Trang chủNewsThời sựViệt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường

Các chuyên gia kinh tế, quan hệ quốc tế của Mỹ cho rằng nước này cần sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết tại phiên điều trần của Bộ Thương mại Mỹ diễn ra vào ngày 8.5, phía Việt Nam nêu rõ các lập luận, thông tin, số liệu khẳng định nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của quy chế kinh tế thị trường.

“Chúng tôi hoan nghênh Bộ Thương mại Mỹ đã tổ chức phiên điều trần. Đây là bước quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam”, bà Phạm Thu Hằng nói, đồng thời nhấn mạnh: “Việc Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam sẽ góp phần tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt – Mỹ, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước”.

Quyết định hợp lý cần thiết

Liên quan vấn đề trên, chuyên gia Murray Hiebert (Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế – CSIS, Mỹ) vừa qua có bài phân tích đăng trên website của CSIS mang tựa đề: High Time for the United States to Graduate Vietnam from Its Nonmarket Economy Status (tạm dịch: Đã đến lúc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường).

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 1.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế Mỹ, Việt Nam được đánh giá hội tụ đầy đủ tiêu chí của một nền kinh tế thị trường

Đào Ngọc Thạch

Ông Hiebert chỉ ra: Việt Nam đã bị Mỹ đưa vào nhóm các nền kinh tế phi thị trường trong hơn 20 năm, vốn bao gồm 12 quốc gia như Nga, Trung Quốc… Điều này vẫn tồn tại ngay cả khi Việt Nam là một trong những đối tác thân cận nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh ở Biển Đông.

Chỉ vài ngày trước khi nâng cấp quan hệ song phương lên mức Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 9.2023 và có nhiều sáng kiến an ninh và kinh tế, Việt Nam chính thức nộp đơn đề nghị Mỹ dỡ bỏ tình trạng nền kinh tế phi thị trường. Một tháng sau, Bộ Thương mại Mỹ đồng ý rà soát để loại Việt Nam khỏi danh sách trên – vốn dễ đối mặt với những tiêu chí khắt khe nhất khi bị buộc tội trong các vụ kiện chống bán phá giá. Theo quy định của Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ có 270 ngày, tức đến cuối tháng 7 là hạn chót, để hoàn thành cuộc khảo sát về hiện trạng của Việt Nam.

Bài viết của ông Hiebert nêu: Việt Nam đã tiến hành cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 bằng cách mở cửa đất nước cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, cắt giảm mạnh vai trò trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và từ bỏ nông nghiệp tập thể và kiểm soát giá cả.

Ngày nay, Việt Nam là một thỏi nam châm lớn thu hút đầu tư nước ngoài khi các công ty tìm cách tách khỏi Trung Quốc và tìm các trung tâm sản xuất thay thế. Các công ty của Mỹ như Apple và Intel đã thành lập các nhà máy và trung tâm nghiên cứu lớn, đồng thời quốc gia này nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.

Thăm Việt Nam vào năm 2023, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết sẽ tăng cường hợp tác sản xuất chất bán dẫn và thúc đẩy cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Việt Nam là đối tác trong các cuộc đàm phán do Mỹ thúc đẩy để thiết lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) gồm 14 nền kinh tế nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế khu vực. Việt Nam cũng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó họ đồng ý trao cho các liên đoàn lao động độc lập một vai trò lớn hơn.

Vị chuyên gia cũng chỉ ra: “Nhiều nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Nhật Bản, Úc, Anh và Canada, đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Nên việc Mỹ xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường có vẻ độc đoán và phản tác dụng đối với một quốc gia mà Mỹ có quan hệ kinh tế sâu sắc và hợp tác an ninh ngày càng mạnh mẽ”.

Chính vì thế, bài viết nhấn mạnh: “Bước hợp lý tiếp theo trong quan hệ Việt – Mỹ sẽ là Washington vào tháng 7 tới cần công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”.

Những cản lực phi lý

Thuận lợi cho việc công nhận trên, tác giả Hiebert nhận định: “Một số tổ chức thương mại Mỹ như Liên đoàn Bán lẻ quốc gia sẽ ủng hộ mạnh mẽ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. Tổ chức này trích dẫn sự cởi mở của đất nước đối với đầu tư nước ngoài, khả năng chuyển đổi tiền tệ và thương lượng tự do để ấn định mức lương”.

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 2.

