồm: lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) theo Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp tiểu học và THCS.

Luật Giáo dục năm 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên (GV) trở lên đối với GV tiểu học, THCS, THPT. Trường hợp môn học còn thiếu thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”.

Bộ GD-ĐT cho rằng việc nâng chuẩn trình độ đào tạo theo quy định tại luật Giáo dục 2019 là định hướng phấn đấu và phù hợp với xu thế phát triển, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Hạ chuẩn giáo viên: Tuyển thêm được 10.000 người, cần 400 tỉ đồng để nâng chuẩn?- Ảnh 1.

Giờ học môn khoa học tự nhiên ở lớp 6. Đây là một trong những môn học còn thiếu giáo viên theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, với yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018, cần phải bổ sung đủ số lượng GV đứng lớp bảo đảm theo thực tế dự báo tăng dân số cơ học và thực hiện giảng dạy các môn học.

Lý giải về việc thiếu GV, Bộ GD-ĐT cho biết trong thời gian qua, Bộ đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung GV mầm non, phổ thông theo lộ trình đến năm 2026. Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế GV trong giai đoạn từ năm 2022 – 2026, tuy nhiên các địa phương vẫn không tuyển đủ số GV theo biên chế được giao.

Một trong những nguyên nhân khiến các địa phương chưa tuyển dụng hết số biên chế được giao bổ sung, theo Bộ GD-ĐT, là thiếu nguồn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại luật Giáo dục 2019.

NHIỀU SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHỌN VIỆC CÓ THU NHẬP CAO HƠN

Bộ GD-ĐT cũng nêu thực tế, những sinh viên tốt nghiệp ĐH sư phạm hoặc cử nhân đào tạo chuyên ngành các môn tin học, ngoại ngữ, nghệ thuật, công nghệ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, thường có xu hướng làm các công việc khác có thu nhập cao hơn. Do đó, việc tuyển dụng, hợp đồng những GV các môn đặc thù có trình độ cử nhân theo quy định về chuẩn trình độ đào tạo rất khó khăn, số lượng sinh viên đào tạo để dạy các môn học mới ở Chương trình GDPT 2018 (lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Do vậy, theo Bộ GD-ĐT, nếu không kịp thời tuyển dụng số GV này thì tiếp tục xảy ra tình trạng thừa/thiếu cục bộ GV mầm non, phổ thông, gây nhiều khó khăn cho các cơ sở trong triển khai các nhiệm vụ giáo dục, ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng giáo dục của một bộ phận trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục và gây ra sự quá tải đối với GV.

HẠ CHUẨN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ?

Nâng chuẩn đào tạo GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy hạ chuẩn sẽ ảnh hưởng thế nào đến chất lượng dạy học?

Bộ GD-ĐT cho rằng về cơ bản, sinh viên được đào tạo có trình độ cao đẳng các chuyên ngành này đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm trong các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tham gia hợp đồng giảng dạy các cơ sở giáo dục hoặc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng trình độ chuẩn đào tạo theo quy định. “Nếu được tuyển dụng, những sinh viên đạt này vẫn đảm bảo yêu cầu về chuyên môn, đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để có thể tham gia giảng dạy, giáo dục, không làm ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục”, Bộ GD-ĐT khẳng định.

Bộ GD-ĐT cũng đề nghị khi tổ chức tuyển dụng, các địa phương cần thực hiện phần thi môn nghiệp vụ chuyên ngành dưới hình thức “thực hành” để kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển đảm bảo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn để các GV này sau khi được tuyển dụng tiếp tục phát triển chuyên môn trong giáo dục, dạy học, đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Trong quá trình xây dựng luật Giáo dục 2019, Bộ GD-ĐT cho biết cũng đã đánh giá tác động của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV cấp mầm non và phổ thông. Tuy nhiên, với yêu cầu thực tế khi triển khai Chương trình GDPT 2018, trong giai đoạn chuyển tiếp có phát sinh, cần phải bổ sung đủ số lượng GV đứng lớp bảo đảm theo thực tế dự báo tăng dân số cơ học và thực hiện giảng dạy các môn học, đặc biệt là các môn lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) theo Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học và THCS.

Hạ chuẩn giáo viên: Tuyển thêm được 10.000 người, cần 400 tỉ đồng để nâng chuẩn?- Ảnh 2.

