Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên PhủVõ Nguyên Giáp - người được lịch sử chọn và Chủ tịch...

Võ Nguyên Giáp – người được lịch sử chọn và Chủ tịch Hồ Chí Minh ‘trao toàn quyền’

Tháng 5, có một cái tên hay được nhắc đến – Võ Nguyên Giáp, có một địa danh hay được nhắc đến – Điện Biên Phủ. Được lịch sử lựa chọn, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ‘trao toàn quyền’, tướng Giáp đã làm cho Điện Biên Phủ và cả tên mình được khắc vào lịch sử.

Trao toàn quyền cho “Tướng quân tại ngoại”

Nhìn lại 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, có thể thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò trung thành và là người thực hiện xuất sắc nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân, về chiến tranh nhân dân. 

Ông cũng là người trực tiếp hiện thực hóa tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, phát huy tài thao lược, cách đánh giặc của dân tộc trong thời đại mới, góp phần quan trọng phát triển hoàn thiện một Học thuyết quân sự Việt Nam. 

Truyền thống thao lược và nhân văn của cha ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm tỏa sáng đã tạo nên sức mạnh to lớn, dẫn dắt quân và dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng.

Hình ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên tranh cổ động về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên tranh cổ động về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

BỘ VH-TT-DL

Ngày 5.1.1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp từ Việt Bắc lên đường tới mặt trận Điện Biên Phủ. Khi chia tay, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với ông: “Tổng tư lệnh mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”! Trao cho chú toàn quyền. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định, rồi báo cáo sau…”. “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Không phụ lòng tin đó, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao phó.

Có câu chuyện kể rằng khi một học giả nước ngoài nêu câu hỏi: “Tại sao một nhà giáo về sử học, về luật pháp, được Pháp đào tạo, không qua một trường quân sự nào lại là Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược?”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trả lời: “Câu hỏi này xin hỏi lại Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 

Câu trả lời đó đã nói lên nhiều điều nhưng lại làm nảy sinh thêm một câu hỏi: Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cần lựa chọn một “võ tướng”, lại giao trách nhiệm “cầm quân” cho một nhà sử học, một nhà văn hóa? Câu trả lời còn bỏ ngỏ, song lịch sử đã cho thấy rằng sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hoàn toàn xác đáng.

Võ Nguyên Giáp - người được lịch sử chọn và Chủ tịch Hồ Chí Minh 'trao toàn quyền'- Ảnh 2.

Nhân dân các dân tộc Tây Bắc vượt thác ghềnh vận chuyển lương thực cho mặt trận Điện Biên Phủ, năm 1954

TL BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Cuốn Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp Đại tướng của nhân dân của hòa bình cho biết Thủ tướng Ấn Độ Chandra Shekhar nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thế nào. Theo đó, ông cho rằng: “Là học trò và bạn chiến đấu của Hồ Chí Minh, Đại tướng đã thể hiện tài năng chiến thuật, sự táo bạo và sáng tạo tuyệt vời. Các chiến dịch do ngài chỉ huy đã trở thành kinh điển, được các nhà quân sự cũng như các học giả nghiên cứu”.

Cũng theo Thủ tướng Ấn Độ Chandra Shekhar: “Chiến thắng mà ngài giành được ở Điện Biên Phủ chống lại những thế lực mạnh hơn mình gấp nhiều lần đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Mỗi khi người ta ca ngợi những hành động quả cảm và chủ nghĩa anh hùng thì Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được nhắc đến”.

Trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu truyền hình dài tập về cuộc chiến tranh 30 năm ở Đông Dương Apokalyse Vietnam của Đài Phát thanh và Truyền hình Trung Đức (MDR), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giải thích cho điều này: “Cuối cùng thì chúng tôi đã chiến thắng, đạt được điều mà thế giới cho rằng không thể. Chúng tôi chiến thắng vì chúng tôi đã đứng ở phía của chân lý, vì người dân chúng tôi đã tâm niệm câu nói của Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và cuối cùng thì chúng tôi cũng chiến thắng là nhờ vào học thuyết quân sự độc nhất vô nhị về chiến tranh nhân dân của chúng tôi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh am tường và tin tưởng

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn thấy phẩm chất tài năng và tin tưởng giao nhiệm vụ cho Võ Nguyên Giáp dựa trên cả quá trình đồng hành cống hiến cho lý tưởng giải phóng dân tộc của ông. Không phải ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã là Tướng Giáp lừng danh sử sách – từ tháng 1.1948 ông mới được phong cấp hàm đại tướng. 

Trước khi trở thành nhà quân sự lỗi lạc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà giáo, nhà báo. Ông trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936 – 1939 khi Đảng Cộng sản còn chưa giành được chính quyền. Ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tháng 6.1940 ở Côn Minh (Trung Quốc) nhưng trước đó đã đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu. Ông trở thành học trò, là đồng chí gần gũi, là cán bộ quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm cuối của cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Việt Nam (1941 – 1945).

