Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcXây dựng cơ sở dữ liệu về kiều bào

Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiều bào


Ngày 8-5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức toạ đàm quốc tế “Vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự phát triển TPHCM theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội; Chỉ thị 27 của Thành ủy TPHCM và Nghị quyết 18 của HĐND TPHCM”.

Tại tọa đàm, các đại biểu đã phân tích vai trò của cộng đồng doanh nhân, trí thức trong kết nối các cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài.

Thu hút lao động từ nước ngoài trở về

Theo bà Phạm Thị Nhung, Phó Chủ tịch Liên hiệp hội người Việt Nam tại Nhật Bản, hiện đội ngũ lao động tay nghề cao của Việt Nam đã có điều kiện được tham gia sâu hơn vào các công đoạn, dây chuyền sản xuất quan trọng hoặc tham gia hoạt động quản lý, điều hành của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Đáng chú ý, nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất được Nhật Bản trọng dụng, đánh giá cao và có nhiều điều kiện phát triển tại nước này. Đây là nguồn lực lao động chất lượng cao và quan trọng, có thể thu hút, đáp ứng được ngay công việc khi quay trở lại TPHCM và các địa phương lân cận.

6HH03191.JPG
Các đại biểu tham dự tọa đàm tại điểm cầu chính

“Chính đội ngũ này đang có xu hướng trở thành các cầu nối giúp các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư sản xuất, kinh doanh hoặc đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại TPHCM và các tỉnh thành lân cận, nơi tập trung nhiều khu kinh tế, công nghiệp quan trọng của đất nước”, bà Nhung phân tích.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản cũng đã thiết lập được nhiều kênh hợp tác là các trường đại học, cao đẳng, trường đào tạo nghề, có khả năng thúc đẩy hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và nhân lực chất lượng cao cho TPHCM và các địa phương lân cận.

Với thế mạnh có các mạng lưới kết nối với nhiều đối tác uy tín tại Nhật Bản để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tiếp cận với các nguồn vốn cũng như các cơ hội đầu tư, Hiệp hội Doanh nhân Khởi nghiệp Việt Nam-Nhật Bản (E-Future) tin tưởng sẽ trở thành cầu nối vững chắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, quỹ đầu tư Nhật Bản tiếp cận thị trường Việt Nam, đặc biệt là TPHCM.

Để thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác, đầu tư vào TPHCM, bà Cấn Thanh Huyền, Chủ tịch hiệp hội, kiến nghị TPHCM xây dựng các kênh liên lạc và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quỹ đầu tư và doanh nghiệp hai bên; chú trọng đến việc tạo ra các cơ chế hỗ trợ để thúc đẩy sự kết nối giao lưu, bao gồm các hội thảo, diễn đàn và chương trình đào tạo nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững.

6HH03195.JPG
Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM thông tin về các chính sách ưu tiên thu hút nhà đầu tư vào Khu Công nghệ cao TPHCM

Là người theo dõi Nghị quyết 98 từ những ngày đầu xây dựng dự thảo và Quốc hội ban hành nghị quyết, ông Peter Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết bản thân luôn trăn trở với câu hỏi người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp gì cho nghị quyết này, đặc biệt cho TPHCM phát triển theo cơ chế đặc thù? Tuy nhiên, nghị quyết có hiệu lực gần 1 năm nay nhưng vẫn nhiều điểm vướng. Có những nội dung nghị quyết cho phép nhưng cơ chế chưa có và vướng văn bản của bộ này, bộ kia. Ông kiến nghị Trung ương tháo gỡ nhanh nhất có thể để TPHCM có cơ chế triển khai Nghị quyết 98.

Lấy một số ví dụ thực tiễn về kêu gọi đầu tư nước ngoài, ông Peter Hồng cho biết, thấy nhiều việc tiềm năng nhưng không thể làm được vì vướng ở tầm nhìn của cán bộ, lãnh đạo địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyên gia

Các đại biểu cũng thảo luận, mổ xẻ các bất cập, điểm nghẽn, khó khăn trong việc thu hút người Việt Nam ở nước ngoài; các nội dung liên quan đến môi trường, điều kiện để thu hút nhân lực là doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp cho TPHCM.

Theo bà Nguyễn Thúy Hồng, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Việt Nam ở Mỹ, điểm nghẽn đầu tiên là cộng đồng gốc Việt người Mỹ còn hoạt động riêng lẻ, chưa quy tụ được mạng lưới hay tổ chức lớn nên chưa phát huy được tối đa tiềm năng.