Cô trò trong tiết học m6n lịch sử và địa lý

NÂNG CHUẨN TRONG 7 NĂM CẦN KHOẢNG 400 TỈ ĐỒNG

Bộ GD-ĐT cho rằng việc hạ chuẩn đào tạo GV nêu trên nếu được Quốc hội thông qua sẽ không làm phát sinh thêm biên chế, đảm bảo phù hợp với quy định về tinh giản biên chế do việc tuyển dụng sinh viên/GV có trình độ CĐ được các địa phương triển khai thực hiện tuyển dụng trong tổng số biên chế được giao theo quy định của Ban Tổ chức T.Ư. “Dự kiến khi thực hiện chính sách trên, các địa phương sẽ tuyển dụng được khoảng 10.000 GV các môn học này để thực hiện Chương trình GDPT 2018”, Bộ GD-ĐT nêu.

Về kinh phí để đào tạo nâng chuẩn GV có trình độ CĐ lên ĐH, Bộ GD-ĐT dẫn quy định của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31.12.2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực GD-ĐT. Theo đó, mức học phí đào tạo trình độ ĐH trong giai đoạn từ năm 2024 – 2030 bình quân là 1,79 triệu đồng đối với trình độ đào tạo chính quy và 2,7 triệu đồng đối với trình độ vừa làm vừa học.

Bộ GD-ĐT cũng dự kiến có 50% số GV đào tạo trình độ chính quy và 50% số GV đào tạo trình độ vừa học vừa làm và thời gian đào tạo bình quân thực tế là 15 tháng, tổng kinh phí cần là 400 tỉ đồng trong 7 năm (từ 2024 – 2030) do ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS. 

Thiếu hàng chục nghìn GIÁO VIÊN một số môn trong năm học tới

Bộ GD-ĐT nêu dự báo đến năm học 2024 – 2025, cấp tiểu học còn thiếu 6.621 GV tin học và 5.780 GV ngoại ngữ; cấp THCS: môn công nghệ thiếu 11.598 GV, môn khoa học tự nhiên thiếu 2.366 GV, môn nghệ thuật thiếu 4.321 GV.

Thực hiện luật Giáo dục 2019, thời gian qua chất lượng đội ngũ GV phổ thông ngày càng được nâng lên, từng bước đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của luật Giáo dục 2019.

Năm học 2022 – 2023, tỷ lệ đạt chuẩn được đào tạo của cấp tiểu học đạt 83,3%; THCS đạt 90,3%;THPT đạt 99,9%; vượt chỉ tiêu so với lộ trình quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP.



Source link

Cùng chủ đề

Lại tuyển trình độ cao đẳng ở những môn học còn thiếu giáo viên?

Theo đó, tại dự thảo nghị quyết này nêu việc cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng một số môn học, bao gồm: lịch sử và địa lý, khoa học tự nhiên, công nghệ, ngoại ngữ, tin học, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật) theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học và THCS.Trước đó, theo...

Bộ Giáo dục đề xuất tạm thời hạ chuẩn giáo viên

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là nội dung tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội, được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi Chính phủ và công bố ngày 22/3.Bộ cho biết hiện số lượng giáo viên chưa đáp ứng định mức; tình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ đại úy xinh đẹp là ‘Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu’

Nữ đại úy Phạm Thị Ngọc Anh (33 tuổi), cán bộ Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an Q.10 vừa được lãnh đạo Công an TP.HCM tuyên dương là "Gương mặt trẻ công an thành phố tiêu biểu" năm 2024. "Gương mặt thân quen" Chia sẻ cảm xúc khi được tuyên dương, Ngọc Anh cho biết cảm thấy may mắn và tự hào khi giải thưởng này là cột mốc quan trọng trong...

Bài đọc nhiều

Những lý do khiến học sinh không nói được tiếng Anh

Lớp đông, phương pháp dạy hàn lâm, thiên về từ vựng, thiếu động lực hay môi trường thực hành khiến học sinh hạn chế trong các kỹ năng nghe, nói tiếng Anh. Theo TS Nguyễn Thị Mai Hữu, Giám đốc Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia dùng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Hiện các số liệu thống kê về khả năng tiếng Anh của người...

Ôm tiền tỷ bỏ trốn, giáo viên đình công… loạt lùm xùm ở trường quốc tế

Giáo viên “đình công”, chủ tịch trường bị treo băng rôn đòi nợNhững ngày qua, vụ việc trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) nợ phụ huynh hơn 3.200 tỷ đồng tiếp tục gây xôn xao. Sự việc vỡ lở từ tháng 9 năm ngoái, khi có nhiều phụ huynh treo băng rôn, thậm chí cầu cứu vì không “đòi nợ” được trường Quốc tế Mỹ.Đây vốn là số tiền phụ huynh cho trường vay không lãi suất,...

