Trang chủSự kiện70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết chặt vòng vây

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Siết chặt vòng vây

VOV.VN – Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.
 

LTS: Trận đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là trận đánh công kiên lớn nhất của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là lần đầu tiên ta phối hợp đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh và pháo binh trên quy mô lớn. Điện Biên Phủ là sự tập trung, nỗ lực cố gắng cao nhất, là cuộc đọ sức lớn nhất, quyết liệt nhất, toàn diện nhất giữa ta và địch. Đây cũng là trận rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Vậy khi đánh vào Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ, trong suốt 56 ngày đêm gian khổ, máu trộn bùn non ấy, cuộc đấu trí, cân não trên thực tế chiến trường giữa ta và địch được diễn ra như thế nào? Chúng ta đã làm cách nào để hoá giải “con nhím Điện Biên”? Bài viết thứ ba trong loạt 4 bài “Cuộc đấu trí cân não” có nhan đề “Siết chặt vòng vây” sẽ làm rõ nội dung này.

17h ngày 13/3/1954, cuộc tiến công của 55.000 quân, thuộc 5 đại đoàn của quân ta vào Điện Biên Phủ chính thức bắt đầu. Pháo binh của ta dồn dập bắn trùm lên trận địa. Ta nhanh chóng làm chủ được các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, mở toang các cánh cửa đánh vào phân khu trung tâm Mường  Thanh.

 

Đợt tiến công thứ nhất đã giáng một đòn chí tử vào hệ thống phòng ngự của địch ở Điện Biên Phủ. Nhưng khó khăn chỉ mới bắt đầu. Bước sang đợt 2 của chiến dịch, bộ đội ta phải đánh chiếm các cứ điểm có hệ thống phòng ngự mạnh, lực lượng đông, công sự vững chắc, hệ thống hàng rào dây thép gai và bãi mìn dày đặc. Tại các điểm cao A1, C1 và C2, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng khốc liệt, hai bên giành giật với nhau từng đoạn hào, giao thông hào.

Theo Đại tá Bùi Đình Tiệp, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị), chiến thuật vây lấn được bộ đội ta triệt để sử dụng trong suốt thời gian diễn ra đánh chiếm các cứ điểm.

“Bộ đội, lực lượng của ta và hướng các mũi của ta đã được bố trí để cùng phối hợp với nhau khép chặt vòng vây, sau đó lấn dần. Cho nên ta mới trải qua “56 ngày đêm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn” vì như thế. Bộ đội của ta cứ lấn dần, phối hợp chặt chẽ với nhau, khép chặt và siết chặt vòng vây”, Đại tá Bùi Đình Tiệp cho biết.

Trước đó, năm 1952, 3 Đại đoàn là Đại đoàn 308, 312 và 316 đánh Tập đoàn cứ điểm Nà Sản trong 2 đêm nhưng không thành công. Trong khi Điện Biên Phủ được người Pháp coi là luỹ thừa 10 của Nà Sản, điều này đặt ra cho chúng ta rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc đánh chiếm các cứ điểm, giữ các cứ điểm và giải quyết dứt điểm từng trận đánh.

Chúng ta vừa đánh địch phòng ngự trong các công sự kiên cố, vững chắc, vừa phải sẵn sàng đánh trả xe tăng của địch phản kích. Vì thế, bộ đội ta được lệnh đánh chắc, tiến chắc từng bước, bóc vỏ lần lượt các cứ điểm từ ngoài vòng trong, khiến cho dây thòng lọng ngày càng siết chặt phân khu trung tâm, Sở chỉ huy quân Pháp.

Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho biết, sau khi bóc vỏ lớp phòng ngự kiên cố phía Bắc của Tập đoàn cứ điểm thành công, mở toang con đường tiến vào phân khu trung tâm, ta áp dụng chiến thuật đào chiến hào, lấn rũi theo hình vòng xoáy trôn ốc, bao vây tiến công các cứ điểm phía Đông của Tập đoàn, cô lập phân khu trung tâm.