Diễn đàn Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thường niên năm 2023 với chủ đề “Nâng tầm – Khởi động” diễn ra tại TP.HCM

TTXVN

Ông cũng dẫn ra rằng Việt Nam gần như đáp ứng hầu hết tiêu chí của Mỹ về nền kinh tế thị trường. Nhưng ông quan ngại: “Tiêu chí thứ 6 cho phép những người đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ xem xét các vấn đề “thích hợp” khác. Hạng mục này có thể khá chủ quan”.

Bên cạnh đó, một cản lực khác, theo ông, là một số tổ chức tại Mỹ như Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ, đã đưa ra bình luận kêu gọi chính quyền không đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường. Theo họ, việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách sẽ “gây tổn hại cho các nhà sản xuất tôm tại Mỹ”. Các ngành công nghiệp khác như các nhà sản xuất mật ong, cá da trơn, thép và tủ bếp của Mỹ cũng có thể phản đối.

Đây cũng chính là lo ngại của GS David Dapice (chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH thuộc Trường Chính sách công Kennedy của Đại học Harvard, Mỹ) – một người có nhiều nghiên cứu về kinh tế Việt Nam và khu vực.

Trả lời Thanh Niên ngày 23.5, GS Dapice nêu: “Các liên đoàn lao động và một số chính trị gia ở Mỹ coi bất kỳ việc nới lỏng quy định phi thị trường nào của Việt Nam là một cách để “cho” một thứ gì đó cho Việt Nam và “lấy” đi một thứ gì đó từ người lao động và các công ty Mỹ. Tôi không đồng ý với điều này, nhưng lo ngại sức ép này khi năm nay là năm bầu cử”.

Ông nhấn mạnh: “Với vấn đề lạm phát đang là mối lo ngại, nguồn cung cấp hàng hóa giá rẻ hợp lý nên được hoan nghênh hơn là bị phản đối. Nếu Việt Nam không xuất khẩu điện thoại thông minh hay đồ nội thất thì các nước khác sẽ làm. Những công việc đó sẽ không quay trở lại Mỹ”.

Đối tác quan trọng của nhau

Tính từ khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995 thì năm 2022, kim ngạch thương mại song phương tăng gần 300 lần, vượt mức 120 tỉ USD. Năm 2023, do những yếu tố chung của kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại song phương Việt – Mỹ có giảm so với năm 2022 nhưng vẫn đạt trên 111 tỉ USD.

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2024, Mỹ tiếp tục giữ vị trí này, khi xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ đạt trên 34 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Trả lời Thanh Niên, nhiều chuyên gia kinh tế của Mỹ cũng đánh giá cao về tính thị trường của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam đang ngày càng hướng tới cơ cấu thị trường tự do

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 3.
 

Nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hướng tới cơ cấu thị trường tự do. Nỗ lực mở rộng nguồn tín dụng cho khu vực tư nhân là một ví dụ. Lãi suất đã được hạ xuống vào năm 2023 cũng là một bằng chứng khác. Việt Nam cũng đã tăng cường khả năng tín dụng cho đầu tư và đổi mới lớn hơn ở khu vực tư nhân.

Ngoài ra, Việt Nam có giao dịch tiền tệ minh bạch, việc xác định tiền lương thực sự thông qua thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Hơn nữa, Việt Nam luôn hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn là động lực chính của nền kinh tế tại thời điểm này.

Việc Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ là tín hiệu cho thấy đây là nền kinh tế an toàn và ổn định để đầu tư, được thúc đẩy bởi các nguyên tắc thị trường hơn là chính sách tập trung. Qua đó, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn hơn. Đồng thời, khi được công nhận nền kinh tế thị trường, Việt Nam sẽ ít bị áp thuế cao khi xuất khẩu vào các thị trường lớn. Và đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ, điều đó cũng sẽ là tín hiệu cho các công ty trên toàn thế giới rằng Việt Nam trở thành điểm đến hợp lý để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

TS Steven Cochrane

(Kinh tế gia trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Công ty phân tích tài chính Moody’s, Mỹ)

Giao dịch theo giá thị trường thì là nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 4.
 

Tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường đôi khi mang tính chính trị hơn là kinh tế. Từ quan điểm của một nhà kinh tế, tôi cho rằng nền kinh tế nào mà hầu hết các giao dịch được thực hiện trên thị trường theo giá thị trường, thì đó là nền kinh tế thị trường. Nhưng các tiêu chí pháp lý mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra có thể bao gồm một số yếu tố cân nhắc khác.

GS Dwight Perkins

(chuyên về kinh tế, Đại học Harvard, Mỹ)

Việt Nam cần được xếp vào nền kinh tế thị trường

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 5.
 