Chiếm 0,2% dân số, tại sao người Do Thái ‘ẵm’ nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Giải thưởng Nobel, do nhà bác học Alfred Nobel thiết lập, là giải thưởng cao quý nhất để tôn vinh các nhà khoa học có đóng góp đặc biệt cho nhân loại trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Xét về mặt sắc tộc, người Do Thái là một trong những dân tộc ghi nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử giải Nobel. Chỉ chiếm 0,2% dân số thế...

Vì sao học trên 10 năm, người Việt vẫn chưa tự tin nói tiếng Anh

Trên thực tế, không ít người học đã đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào tiếng Anh để có công việc tốt hơn và đồng hành cùng con, nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Số tiền họ đầu tư vào các ứng dụng, chương trình học tiếng Anh lên...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh bị đánh tới rối loạn tinh thần, huyện ở Hà Nội phê bình hiệu trưởng

Chiều 31/3, đại diện UBND huyện Thanh Trì thông tin hình thức xử lý vụ việc nhóm học sinh đánh nhau tại trường THCS Tả Thanh Oai (Hà Nội).Theo đó, UBND huyện Thanh Trì yêu cầu phê bình Hiệu trưởng trường THCS Tả Thanh Oai trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường. Đồng thời yêu cầu hiệu trưởng cùng tập thể ban giám hiệu nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm...

Harvard gỡ bìa sách làm bằng da người trong thư viện

MỹĐại học Harvard sẽ tìm "nơi yên nghỉ" cho phần thi thể người được dùng làm bìa của một cuốn sách hồi thế kỳ 19. Thông báo được Đại học Harvard đưa ra hôm 27/3. Theo đó, bìa của cuốn chuyên khảo Des Destinées de l'Ame (Số phận của linh hồn) của tác giả người Pháp Houssaye, được cho là làm từ da người, sẽ được tháo gỡ.Ngoài ra, giờ đây, người quan tâm sẽ dễ dàng tìm đọc...

6 bài luận đưa nam sinh chuyên Toán vào Harvard

Minh Trí chinh phục Harvard khi viết về niềm đam mê môn Toán và cách dùng Toán học để thực hành nghệ thuật trong các bài luận. Lê Vũ Minh Trí, lớp 12 Toán 1, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, nhận thông báo trúng tuyển ngành Toán, Đại học Harvard, hôm 29/3."Thư báo của Harvard hiện ra với từ 'Congratulations!' (chúc mừng) in đậm, khiến em và bố nhảy lên vui sướng", Trí kể lại khoảng khắc...

Lịch thi đánh giá năng lực của 10 trường đại học năm 2024

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà NộiKỳ thi đánh giá năng lực do Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức là kỳ thi độc lập với quy trình xét tuyển, lấy kết quả thi làm căn cứ ở các mức độ khác nhau phục vụ xét tuyển độc lập với quy trình xét tuyển đại học.Bài thi bao gồm 3 phần: Tư duy định lượng (50 câu...

Mới nhất

Đang kết nối trở lại, công tác bồi thường không bị gián đoạn

Sự cố hệ thống tại PTI: Đang kết nối trở lại, công tác bồi thường không bị gián đoạnSau gần một tuần bị tấn công hệ thống, Bảo hiểm Bưu điện (PTI) mới đây đã có cập nhật về tình trạng khắc phục. Theo...

Tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII

Cuộc họp có sự tham gia của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí - Than, Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, từ nhiều năm nay cơ chế hiện hành đối...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc tại Trung Quốc

(MPI) - Trong các ngày 28 - 30/3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến làm việc tại Bắc Kinh và Thượng Hải, Trung Quốc nhằm tìm hiểu, nghiên cứu một số kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng...

Khảo sát các điểm đến du lịch tại Tây Ninh

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp Hội Du lịch tỉnh Tây Ninh tổ chức khảo sát điểm đến du lịch (Famtrip) trên địa bàn tỉnh. ...

Thứ trưởng Lê Quang Tùng chủ trì họp báo giới thiệu về Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019

Chiều ngày 9/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành họp báo giới thiệu về Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng chủ trì buổi...

Mới nhất