Trong khi đó, lực lượng trí thức người Việt còn một bộ phận vẫn định kiến với đất nước; đội ngũ trí thức trẻ đang trong giai đoạn đầu liên kết. Trong quá trình triển khai công tác vận động thu hút lực lượng doanh nhân chưa nhất quán, có nơi, có lúc còn chậm, thiếu linh hoạt. Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc trong nước chưa đủ sức thu hút được trí thức về nước. Việc kết nối đội ngũ trí thức người Việt về các địa phương mới chỉ phân bổ ở một số lĩnh vực, dự án riêng lẻ, chưa tận dụng được tối đa nguồn lực chất xám trong tư vấn, xây dựng chính sách cho các địa phương, hỗ trợ thực sự cho phát triển kinh tế ở địa phương còn hạn chế.

6HH03198.JPG
Đại biểu tham gia ý kiến tại toạ đàm

Với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ vừa được thiết lập, bà Nguyễn Thúy Hồng đề xuất các cơ quan liên quan của Trung ương, TPHCM cần nghiên cứu, đề xuất giải pháp mang tính đột phá, trong đó hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý, phản hồi, vận dụng các sáng kiến của chuyên gia, trí thức, doanh nhân ở nước ngoài. Cần có cơ chế cụ thể để kiều bào hợp tác trong từng ngành, từng dự án cụ thể, giảm tình trạng họp hành trao đổi nhưng sau đó không có phản hồi, tiếp thu…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Đông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cũng nhìn nhận, hiện nước ta đang có mạng lưới doanh nhân, trí thức kiều bào rất phát triển ở nước ngoài, tiềm lực rất lớn. Do đó, ông cho rằng cần xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nhân, trí thức, kiều bào. Khi biết được thế mạnh của từng nhóm người, lĩnh vực cụ thể thì sẽ phát huy tốt nhất các đóng góp của đội ngũ này đối với sự phát triển đất nước.

6HH03204.JPG
Ông Đinh Hoàng Hà, Giám đốc Phát triển kinh doanh thị trường Việt Nam của Trường SSTC Singapore nêu ý kiến

Phát biểu kết luận tọa đàm, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM Vũ Thị Huỳnh Mai nhấn mạnh, các ý kiến phát biểu của các đại biểu là giải pháp để Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài tham mưu, đề xuất, tổng hợp trình Thường trực UBND TPHCM, qua đó cụ thể hoá các giải pháp phù hợp nhất của TPHCM trong triển khai Nghị quyết 98.

Bà Vũ Thị Huỳnh Mai khẳng định, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM và các cơ quan liên quan sẽ chủ động hơn để kết nối với các cơ quan đại diện, các hiệp hội kiều bào của các nước để phát huy, khơi thông được nguồn lực kiều bào. Cùng với đó, rà soát cơ chế chính sách của TPHCM trong thu hút chuyên gia, nhà khoa học về TPHCM. Trong đó, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nguồn nhân lực; tận dụng được nguồn nhân lực đi học tập ở nước ngoài hoặc đi xuất khẩu lao động trở về. Có giải pháp để thu hút đầu tư của kiều bào thông qua các dự án đầu tư của thành phố.

Nhấn mạnh đến nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu về kiều bào, bà Vũ Thị Huỳnh Mai cũng thông tin, hiện TPHCM có 2,8 triệu kiều bào ở 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, về các lĩnh vực mà kiều bào hoạt động và nghề nghiệp của họ thì thành phố chưa có dữ liệu. “Việc xây dựng phần mềm dữ liệu kiều bào sẽ là động lực để tập hợp kiều bào ở tất các quốc gia, vùng lãnh thổ để có từng nhóm, phát huy được vai trò của họ để hỗ trợ thành phố khi cần”.

THU HƯỜNG





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/xay-dung-co-so-du-lieu-ve-kieu-bao-post738912.html

Cùng chủ đề

Chuyển động mới tại 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù Nghị quyết 98

Chuyển động mới tại 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù Nghị quyết 98Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án BOT thực hiện theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98. Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM vừa ban...

Long An mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghệ cao, hạ tầng xanh

Long An mời gọi nhà đầu tư Hàn Quốc vào lĩnh vực công nghệ cao, hạ tầng xanhChủ tịch UBND tỉnh Long An cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp, cải cách hành chính và hỗ trợ pháp lý để doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Long An thuận lợi. Ngày 26/4, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư - tiềm...

