Trang chủNewsKhoa học - Công nghệVì sao các nước lớn đua nhau thám hiểm Mặt Trăng?

Vì sao các nước lớn đua nhau thám hiểm Mặt Trăng?


Phát biểu tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida (Mỹ) hôm 8/8, ông Bill Nelson bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể chiếm khu vực cực nam của Mặt Trăng nếu các phi hành gia Bắc Kinh đến đó trước. “Đương nhiên, tôi không muốn Trung Quốc đưa người đến cực nam trước và sau đó tuyên bố đó là lãnh địa của họ”.

Cuộc đua giành cực nam Mặt Trăng 

Theo ông Nelson, Mỹ và Trung Quốc đang chạy đua xem ai sẽ là người đầu tiên tiếp cận được khu vực nước đóng băng bị mắc kẹt ở cực nam của Mặt Trăng.

“Chúng ta cần bảo vệ lợi ích của cộng đồng quốc tế. Nếu tìm thấy lượng nước dồi dào có thể được sử dụng cho các phi hành đoàn và tàu vũ trụ trong tương lai thì, chúng ta muốn đảm bảo rằng nguồn nước đó được cung cấp cho tất cả mọi người chứ không chỉ người tuyên bố có nó”, ông Nelson nói thêm.

Nhiều quốc gia nhắm đến cực nam của Mặt Trăng. (Ảnh: Getty)

Nhiều quốc gia nhắm đến cực nam của Mặt Trăng. (Ảnh: Getty)

Các địa điểm tiềm năng để hạ cánh và sử dụng tài nguyên ở cực nam của Mặt Trăng có thể bị hạn chế. Nguyên nhân, hình ảnh thu được từ vệ tinh cho thấy cảnh quan rất khác so với khu vực từng được chọn để hạ cánh trong các cuộc du hành trước đây.

“Những bức ảnh ở cực nam không giống như những gì chúng ta từng thấy nơi Neil Armstrong và Buzz Aldrin hạ cánh. Cực nam của Mặt Trăng có nhiều miệng hố sâu. Do góc của Mặt Trời chiếu vào nên hầu hết các miệng núi lửa đó hoàn toàn chìm trong bóng tối, điều này làm giảm diện tích tiếp đất đáng kể”, ông Nelson nói.

Tuy nhiên, chuyên gia chính sách vũ trụ Brian Weeden, giám đốc lập kế hoạch chương trình tại tổ chức tư vấn Secure World Foundation nói Mỹ và Trung Quốc “không nhất thiết phải cạnh tranh”. “Đó không phải là cuộc chạy đua, bởi không chỉ Mỹ và Trung Quốc sẽ lên Mặt trăng, rất nhiều quốc gia cũng sẽ đến đó vì những lý do khác nhau”.

Cực nam của Mặt Trăng là nơi rộng lớn, đủ không gian cho nhiều nhóm khám phá. Ông bác bỏ ý kiến của giám đốc NASA cho rằng ai đến đó trước sẽ “thắng” cuộc đua, vì “dù ai lên Mặt Trăng trước thì các quốc gia khác cũng sẽ không ngừng đến đó”.

Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển các phương tiện phóng và tàu vũ trụ nhằm mục tiêu đưa các phi hành gia nước này lên Mặt trăng vào năm 2030. Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế do Trung Quốc dẫn đầu và chương trình Artemis của Mỹ ra đời đều nhằm mục đích thiết lập một căn cứ lâu dài với sự hiện diện của con người ở khu vực cực nam của Mặt Trăng.

Nga – Ấn Độ phóng tàu vũ trụ đổ bộ Mặt Trăng

Trong khi đó, Nga và Ấn Độ đang cạnh tranh để trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện sứ mệnh tìm dấu hiệu của nước trên Mặt Trăng bằng tàu thám hiểm. Cả Luna 25 của Nga và Chandrayaan 3 của Ấn Độ dự kiến sẽ hạ cánh ngày 23/8.

Nga phóng thành công tàu vũ trụ chinh phục Mặt Trăng sau gần 50 năm. (Nguồn: Roscomos)

Sáng 11/8, theo giờ Moskva, Cơ quan vũ trụ liên bang Nga Roscosmos phóng thành công tàu vũ trụ Luna-25, mở ra giai đoạn mới với chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Moskva. Đây cũng là sứ mệnh Mặt Trăng đầu tiên của Nga sau 47 năm kể từ năm 1976.

Dự kiến, Luna-25 sẽ hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng ngày 21/8. Con tàu này sẽ nghiên cứu những khu vực mà con người chưa từng tiếp cận được.

Bất chấp vụ phóng thành công của Moskva, giám đốc NASA bác bỏ vai trò đối thủ của Nga trong cuộc chạy đua vào không gian. Ông đặt câu hỏi về sự sẵn sàng của Nga trong việc đưa các nhà du hành vũ trụ trên Mặt Trăng trước năm 2030.