Theo Đại tá Nguyễn Danh Phương (Học viện Chính trị), quân ta đã tiến hành đột phá có trọng điểm các cứ điểm, cụm cứ điểm, lần lượt tiêu diệt từng tiểu đoàn địch, lần lượt bóc vỏ các trung tâm đề kháng từ ngoài vào trong, làm cho địch không thể chi viện, ứng cứu cho nhau. “Vây hãm để tạo điều kiện cho tập trung đột phá, đột phá thành công lại tạo điều kiện thuận lợi cho vây hãm, siết chặt địch”, Đại tá Nguyễn Danh Phương nói.

Với chiến thuật bao vây, đánh lấn, các đơn vị đào hệ thống công sự, giao thông hào, chiến hào lần dần đến từng vị trí lô cốt của quân Pháp. Trận địa chiến hào của ta dài hàng trăm km, bao gồm các hệ thống hầm hào lớn, nhỏ, phức tạp, vừa mang tính tiến công, vừa mang tính phòng ngự, vừa bảo đảm chiến đấu, vừa bảo đảm các điều kiện sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Giao thông hào cũng là con đường để chúng ta vận chuyển thương binh. Với cách đánh lấn, ta đã từng bước siết chặt vòng vây, đưa chiến hào vào sâu trong cứ điểm địch rồi bất ngờ đột phá tiêu diệt địch.

Thiếu tướng Trần Hùng Cương, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch (Học viện Quốc phòng) cho rằng, với cách đánh này đã khoét sâu điểm yếu cốt tử của hệ thống phòng ngự Tập đoàn cứ điểm. Vì trên thực tế, khi bị mất một cứ điểm, khả năng chi viện, tái chiếm của địch là rất khó khăn.

“Đến Điện Biên Phủ, ta đã kịp thời rút kinh nghiệm, tổ chức theo dõi tình hình địch và bồi dưỡng kinh nghiệm đánh công kiên cho các đơn vị; khoét sâu 2 điểm yếu chí tử của “con nhím Điện Biên Phủ” về cách phòng ngự cứng nhắc, thụ động. Nhược điểm này cho phép ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm do ta lựa chọn vào thời điểm thích hợp; cô lập tập đoàn cứ điểm, nằm chơ vơ giữa rừng núi mênh mông. Ta đã sáng tạo ra cách đánh vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt để bảo đảm đánh chắc thắng”, Thiếu tướng Trần Hùng Cương cho biết.

Trước nguy cơ Điện Biên Phủ thất thủ, Pháp tập trung lực lượng không quân, lập cầu hàng không chi viện. Chỉ trong nửa cuối tháng 3, Pháp đã ném hơn 1.000 tấn bom xuống Điện Biên. Lầu Năm Góc cũng đứng ngồi không yên, lập tức vạch ra kế hoạch hành binh Chim Kền Kền, sử dụng 80 máy bay ném bom B29 với sự hộ tống của 150 máy bay chiến đấu để nghiền nát chủ lực của ta. Nhưng mọi nỗ lực, cố gắng của cả Pháp và Mỹ đều không thể cứu vãn được tình thế. Thực tế từ ngày 27/3/1954, máy bay địch đã không thể hạ cánh xuống Mường Thanh, Pháp chỉ còn một cách duy nhất là thả quân, thả hàng xuống Điện Biên Phủ.

Đại tá Lê Thanh Bài (Viện Lịch sử Quân sự) cho rằng, việc khống chế đường không, cắt đứt nguồn tiếp tế duy nhất của địch đó là cách đánh hiểm. Bằng hệ thống trận địa vây hãm và tiến công, quân ta đã trói chặt địch, khiến cho hoả lực của đối phương không thể phát huy hết hiệu quả.

“Đánh chắc, tiến chắc thì ta xây dựng trận địa chiến hào từ xa tiến vào gần, từ ngoài vào trong. Tiêu diệt từng mục tiêu, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Tiến hành trói địch lại và đánh bóc vỏ. Cách đánh này hạn chế được sở trường của Pháp là pháo binh và máy bay. Bởi vì chúng ta đánh giáp với nhau thì pháo binh và hỏa lực của địch không phát huy được. Chúng ta đã linh hoạt trong phương hướng tác chiến, từ nhanh đến chậm và chuyển sang tổng công kích giành thắng lợi Điện Biên Phủ”, Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.