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi: Kinh tế thành phố sẽ tăng trưởng 2 con số

LỜI TÒA SOẠN: Chương trình đầu tiên ngay khi Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có hiệu lực (1/8/2023), là triển khai gói vay giảm nghèo bền vững. Gần 2.800 tỷ đồng đã được giải ngân trong đợt 1 với 39 nghìn người được thụ hưởng. Hiện đợt 2 đang được triển khai tiếp với gói vay gần 1.000 tỷ đồng.  Đồng thời, nhiều...

Đầu tư PPP theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 vẫn “chưa thông”

Đầu tư PPP theo cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98 vẫn “chưa thông” TP.HCM mời gọi 54 dự án đầu tư theo hình thức PPP theo cơ cơ chế đặc thù của Nghị quyết 98, song quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. Thông tin ghi nhận tại Diễn đàn hỗ trợ pháp lý đầu tư, với chủ đề Đầu tư...

Nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo

Trong năm 2024, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM sẽ vận hành nền tảng trực tuyến (H.O.I.P), tập trung hệ thống dữ liệu của hệ sinh thái để các doanh nghiệp, startup đăng ký và tham gia các chính sách hỗ trợ của thành phố. Trong đó, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TPHCM (123 đường Trương Định, quận 3) sẽ đi vào hoạt động từ quý 3 hoặc quý 4 năm nay. Trung tâm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại binh tỏa sáng, CLB TPHCM kết thúc chuỗi trận sa sút

CLB TPHCM đã kết thúc 4 trận liên tiếp không thành công bằng trận thắng cách biệt 2-0 trước Thanh Hóa ở vòng 17 V-League 2023-2024 trên sân Thống Nhất vào tối 8-5.Rafaelson tỏa sáng, Nam Định đến gần ngôi vô địch V-LeagueV-League 2023-2024: Bàn thua gây tranh cãi khiến Khánh Hòa đến gần suất rớt hạngV-League 2023-2024: Hà Tĩnh nhận thất bại sau sự cố 5 cầu thủ dùng chất cấm Nguồn: https://www.sggp.org.vn/ngoai-binh-toa-sang-clb-tphcm-ket-thuc-chuoi-tran-sa-sut-post738979.html

Kaspersky Next, dòng sản phẩm bảo mật chủ lực dành cho doanh nghiệp

Kaspersky giới thiệu dòng sản phẩm chủ lực mới, Kaspersky Next, mang đến giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp. Sản phầm này kết hợp khả năng bảo mật đầu cuối tiên tiến với độ minh bạch và tốc độ của EDR (Endpoint Detection and Response) cùng với khả năng hiển thị và các công cụ mạnh mẽ của XDR (Extended Detection and Response). Theo ông Ngô Tấn Vũ Khanh,...

Di sản tư liệu của Việt Nam được ghi vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Ngày 8-5 tại kỳ họp thứ 10 diễn ra ở TP Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. https://www.youtube.com/watch?v=GTUxlsI-0W8 Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế là dương bản duy nhất, hiện đặt trước sân Thế Tổ...

Ngân hàng phải đi đầu trong chuyển đổi số để tạo động lực dẫn dắt các lĩnh vực khác

Nhiều kết quả tích cực Phát biểu khai mạc sự kiện, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm nay NHNN lựa chọn chủ đề thông điệp “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” cho sự kiện chuyển đổi số. Chủ đề này sẽ hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm và...

Vì sao Việt Nam không còn sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca?

Số vaccine Covid-19 của AstraZeneca được cấp phép lưu hành trước đó đã hết hạn sử dụng và sau đó, loại vaccine này không được tiếp tục nhập khẩu vào Việt Nam. Ngày 8-5, liên quan tới thông tin hãng dược phẩm AstraZeneca đang tiến hành thu hồi vaccine phòng Covid-19 của hãng này trên toàn thế giới, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay, Việt Nam đã không còn sử dụng...

Bài đọc nhiều

Nhật ký cổ đại hé lộ quá trình xây Đại kim tự tháp

Ai CậpNhật ký từ 4.500 năm trước của một đội trưởng tham gia xây Đại kim tự tháp Giza mô tả chi tiết hoạt động hàng ngày, tiền công và bữa ăn của công nhân dưới trướng. Tình trạng khô cằn ở Wadi al-Jarf giúp bảo quản cuộn giấy cói của Merer. Ảnh: The Past Nằm ở vùng ven Biển Đỏ của Ai Cập, Wadi al-Jarf từng là một trung tâm nhộn nhịp cách đây hơn 4.000 năm. Tầm quan...