NASA cũng vạch ra tiến độ trong sứ mệnh Artemis II – phi hành đoàn 4 thành viên đánh dấu chuyến du hành Mặt Trăng có người lái đầu tiên của NASA. Dự kiến sứ mệnh sẽ bắt đầu vào năm 2024. Đây cũng là lần phóng thứ hai trong chương trình Artemis, một sáng kiến đa quốc gia nhằm thiết lập “sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt Trăng”. Trước đó vào năm 1972, phi hành đoàn của NASA thực hiện chương trình Apollo và tiếp cận thành công Mặt Trăng.

Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng ở Florida trong sứ mệnh Artemis I. (Ảnh: Getty)

Tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion trên bệ phóng ở Florida trong sứ mệnh Artemis I. (Ảnh: Getty)

Theo ông Weeden, một câu hỏi quan trọng hơn nhiều so với sự cạnh tranh giữa các quốc gia để lên Mặt Trăng là liệu họ có cùng cách giải thích về luật quốc tế hay không, bởi các hiệp ước không gian hiện tại thường có các nguyên tắc rất rộng.

28 quốc gia ký Hiệp định Artemis

Hiệp định Artemis ra mắt vào ngày 13/10/2020 nhằm mục đích sử dụng không gian hòa bình và hợp tác với 8 nước ký kết tham gia gồm Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Luxembourg, Ý, Anh, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tháng 11/2020, Ukraine tham gia hiệp định. Tháng 5/2021, Hàn Quốc trở thành quốc gia thành viên thứ 10. Tháng 6/2021, New Zealand và Brazil là hai quốc gia tiếp theo ký kết Hiệp định Artemis.

Cho đến nay, 28 quốc gia đã ký Hiệp định Artemis do Mỹ đứng đầu.

Trung Quốc không được mời tham gia hợp tác vì NASA không được phép ký bất kỳ thỏa thuận song phương nào với nước này. Nga cho rằng hiệp định do Mỹ khởi xướng bị “chính trị hóa” và “lấy Mỹ làm trung tâm quá mức”.

Các quốc gia khác như Đức, Pháp và Ấn Độ cũng từ chối các hiệp định vì tin rằng, các nguồn tài nguyên trong không gian nên nằm ngoài giới hạn cho việc sử dụng kinh tế của bất kỳ quốc gia nào.

Trung Quốc và Nga, cũng như một số quốc gia khác bày tỏ lo ngại về khả năng thỏa thuận sẽ hạn chế các hoạt động trên Mặt Trăng của họ. Dù hiệp ước quy định rằng không quốc gia nào có quyền tuyên bố chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ trên Mặt Trăng, nhưng nó không chỉ rõ nguyên tắc không chiếm đoạt được áp dụng như thế nào đối với tài nguyên không gian, chẳng hạn như quyền khai thác, sở hữu và sử dụng nước đá trên Mặt trăng.

Theo quan điểm của ông Weeden, khái niệm về “cuộc chạy đua lên Mặt Trăng” ra đời một phần là do nỗi lo ngại của quốc tế về sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc với tư cách là cường quốc không gian.

“Trong một thời gian dài, Mỹ nghĩ rằng họ đi trước Trung Quốc về công nghệ vũ trụ. Điều này không còn đúng nữa. Lợi thế tương đối của Mỹ đang thu hẹp lại và mọi người lo lắng một ngày nào đó nó có thể giảm xuống mức bằng 0”, ông nói.

Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại rằng Trung Quốc đang sử dụng năng lực không gian của mình như một “sức mạnh mềm” để gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác và xây dựng ảnh hưởng toàn cầu. Điều này được thể hiện qua việc Bắc Kinh liên tục gửi lời mời các đối tác thực hiện nghiên cứu khoa học và gửi các phi hành gia của họ thực hiện các sứ mệnh tới trạm vũ trụ Thiên Cung.

Phương Thảo(Nguồn: SCMP)


Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ



Nguồn

Cùng chủ đề

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva. ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ cũng xác định nhóm này đứng sau vụ tấn công, cho hay họ đã thu thập được thông tin tình...

Vụ tấn công ở Nga: Những kẻ khủng bố có thể được huấn luyện ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hãng RIA Novosti của Nga dẫn các nguồn tin cho biết, một tháng trước khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tại nhà hát Crocus City Hall, một trong những kẻ khủng bố bị buộc tội là Shamsidin Fariduni đã đăng ảnh của mình lên mạng xã hội và cho thấy vị trí địa lý ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Fariduni đã đăng 8 bức ảnh, một trong số đó được...