20h30 ngày 6/5/1954, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 316 Lê Quảng Ba ra lệnh kích nổ quả bộc phá gần 1.000 cân trong lòng đồi A1. Sau 15 phút hoả lực bắn chế áp, bộ đội ta xung phong tiêu diệt A1, tháo gỡ điểm chốt để tiến vào sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đến 22h ngày 7/5/1975, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Sau 3 tháng bao vây và 56 ngày đêm liên tục chiến đấu, Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị san phẳng, kỳ vọng của thực dân Pháp và âm mưu can thiệp, mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ bị tan vỡ.

Điện Biên Phủ, từ một tập đoàn cứ điểm bất khả xâm phạm nay đã trở thành mồ chôn uy danh của quân đội viễn chinh Pháp. Cũng từ đó, Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm, dõi theo của cộng đồng quốc tế. Điện Biên Phủ đã tạo nên một cơn dư chấn có sức rung lắc đủ mạnh để thức tỉnh tinh thần đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Nội dung này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong bài viết thứ 4 trong loạt bài “Cuộc đấu trí cân não”. 

qdnd.vn

Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-siet-chat-vong-vay-post1091179.vov

Cùng chủ đề

Hậu cần – bài toán ‘cân não’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo tính toán, để đủ 16.000 tấn gạo phục vụ bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành hậu cần phải huy động 384.000 tấn, vì cứ một kg gạo đến đích thì mất 24 kg ăn dọc đường.Đầu năm 1954, sau khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Pháp với sự hậu thuẫn của Mỹ đã đổ vào đây hơn 11.800 quân, lúc cao điểm lên đến 16.200, chiếm gần 10% lực lượng lục quân miền...

Thuốc lào với chiến sĩ Điện Biên

Báo QĐND - Trong những câu chuyện về quá trình chuẩn bị hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, có những điều đặc biệt mà sau này vẫn được những người chiến sĩ kể lại như một ký ức thú vị trong thời gian chiến đấu của mình đó là: Chuyện thuốc lào ở Điện Biên Phủ. qdnd.vn Nguồn

Nữ văn công với điệu múa ‘xòe bật lửa’ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

VOV.VN - Trung tá Ngô Thị Ngọc Diệp là diễn viên Đội văn công Đại đoàn 308, làm nhiệm vụ biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Bà hồi hồi nhớ lại ký ức một thời vàng son. vov.vn

Hợp luyện lực lượng diễu binh, diễu hành tại Điện Biên

VOV.VN - 19 khối thuộc lực lượng Quân đội tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên tại sân vận động tỉnh Điện Biên, sáng nay 26/4.   vov.vn Nguồn: https://vov.vn/chinh-tri/hop-luyen-luc-luong-dieu-binh-dieu-hanh-tai-dien-bien-post1091640.vov

Ghé thăm di tích Him Lam, nơi anh Phan Đình Giót đã hy sinh

Đồi Him Lam, hơn 70 năm về trước, cụ thể là ngày 13/03/1954 Quân đội nhân dân Việt Nam đã nổ phát súng đầu tiên để mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây cũng là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của người anh hùng Phan Đình Giót.   Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thuốc lào với chiến sĩ Điện Biên

Báo QĐND - Trong những câu chuyện về quá trình chuẩn bị hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, có những điều đặc biệt mà sau này vẫn được những người chiến sĩ kể lại như một ký ức thú vị trong thời gian chiến đấu của mình đó là: Chuyện thuốc lào ở Điện Biên Phủ. qdnd.vn Nguồn

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cổ vũ, cảm hứng cho các dân tộc bị áp bức

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Đó là nhận định chung của báo chí Argentina trong những ngày này, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.   Ngày 24-4, tờ Ambito Internacional của Argentina khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nhân dân Việt Nam mà còn là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối...

Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024”

Nằm trong khuôn khổ Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”, từ ngày 1 đến 5-5-2024, Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024” sẽ được tổ chức với tinh thần toàn dân đồng lòng hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).   Cuộc thi trực tuyến “Về Điện Biên Phủ 2024” có tổng cộng 5 chặng, tương ứng với 5 chặng...

Tái hiện một tinh thần Điện Biên giữa lòng thủ đô Hà Nội

Báo QĐND - Những hình ảnh, âm thanh hào hùng, sống động đầu tiên của vở diễn "Điện biên vẫy gọi" đã chính thức được công diễn trên sân khấu của Nhà hát lớn Hà Nội trước sự háo hức, mong đợi của đông đảo khán giả. Tác phẩm như một bản hùng ca về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta; khắc họa những tấm gương sáng ngời của bộ đội, dân công hỏa...