Núi lửa Nam Cực phun 80 g vàng mỗi ngày

Núi lửa Erebus cao 3.794 m ở Nam Cực phun bụi vàng cùng nhiều loại khí gas mỗi ngày. Núi lửa Erebus ở đảo Ross, Nam Cực. Ảnh: EOS Các nhà khoa học nhận thấy Erebus, núi lửa còn hoạt động cao nhất ở Nam Cực, phun ra những hạt bụi vàng cùng với khí gas. Trên thực tế, những nhà địa chất học Mỹ phát hiện điều này lần đầu tiên năm 1991. Nghiên cứu gần đây cho kết...

Nguồn gốc của kim cương Golconda siêu tinh khiết

Những viên kim cương Golconda nổi tiếng trong suốt và lấp lánh có thể bắt nguồn từ mỏ đá núi lửa cách nơi khai thác chúng 300 km. Kim cương Hope - một trong những viên đá quý nổi tiếng nhất thế giới. Ảnh: Telegraph Các nhà nghiên cứu có thể đã tìm ra nguồn gốc thực sự của những viên kim cương Golconda nổi tiếng như Hope hay Koh-i-noor, Live Science hôm 21/4 đưa tin.Kim cương Golconda là loại...

Khi nào cả 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời thẳng hàng?

Dù đôi lúc trông gần nhau và tương đối thẳng hàng khi nhìn từ Trái Đất, các hành tinh thực tế vẫn cách nhau rất xa ngoài vũ trụ. Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh: sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Ảnh: Orbital Today Trong hành trình di chuyển xung quanh Mặt Trời, đôi khi một số hành tinh sẽ trông thẳng hàng khi nhìn từ...

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu...

Cùng chuyên mục

Kaspersky Next, dòng sản phẩm bảo mật chủ lực dành cho doanh nghiệp

Kaspersky giới thiệu dòng sản phẩm chủ lực mới, Kaspersky Next, mang đến giải pháp bảo mật toàn diện cho doanh nghiệp. Sản phầm này kết hợp khả năng bảo mật đầu cuối tiên tiến với độ minh bạch và tốc độ của EDR (Endpoint Detection and Response) cùng với khả năng hiển thị và các công cụ mạnh mẽ của XDR (Extended Detection and Response). Theo ông Ngô Tấn Vũ Khanh,...

Cột sắt bí ẩn 1.600 năm không han gỉ

Cây cột cao 7,2 m và nặng 6 tấn vẫn nguyên vẹn dù tiếp xúc với nắng mưa suốt 1.600 năm qua. Cột sắt nằm ở quần thể Qutb Minar. Ảnh: Allen Brown Bên trong quần thể Qutb Minar ở New Delhi, một tổ hợp tượng đài và tòa nhà lịch sử được xây vào đầu thế kỷ 13 ở quận Mehrauli phía nam thành phố, khách tham quan có thể bắt gặp cột sắt cao 7,2 m, nặng 6...

Hệ thống đường ray dùng ‘robot bay’ chở hàng trên Mặt Trăng

Trong dự án mới của NASA, các robot sẽ lơ lửng trên đường ray Mặt Trăng nhờ công nghệ "nâng nghịch từ", vận chuyển 100 tấn vật liệu mỗi ngày. Các robot từ tính không cần cấp điện sẽ di chuyển theo hệ thống đường ray trên Mặt Trăng. Ảnh: Ethan Schaler/NASA Chương trình Khái niệm Tiên tiến Đổi mới (NIAC) của NASA chọn ra 6 dự án giúp thiết lập sự hiện diện lâu dài của con người trên...

Ngân hàng phải đi đầu trong chuyển đổi số để tạo động lực dẫn dắt các lĩnh vực khác

Nhiều kết quả tích cực Phát biểu khai mạc sự kiện, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, năm nay NHNN lựa chọn chủ đề thông điệp “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” cho sự kiện chuyển đổi số. Chủ đề này sẽ hiện thực hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm và...

Dự án máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới gây tranh cãi

Máy gia tốc electron positron của Trung Quốc có kinh phí xây dựng cao nhưng có thể giúp hàng nghìn nhà khoa học rút ra những phát hiện mới trong nhiều thập kỷ tới. LHC là máy gia tốc hạt lớn và mạnh nhất thế giới hiện nay. Ảnh: CERN Eliezer Rabinovici, giáo sư vật lý danh dự ở Đại học Do Thái Jerusalem kiêm chủ tịch Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) nhận định các nhà...

Mới nhất

Mới nhất