Công ty du lịch Việt ‘như vỡ trận’ sau vụ khủng bố ở Nga

Vụ tấn công ở Moskva khiến khách dự kiến đi Nga lo ngại, muốn hủy cọc, khiến các công ty lữ hành gấp rút tìm cách rời tour đến mùa thu hoặc thay thế tour khác. Theo khảo sát của VnExpress, các tour đi Nga khá ''im ắng" từ khi xung đột Nga - Ukraine xảy ra. Số ít mới mở lại, có khoảng vài trăm suất đi Nga, dự kiến khởi hành sớm nhất từ tháng 5 và...

Nhà máy điện sạch lớn nhất thế giới

Một tỷ phú Ấn Độ đang xây nhà máy điện lớn nhất thế giới diện tích gấp 5 lần Paris, có thể nhìn thấy từ vũ trụ, đáp ứng nhu cầu điện của 16 triệu hộ gia đình. Công viên năng lượng tái tạo Khavda đang được xây dựng ở bang Gujarat. Ảnh: Punit Paranjpe/AFP Dự án nhà máy điện gió và mặt trời mới sẽ biến đổi những dải đất hoang mạc muối ở phía tây Ấn Độ thành một trong...

Nga: Bắt thêm 3 nghi phạm trong vụ khủng bố ở Crocus City Hall

Theo The Moscow Times, tòa án quận Basmanny của TP Moscow (Nga) đã ban hành lệnh bắt thêm 3 bị cáo trong vụ tấn công khủng bố ở nhà hát Crocus City Hall. Các bị cáo Isroil Islomov, Ainchon Islomov và Dilovar Islomov (cha và 2 con trai), sẽ bị bắt giam cho đến ngày 22-5. Theo điều tra, Dilovar Ismailov, 24 tuổi, sinh ra ở Dushanbe (Tajikistan), sau đó chuyển đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Shark Thuỷ bị bắt, Apax Leaders ngừng hoàn học phí cho phụ huynh

Thông tin trên được Công ty cổ phần Anh ngữ Apax (đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục Egroup) phát đi ngày 26/3. Đơn vị sẽ tạm dừng việc xác nhận và công nợ học phí cho phụ huynh. Đơn vị cũng tạm ngừng việc hoàn học phí cho đến khi có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra liên quan đến Shark Thuỷ."Apax mong muốn nhận được sự thấu hiểu...

Thực phẩm làm sạch gan tự nhiên, thanh lọc cơ thể mỗi ngày

Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, chức năng và hoạt động của gan sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu phải chịu đựng những tác nhân như uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, ăn nhiều chất béo bão hoà, tác dụng phụ của thuốc trị bệnh.Vì vậy, việc làm sạch lá gan sẽ giúp cơ quan này cân bằng lại chức năng và hoạt động hiệu quả hơn.Dưới đây là những thực phẩm...

Gần 2,5ha rừng tái sinh ở Yên Bái bị lửa thiêu rụi

Trưa 26/3, trả lời PV VTC News, ông Sùng A Chua - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy rừng gây thiệt hại khoảng 2,5ha rừng tái sinh.Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, vụ cháy xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 25/3, tại khu vực rừng ở bản Dào Cu Nha và Hú Trù Lình (giáp ranh giữa xã Chế Tạo...

Bài đọc nhiều

Những nhà khoa học xuất sắc thế giới ở Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn "Người Việt có tầm ảnh hưởng" - Vietnam Global Leaders Forum (VGLF) 2024 là sự kiện thường niên do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức. Với chủ đề “Việt Nam - Vươn mình trong biến động”, VGLF 2024 tiếp tục là nơi hội tụ người Việt và gốc Việt xuất sắc từ khắp nơi thế giới cùng nhau hành động vì một Việt Nam thịnh vượng.Đặc biệt,...

5 tính năng giúp sử dụng iPhone an toàn hơn

Apple đã tích hợp cho iPhone khá nhiều tính năng an toàn để bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng. Với việc năm mới đã đến thì có thể bạn nên xem lại những gì ‌iPhone‌ của mình có thể làm và các tùy chọn bạn có thể kích hoạt để bảo vệ chính mình.Lockdown ModeCó rất nhiều phần mềm độc hại được các hacker sử dụng. Do đó, Apple đã phát triển tính năng Lockdown Mode để chống...

Giới thiên văn kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ Mặt trăng

Trong động thái mới nhất, các nhà khoa học quốc tế đã nhấn mạnh các địa điểm khoa học trên Mặt trăng có thể rất quan trọng đối với ngành thiên văn học trong tương lai. Những địa điểm này được gọi là địa điểm có tầm quan trọng khoa học đặc biệt (viết tắt là SESIS). Chúng được cho là một trong những điểm tốt nhất trong Hệ Mặt trời dùng để đặt các thiết bị khoa học...

