Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm...

Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm công bằng trong tuyển sinh?


Xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giảm công bằng trong tuyển sinh?- Ảnh 1.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2023

Có những phương thức xét tuyển chỉ dành cho thí sinh giỏi ngoại ngữ

Với phương thức tuyển sinh được các trường ĐH công bố năm nay, thí sinh sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sẽ nhiều lợi thế hơn nhóm thí sinh còn lại. Điều này do chính sách tuyển sinh của các trường ngày càng có xu hướng ưu tiên hơn với học sinh giỏi ngoại ngữ.

Đáng chú ý, nhiều trường ĐH chấp nhận quy đổi điểm chứng chỉ ngoại ngữ sang điểm môn ngoại ngữ trong xét tuyển. Ví dụ, với IELTS 4,5, thí sinh có thể được quy đổi thành 7-10 điểm môn tiếng Anh thay cho điểm thi môn này trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ.

Nhiều trường ĐH khác không quy đổi thành điểm môn tiếng Anh mà sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo hình thức cộng điểm ưu tiên. Khi đó, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ ưu thế hơn hẳn nhóm thí sinh còn lại khi được cộng điểm ưu tiên theo tiêu chí này trong tổng điểm xét tuyển.

Dù theo cách thức nào, nhiều trường đang dành riêng một phương thức để xét nhóm thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Với phương thức này, chỉ thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế mới đủ điều kiện tham gia xét tuyển.

“Bị loại” vì không có chứng chỉ ngoại ngữ

Chị N.T.H (Gia Nghĩa, Đắk Nông) có con chuẩn bị thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH năm nay. Sau khi tìm hiểu kỹ phương thức tuyển sinh nhiều trường, bày tỏ khá nhiều băn khoăn: “Học sinh các địa phương không có điều kiện tiếp cận sớm với ngoại ngữ sẽ bị thiệt thòi hơn khi xét tuyển vào ĐH ngày nay, đặc biệt những trường tốp đầu có sự cạnh tranh cao”.

Chị H. cho biết đã tìm hiểu phương thức xét tuyển học sinh giỏi của ĐH Kinh tế TP.HCM năm nay. Điểm xét tuyển phương thức này được quy đổi từ 4 tiêu chí, trong đó một tiêu chí bắt buộc và 3 tiêu chí không bắt buộc. Tiêu chí bắt buộc là điểm trung bình học lực năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo quy định. Một trong 3 tiêu chí không bắt buộc là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. “Như vậy, con tôi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, nếu chỉ xét trên điểm trung bình học tập là mất hẳn lợi thế để xét tuyển vào phương thức này của trường”.

Một ví dụ khác, cũng theo chị H., là phương thức tuyển sinh của Trường ĐH Y dược TP.HCM năm 2023. Trường chỉ xét dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT nhưng phân ra 2 phương thức, trong đó một phương thức dành riêng cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Dù ở phương thức kết hợp, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế chỉ là điều kiện cần nhưng điều này đồng nghĩa với việc những trường hợp không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đã “bị loại” ngay từ đầu.

“Theo dõi điểm trúng tuyển nhiều năm, có những năm điểm chuẩn ngành y khoa với phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế lấy thấp hơn ngành y khoa chỉ xét theo điểm thi tốt nghiệp. Đây cũng là một minh chứng để thấy sự thiệt thòi hơn của học sinh không có điều kiện học ngoại ngữ sớm”, chị H. nhấn mạnh.

Có mất công bằng trong tuyển sinh?

Trước vấn đề này, hiệu trưởng một trường THPT ở Tiền Giang, chia sẻ góc nhìn theo 2 hướng. Ông cho rằng, xét tuyển theo phương thức nào là quyền chủ động trong tuyển sinh của các trường ĐH, đặc biệt trong bối cảnh nhà trường phải tính toán về vấn đề sinh viên ra trường có thể tiếp cận nhanh nhất với thị trường lao động. “Xét ở khía cạnh này, việc ưu tiên tuyển sinh viên giỏi ngoại ngữ có lợi cho các trường trong đào tạo”, hiệu trưởng này khẳng định.