Bộ Tổng Tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954

Bộ Tổng Tư lệnh bàn kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 – 1954

TL BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

Sau ngày độc lập, Võ Nguyên Giáp là một chính khách trong Chính phủ cách mạng lâm thời, giữ cương vị Bộ trưởng Nội vụ, sát cánh cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền nhân dân non trẻ.

Võ Nguyên Giáp chuyển dần sang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quân đội và chỉ huy cuộc chiến đấu không cân sức của quân và dân Việt Nam với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp khi cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ 2 được các thế lực thực dân hung hăng ở Pháp thổi bùng. Càng ngày các phẩm chất tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp càng được khẳng định và vai trò của ông trở nên không thể thay thế.

Võ Nguyên Giáp cũng còn là nhà sử học. Ông là giáo sư giảng dạy môn lịch sử ở trường Thăng Long (Hà Nội). Ông nghiên cứu lịch sử nhiều cuộc chiến tranh của cha ông và trên thế giới, nghiền ngẫm nhiều tác phẩm quân sự của các tác giả lớn như Tôn Tử và Carl von Claudewitz…

Theo bộc bạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc sinh thời: tư duy sử học đã giúp ông rất nhiều trong khi chỉ huy cuộc kháng chiến. Sự gặp nhau giữa sử học và quân sự là phải tôn trọng sự thật cho dù đó là sự thật đau đớn và phải xem xét sự vật trên quan điểm lịch sử trong quá trình vận động biện chứng của nó. 

Sự am tường sử học cũng cung cấp cho nhà cầm quân tài ba nhiều tri thức quý báu từ truyền thống đánh giặc của cha ông, những bài học kinh nghiệm của sự nghiệp giữ nước. Ông đã vận dụng nhuần nhuyễn những tri thức, kinh nghiệm đó trong suốt quá trình chỉ huy xây dựng quân đội nhân dân và nghệ thuật quân sự của mình.

Thanhnien.vn
Nguồn:https://thanhnien.vn/vo-nguyen-giap-nguoi-duoc-lich-su-chon-va-ho-chi-minh-trao-toan-quyen-18524042712462215.htm

Cùng chủ đề

Hướng về Điện Biên, Công binh Việt Nam tại châu Phi tạo dấu ấn ‘tự hào”

Công trình doanh trại ở căn cứ Highway sẽ được bàn giao vào ngày 7/5 đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đội Công binh Việt Nam coi đây là thành quả thiết thực, tự hào nhất, một dấu ấn của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Đội Công binh Việt Nam tại Abyei (châu Phi) đang khẩn trương hoàn thiện các công trình chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước...

Điện Biên Phủ, ký ức năm xưa vẫn còn nguyên vẹn

VOV.VN - Sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nay tuổi đều đã trên dưới 90. 70 năm qua đi nhưng những ký ức về trận chiến năm nào để làm nên một chiến thắng chấn động địa cầu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.   "Đồng chí ấy dự trận đánh Him Lam bị trấn thương sọ não đưa về bệnh xá của tôi.Ông ấy mê mẩn 2-3 ngày rồi hôm đó ông ấy tỉnh...

Chi tiết Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) - Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức vào sáng 7/5/2024 sau Lễ mít tinh tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên, bao gồm 4 lực lượng. Theo Quyết định số 821/QĐ-BQP, ngày 03/3/2024 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Lễ diễu binh, diễu hành được tổ...

Thanh Hóa tri ân những người tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cùng các thành viên đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân liệt sĩ Nguyễn Xuân Dòng ở tổ dân phố Yên Trạch, phường Quảng Châu; các chiến sĩ Điện Biên: Hoàng Văn Dũng ở phường Bắc Sơn, Phạm Văn Lừng ở phường Quảng Cư; thanh niên xung phong Nguyễn Đức Liên ở xã Quảng Minh và dân công hỏa tuyến Lê Thị Hồ ở...

Khuyến cáo giao thông phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) vừa đưa ra khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được diễn ra trong hai ngày 6 và 7/5 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Mường Ảng sẵn sàng đón các đoàn công tác, lực lượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nguồn nhân lực giữa làn sóng trí tuệ nhân tạo

Dù không thể thay thế con người, nhưng sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo khiến cho lực lượng lao động phải có những thay đổi để theo kịp xu thế. Ngày nay, trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh đang nổi lên như một công cụ thúc đẩy năng suất hiệu quả của nhân loại. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã xác định việc nâng cao năng suất là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế tiềm...

Bài đọc nhiều

Độc đáo bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ được vẽ bởi gần 100 họa sĩ

56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn...

Điện Biên: Hơn 100 tay đua xe đạp bắt đầu chặng tranh tài tại Giải đua xe đạp Cúp Truyền hình TP. Hồ Chí...

Baoquocte.vn. Giải đua đầy ý nghĩa khi chặng đầu được xuất phát từ thành phố Điện Biên Phủ và kết thúc chặng cuối tại TP. Hồ Chí Minh, thể hiện đúng với chủ đề ‘Non sông liền một dải’.   Cuộc đua xe đạp năm nay với chủ đề “Non sông liền một dải’, bắt đầu chặng đầu tiên tại TP. Điện Biên Phủ. (Nguồn: PLO) Sáng 3/4, tại tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) đã diễn ra...

Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày đại lễ 7/5

(Dân trí) - Chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các tuyến đường, phố của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, được trang hoàng rực rỡ cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), tại tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra nhiều hoạt động thu hút du khách. Đặc biệt, trong ngày đại lễ diễn ra màn diễu binh, diễu hành...

Chuyện Pháp phản kích ở đồi Độc Lập khi pháo binh ta bị gián đoạn kết nối

"Lúc đó, tôi đang rất sốt ruột vì địch ra phản kích" - Tiểu đoàn trưởng pháo binh 632 Hồ Đệ (sau này là thiếu tướng Hồ Đệ) từng kể về thời khắc quân Pháp phản kích mạnh hòng tái chiếm đồi Độc Lập ngày 15/3/1954 trong khi lệnh trên chưa tới. Thiếu tướng Hồ Đệ (1926 – 2007) nguyên Tiểu đoàn trưởng pháo binh 632 – (Trung đoàn 675 - Đại đoàn công pháo 351) sinh thời đã kể...

Điện Biên trang hoàng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chuẩn bị cho ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, TP.Điện Biên trở nên rực rỡ cờ hoa, các công trình hạ tầng được tu sửa, hoàn thiện để tạo diện mạo mới cho thung lũng Mường Thanh. Càng sát ngày 7.5, TP.Điện Biên lại càng sôi động với lượng du khách đổ về từ khắp các tỉnh, thành và những dự án tu sửa hạ tầng để chào đón ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện...

Cùng chuyên mục

Tình cảnh khốn quẫn của quân Pháp ở chiến trường Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Khi thất bại ở Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, quân Pháp đã sợ hãi, trốn tránh đạn pháo, chán nản khi liên tiếp thất bại, dìu nhau về lán cứu thương,... Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 diễn ra trong 56 ngày đêm, nhưng các trận đánh không diễn ra liên tục mà được chia thành 3 giai đoạn. Trong ảnh là quân Pháp sợ hãi, trốn tránh đạn pháo. Giai đoạn 1: Từ ngày 13...

Món quà của Tướng Giáp mà cụ ông xem là báu vật

"Năm 2013, bố tôi mất. Lúc lâm chung, tâm nguyện cuối cùng của cụ là được ngắm, đặt tay lên chiếc đài - món quà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong hơi thở khó nhọc, cụ căn dặn con cháu phải gìn giữ kỷ vật này thật cẩn thận”, ông Lò Văn Biên nhớ lại. Tại căn nhà sàn cuối bản Bua của ông Lò Văn Biên (67 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Mường Phăng), có một...

Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử quý báu về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Dân trí) - Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nơi lưu giữ những tư liệu, hình ảnh chân thực, sống động về chiến thắng "lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu" thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tọa lạc tại phường Mường Thanh (TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Bảo tàng được khởi công xây dựng từ tháng 10/2012 trên diện tích 22.000m2...

Hướng về Điện Biên, Công binh Việt Nam tại châu Phi tạo dấu ấn ‘tự hào”

Công trình doanh trại ở căn cứ Highway sẽ được bàn giao vào ngày 7/5 đúng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đội Công binh Việt Nam coi đây là thành quả thiết thực, tự hào nhất, một dấu ấn của lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam. Đội Công binh Việt Nam tại Abyei (châu Phi) đang khẩn trương hoàn thiện các công trình chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thống nhất đất nước...

Có một hôn trường diệu kỳ trong hầm Đờ-cát

TP - 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, tiếng súng vừa dứt, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Đại đoàn phó, Đại đoàn Quân Tiên phong 308, Đại tá Cao Văn Khánh được lệnh ở lại tiếp quản trận địa Mường Thanh, trao trả tù binh. Cao Văn Khánh sinh năm 1917, tại Huế trong một gia đình quý tộc trí thức của triều Nguyễn. Ông tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Đông Dương, nhưng ông không hành...

Mới nhất

Phương Vũ: Sơn Đầu Hỏa gen Z

Tôi không thích "tối giản" tôi lại thành một từ hoặc một cụm từ ngữ nào đó. Tôi nghĩ, có nhiều từ ngữ để diễn đạt chính mình hơn. PHƯƠNG VŨVẫn là thiếu niên nhảy hip hop trên...

Nuôi tôm công nghệ cao kiểu gì mà cứ 3 tháng là ông tỷ phú nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu lãi 1 tỷ?

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm muối, ông Nguyễn Văn Lạc (ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa...

Những hình ảnh tuyệt đẹp tại Carnaval Hạ Long 2024

Lần đầu tiên Carnaval Hạ Long 2024 được tổ chức trên biển và được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh. Nguồn:https://www.facebook.com/AmazingThingsInVietnam/videos/2236061163403633

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh

Trải qua 75 ngày đêm với 31 phiên họp cùng rất nhiều cuộc gặp, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneve kết thúc, thông qua Tuyên bố chung.Thiếu tướng Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam...

Mới nhất

Du lịch chữa lành