Garmin ra mắt đồng hồ Forerunner 165 series hướng đến người mới chạy bộ

Bộ sản phẩm mới của Garmin bao gồm hai phiên bản: Forerunner 165 và Forerunner 165 Music đều trang bị màn hình AMOLED 1,2 inch, kết hợp giữa cảm ứng và nút bấm, đi kèm thời lượng pin dài tới 11 ngày nếu sử dụng ở chế độ thường hoặc 19 giờ liên tục với GPS (theo công bố của hãng). Máy tương thích với điện thoại chạy hệ điều hành Android và iOS, có khả năng hiển...

Sam Altman sắp tung ‘ngựa chiến’ mới đối đầu với Amazon, Apple

Thông tin xuất hiện sau khi Sam Altman gợi ý về các bản phát hành khác trước GPT-5.Hiện tại, OpenAI thiếu trợ lý giọng nói kỹ thuật số hướng tới người tiêu dùng. Vì thế, mới đây OpenAI đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để xây dựng công cụ trợ lý giọng nói kỹ thuật số.Điều này cho thấy công ty đang chuẩn bị hành trang cho việc phát hành sản phẩm mới. Động thái này cũng...

Cùng chuyên mục

Apple có thể ra mắt kho ứng dụng AI hoàn toàn mới tại WWDC 2024

Apple, giống như nhiều công ty công nghệ khác đang nỗ lực đưa các yếu tố trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ điều hành, phần mềm của mình và có khả năng đưa những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng vào năm 2024. Tuy nhiên, Apple có thể có những kế hoạch khác về cách kiếm tiền từ AI.Theo đó, tại Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu sắp tới của Apple (The Worldwide...

Giới thiên văn kêu gọi hành động khẩn cấp bảo vệ Mặt trăng

Trong động thái mới nhất, các nhà khoa học quốc tế đã nhấn mạnh các địa điểm khoa học trên Mặt trăng có thể rất quan trọng đối với ngành thiên văn học trong tương lai. Những địa điểm này được gọi là địa điểm có tầm quan trọng khoa học đặc biệt (viết tắt là SESIS). Chúng được cho là một trong những điểm tốt nhất trong Hệ Mặt trời dùng để đặt các thiết bị khoa học...

Garmin ra mắt đồng hồ Forerunner 165 series hướng đến người mới chạy bộ

Bộ sản phẩm mới của Garmin bao gồm hai phiên bản: Forerunner 165 và Forerunner 165 Music đều trang bị màn hình AMOLED 1,2 inch, kết hợp giữa cảm ứng và nút bấm, đi kèm thời lượng pin dài tới 11 ngày nếu sử dụng ở chế độ thường hoặc 19 giờ liên tục với GPS (theo công bố của hãng). Máy tương thích với điện thoại chạy hệ điều hành Android và iOS, có khả năng hiển...

Những nhà khoa học xuất sắc thế giới ở Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng 2024

Diễn đàn "Người Việt có tầm ảnh hưởng" - Vietnam Global Leaders Forum (VGLF) 2024 là sự kiện thường niên do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức. Với chủ đề “Việt Nam - Vươn mình trong biến động”, VGLF 2024 tiếp tục là nơi hội tụ người Việt và gốc Việt xuất sắc từ khắp nơi thế giới cùng nhau hành động vì một Việt Nam thịnh vượng.Đặc biệt,...

Sam Altman sắp tung ‘ngựa chiến’ mới đối đầu với Amazon, Apple

Thông tin xuất hiện sau khi Sam Altman gợi ý về các bản phát hành khác trước GPT-5.Hiện tại, OpenAI thiếu trợ lý giọng nói kỹ thuật số hướng tới người tiêu dùng. Vì thế, mới đây OpenAI đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để xây dựng công cụ trợ lý giọng nói kỹ thuật số.Điều này cho thấy công ty đang chuẩn bị hành trang cho việc phát hành sản phẩm mới. Động thái này cũng...

Mới nhất

Nỗi lo khủng bố trỗi dậy từ sân sau của Nga

Bốn nghi phạm khủng bố nhà hát ngoại ô thủ đô Nga đều đến từ Tajikistan, quốc gia đồng minh tại Trung Á, nơi được xem như sân sau của Moskva. ISIS-K, chi nhánh tại Afghanistan của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Chính phủ Mỹ...

Vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Bộ Quốc phòng vinh danh 10 quân nhân, nhân viên quốc phòng tuổi 21-35 đạt thành tích xuất sắc, trong đó có đại úy Vũ Văn Cường, vận động viên Trần Hưng Nguyên. Tại buổi vinh danh hôm nay ở Hà Nội, đại úy Vũ Văn Cường, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn biên phòng...

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ...

Mới nhất

Tin vui cho karatedo Hà Nội