Nhưng xét ở góc độ người học, vị hiệu trưởng trăn trở: “Những địa phương vùng sâu, vùng xa nơi có điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển hơn, người học sẽ thiệt thòi khi các trường áp dụng chính sách ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ. Trong khi đó, tại các thành phố lớn, học sinh có điều kiện học ngoại ngữ sớm sẽ có lợi hơn. Xét đến đây, rõ ràng phần nào thấy rằng xu hướng tuyển sinh này ít nhiều chưa thực sự công bằng với người học. Dù rằng, chính sách tuyển sinh này của các trường ĐH ngược lại có tác dụng kích thích việc học ngoại ngữ tốt hơn ở tất cả các địa phương”.

Giám đốc Trung tâm khảo thí một trường ĐH tại TP.HCM cũng cho rằng ưu tiên xét tuyển thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế là một xu hướng có sự tính toán của các trường ĐH với vấn đề chất lượng người học. Nhưng để hài hòa lợi ích của những nhóm người học khác nhau, các trường cần tính toán thêm tỷ lệ chỉ tiêu từng phương thức phù hợp hơn. Ví dụ, theo giám đốc này, phương thức ưu tiên thí sinh giỏi ngoại ngữ chỉ là một trong nhiều phương thức xét tuyển của trường. Ngoài phương thức này, trường vẫn nên dành phần lớn chỉ tiêu để tất cả thí sinh có thể cùng cạnh tranh với nhau trên thang đo chung.



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều bất ngờ lớn xảy ra khi những tay đua có dự báo đạt thành tích cao như Jeremy Perez, Anthony...

Bài đọc nhiều

Giảng viên trình độ tiến sĩ phía Bắc cao hơn các vùng khác cộng lại

So với các trình độ khác, giảng viên có trình độ thạc sĩ của Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thấp hơn dù vẫn cao nhất cả nước. Các khu vực khác có tỉ lệ giảng viên thạc sĩ tăng lên. Như vậy so với chuẩn cơ sở giáo dục đại học, rất nhiều trường đại học còn cách chuẩn rất...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Cùng chuyên mục

42% người giàu nhất Trung Quốc không học đại học, họ cho con học ở đâu?

Trung Quốc đang là "công xưởng" tạo ra tỷ phú trên thế giới. Mặc dù các tỷ phú này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ ở quê nhà, nhưng một trong những xu hướng yêu thích của họ là gửi con đi học tại các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Đối với giới siêu giàu, di sản của họ không chỉ phụ thuộc vào việc tạo ra bao nhiêu của cải, xếp thứ...

Phát động cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới năm 2024

Ngày 24-3 tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổ chức giáo dục IIG Việt Nam phối hợp tổ chức lễ khai mạc cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới ACP năm 2024 (ACP World Championship 2024).Suốt 7 mùa giải, Trung ương Đoàn mong muốn tạo sân chơi trí tuệ bổ...

Học sinh đưa Chí Phèo – Thị Nở lên sân khấu

Hà NộiHọc sinh hóa thân thành Chí Phèo - Thị Nở và những nhân vật trong tác phẩm văn học, khiến nghệ sĩ Xuân Bắc và nhà văn Sương Nguyệt Minh bất ngờ. Diễn viên đóng vai Thị Nở mặc váy đụp, tay xách hai chum nước vung vẩy, hai chân khệnh khạng bước đi. Trông thấy bóng mình dưới nước, Thị Nở bỗng hét lên: "Đứa nào ở dưới sông thế nhỉ? Thôi đúng rồi, đúng là Nở...

Mới nhất

Cứu bệnh nhân Anh mang máu hiếm chỉ 0,1% người Việt có

TP HCMNgười đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Anh, nhóm máu hiếm O Rh(-), bị chảy máu răng, máu mũi, bầm da, xuất huyết hai chân, vào Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân giảm tiểu cầu miễn dịch trên nền tăng huyết áp, chỉ số tiểu cầu rất thấp, nguy cơ xuất huyết...

Nắng lên, dịch vụ cho thuê xe đạp ở hồ Tây sôi động, thu tiền triệu mỗi ngày

21/03/2024 | 18:22 TPO - Không cần khuyến mãi tưng bừng hay giảm giá sốc, thị trường thuê xe đạp vẫn vô cùng sôi động khi vào...

Giá vàng tiếp đà giảm, nhà đầu tư thua lỗ đến 3,7 triệu đồng/lượng

Thời điểm 17h chiều ngày 24/3/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ so với rạng sáng cùng ngày. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 80,3 triệu đồng/lượng. So với rạng sáng...

Mới nhất