Về xuất khẩu và nhập khẩu, Việt Nam cần được xếp vào nền kinh tế thị trường. Việt Nam không có những khoản trợ cấp để hàng xuất khẩu có giá rẻ một cách giả tạo. Tuy nhiên, một số mức giá thấp là do các yếu tố khác. Tỷ giá hối đoái của Việt Nam được quản lý nhưng không bị thao túng vì lợi ích không công bằng. Một số đầu vào như đất đai hoặc một số dịch vụ có thể không hoàn toàn theo định hướng thị trường hoặc mở cửa, nhưng chúng không có tác động lớn đến dòng chảy thương mại hoặc đầu tư.

GS David Dapice

(chuyên gia kinh tế tại Trung tâm ASH, Trường Chính sách công Kennedy, Đại học Harvard, Mỹ)

Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế thị trường- Ảnh 6.

Ngô Minh Trí – Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/viet-nam-hoan-toan-la-nen-kinh-te-thi-truong-185240523230431461.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: 4 giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ chiều 23/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết không "tô hồng" những kết quả kinh tế-xã hội đạt được, song cũng không bi quan, mà nên tập trung vào việc nhận diện những thách thức lớn để từ đó đề ra các giải pháp trong nửa cuối của năm.Thứ ba là đẩy mạnh đào tạo...

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam

Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng Giao dịch ngoại hối và phái sinh (Ngân hàng Shinhan Việt Nam) đánh giá cao kết quả nổi bật của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao, trong bối cảnh FDI trên toàn cầu chững lại. Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng Giao dịch ngoại hối và...

Việt Nam lọt top thị trường mới nổi tăng trưởng kinh tế nhanh nhất

IMF dự báo Việt Nam sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đặt đất nước vào hàng ngũ các nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 4 năm 2024, một loạt các quốc gia đang phát triển được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng cao nhất cho đến năm 2029. Quốc gia...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Ngành Tài chính khẳng định vai trò rường cột của nền kinh tế

“3 năm liên tục vượt thu ngân sách nhà nước (2021-2023) trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, Bộ Tài chính đã có những sáng tạo, sáng kiến để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước được giao. Nhờ đó, có nguồn lực, dư địa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế thông qua một loạt các gói hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí. Ngành Tài...

Doanh nghiệp xuất khẩu được lợi gì nếu Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

DNVN - Dự kiến vào tháng 7 tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Giới chuyên gia nhận định, việc Việt Nam được công nhận có nền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Báo Thái Lan quảng bá cho Lễ hội pháo hoa cực đỉnh tại Đà Nẵng

Tờ Bangkok Post vừa đăng tải thông tin TP.Đà Nẵng đang chuẩn bị cho Lễ hội pháo hoa quốc tế 2024. "Du khách đến thị trấn ven biển Đà Nẵng của Việt Nam sẽ có một lựa chọn khác để chiêm ngưỡng khung cảnh ngoạn mục của sông Hàn về đêm nhờ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2024) thắp sáng bầu trời từ 8.6 đến 13.7" - tác giả Pattarawadee Saengmanee mở đầu bài viết trên...

Bài đọc nhiều

LPBank vinh dự nhận giải thưởng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu Á”

Ngày 22/5/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ sự kiện Bank of Tomorrow, Temenos - nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Ngân hàng, đã vinh danh LPBank là ngân hàng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu Á” (Fastest Core Banking Implementation in Asia). Ông Nikhil Gujral - Phó Tổng Giám đốc khu vực Nam và Đông Nam Châu Á Temenos trao cup giải thưởng “Triển khai Core Banking nhanh nhất Châu...

Tìm đảo ở… Côn Đảo: Hòn Em rợp bóng chim nhạn

Từ đảo Hòn Anh nhìn về vùng biển đông nam sẽ thấy một chấm nhỏ. Đó là đảo Hòn Em, nằm cách Hòn Anh gần 7 km. Đảo này còn được gọi là Hòn Trứng Nhỏ. Sau khi khám phá Hòn Anh, chúng tôi lên thuyền sang Hòn Em. Dù quãng đường chỉ gần 7 km, nhưng do ngược sóng nên gần 1 tiếng sau mới cập đảo. Nếu như trên đảo Hòn Anh có một số loài thực vật sinh...

Biển báo 60 gạch chéo là gì?

Nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông, trên các con đường thường sẽ được gắn các biển báo tốc độ khác nhau cùng các biển chỉ dẫn khác đi cùng.Vậy biển báo 60 gạch chéo là biển báo gì, thường được đặt ở đâu và tài xế tham gia giao thông cần nắm, xử lý thế nào để đảm bảo đúng Luật Giao thông.Biển báo số R.307Biển báo hết hạn chế tốc độ...

Lễ tuyên thệ nhậm chức của tân Chủ tịch nước Tô Lâm

(Dân trí) - Trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ "Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp; nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó". Sáng 22/5, Quốc hội tiếp tục quy trình bầu Chủ tịch nước. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026 được thông qua, nghi lễ tuyên thệ dành cho tân Chủ tịch nước bắt đầu....

LPBank đạt xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức A+, triển vọng “Ổn định”

Mức A+ và triển vọng Ổn định của LPBank là xếp hạng tín nhiệm dài hạn được VIS Rating Việt Nam đánh giá. Kết quả này phản ánh tình hình tài chính và hoạt động của LPBank bao gồm chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và an toàn vốn ở mức tốt và bền vững. Ngày 8/5, VIS Rating - Công ty Xếp hạng Tín nhiệm hàng đầu Việt Nam, được thành lập bởi Tổ chức xếp hạng...

Cùng chuyên mục

Chuyên gia quốc tế: “Kể cả thất bại, Quang Hải nên sang Nhật Bản thi đấu”

(Dân trí) - Chia sẻ với Dân trí, chuyên gia Steve Darby và Bae Ji Won cho rằng bóng đá Việt Nam cần thay đổi sau vụ 5 cầu thủ sử dụng ma túy, đồng thời nhấn mạnh Quang Hải cần sang Nhật thi đấu. Bóng đá Việt Nam đang trải qua giai đoạn đầy biến động. Sau thất bại của triều đại HLV Philippe Troussier, hàng loạt cầu thủ vướng vào vòng lao lý vì sử dụng ma túy,...

Đón bình minh trên đảo Cô Tô

Trong bài Kí Cô Tô, nhà văn Nguyễn Tuân có miêu tả về một sớm mai trên đảo: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ...

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 24/5

Giải quyết rốt ráo bức xúc của nhân dânChiều 23/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã có buổi giám sát về việc lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công...

Bến nước hồn quê

Những bến nước ban đầu chính là cửa ngõ ra vào làng xóm xưa. “Nhất cận thị, nhị cận giang” – câu tục ngữ xưa đã nói lên ưu thế của những vùng dân cư mà chợ búa và bến sông tạo ra sự phồn vinh, bởi lẽ ngoài sản xuất nông nghiệp dựa vào ruộng đồng, các con sông còn là nguồn lợi thủy sản và vận tải. Tạp chí Heritage Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=_EmEaqHjbx4

Bộ Ngoại giao nói về những lời lẽ kích động trên kênh TikTok ông Hun Sen

Những ý kiến về kênh đào Phù Nam Techo trên tài khoản mạng xã hội của ông Hun Sen và được cho là xuất phát từ Việt Nam không đại diện cho quan điểm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp "Việc một số tài khoản được cho là xuất phát từ Việt Nam bày tỏ ý kiến cá...

Mới nhất

Bộ Ngoại giao lên tiếng về các bình luận kích động, chia rẽ tình cảm Việt Nam – Campuchia

Việt Nam không đồng tình với các ý kiến, bình luận mang tính kích động, chia rẽ tình cảm tốt đẹp giữa nhân dân Việt Nam và Campuchia, công kích cá nhân lãnh đạo hai nước. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà báo...

Bình Định chốt ngày bàn giao mặt bằng cao tốc

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định yêu cầu các địa phương khẩn trương bàn giao mặt bằng cao tốc Bắc - Nam, đến ngày 30/5 phải xử lý dứt điểm trên toàn tuyến. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (trái) kiểm...

VNDirect thông báo chào bán hơn 243 triệu cổ phiếu ra công chúng

VNDirect thông báo chào bán hơn 243 triệu cổ phiếu ra công chúng - Lần 1Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect thông báo chào bán 243.568.801 cổ phiếu ra công chúng với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, thời gian đăng ký mua từ 6/6/2024 đến 3/7/2024. ...

Podcast Bản tin Mặt trận sáng 24/5

Giải quyết rốt ráo bức xúc của nhân dânChiều 23/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đã có...

Cơn bão đầu tiên trong năm 2024 ít khả năng đi vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, sau đó đổi hướng di...

Mới nhất

Bến nước hồn quê