Bay trên bầu trời Điện Biên

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024), một biên đội gồm 9 máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam mang theo Quốc kỳ và cờ Đảng sẽ tham gia bay trong Lễ kỷ niệm. Trước đó, trong quá trình huấn luyện, mặc dù gặp không ít khó khăn về vật tư, khí tài bảo đảm cho nhiệm vụ, vừa tham gia huấn luyện, vừa trực ban sẵn sàng chiến đấu thường...

Bài đọc nhiều

Tái hiện ‘binh chủng’ xe đạp thồ Điện Biên Phủ huyền thoại

45 chiến sĩ Quân khu 1 tái hiện sinh động hình ảnh dân công hỏa tuyến với những chiếc xe đạp thồ chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), công tác hậu cần đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước chiến dịch, thực dân Pháp cho rằng quân và dân ta sẽ không thể nào khắc phục được vấn đề tiếp tế hậu cần cho một chiến...

Độc đáo bức tranh panorama Trận chiến Điện Biên Phủ được vẽ bởi gần 100 họa sĩ

56 ngày đêm của chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn...

Thành phố Điện Biên Phủ sau 70 năm chiến thắng lịch sử

NDO - Cùng ngắm thành phố Điện Biên Phủ từ trên cao ngày nay đã phát triển và đổi mới cùng với đó là những địa danh ghi dấu những chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam ta 70 năm về trước. Nhìn từ trên cao "lòng chảo" Điện Biên sau 70 năm giải phóng giờ đây đã khoác lên mình 1 diện mạo mới với những ngôi nhà, những ánh đèn của các khu đô thị sầm uất. Nơi...

Cùng chuyên mục

Thư gửi chiến sĩ, dép cao su Bác Hồ dùng trong kháng chiến gợi nhớ về bản hùng ca Điện Biên Phủ

TPO - Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” giới thiệu tới công chúng những dấu mốc về trận quyết chiến của dân tộc. Những hiện vật tiêu biểu có thể kể đến bộ sưu tập thiệp chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946-1953), võng dù được Người sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở chiến khu Việt Bắc. Kỷ...

Ngày 28/4/1954: Cônhi điện cho Nava báo cáo kết quả thả dù cứu viện chỉ là con ‘số không’

Tại Điện Biên Phủ: Ngày 28/4/1954, sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị quân ta khống chế, địch chỉ còn cách thả dù. Trong thời gian này, bộ đội ta dùng lực lượng nhỏ vây ép đánh lấn địch dưới mặt đất, đồng thời tích cực bắn máy bay triệt nguồn tiếp viện của địch. Trong thời gian này, lực lượng pháo cao xạ của Đại đoàn 351 cùng các đơn vị súng máy phòng không của các đại đoàn bộ binh...

Thuốc lào với chiến sĩ Điện Biên

Báo QĐND - Trong những câu chuyện về quá trình chuẩn bị hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, có những điều đặc biệt mà sau này vẫn được những người chiến sĩ kể lại như một ký ức thú vị trong thời gian chiến đấu của mình đó là: Chuyện thuốc lào ở Điện Biên Phủ. qdnd.vn Nguồn

Tự hào là chiến sĩ Điện Biên

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những thắng lợi đỉnh cao, biểu tượng cho nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo và tinh thần chiến đấu anh dũng, quả cảm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. 7 thập kỷ qua, những chàng thanh niên mười tám, đôi mươi ngày ấy giờ đã là những cụ ông chân yếu, mắt mờ nhưng khi nhắc về chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu,...

Khám phá cao nguyên đá Tả Phìn – Điện Biên

Không phải cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang đâu nha. Mặc dù tỉnh Điện Biên không giáp với Hà Giang, nhưng lại có một vùng đất rất giống với địa hình ở Hà Giang, đó là Tủa Chùa. Cùng tìm hiểu bãi đá cổ Tả Phìn này nhé.   Nguồn

Mới nhất

Đồ thủ công, handmade hút khách tại hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô

26/04/2024 | 10:14 TPO - Tối 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra hội chợ “Hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs...

Ngừa nguy cơ cài cắm lợi ích trong quy hoạch

Khi Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn chuẩn bị được trình Quốc hội, yêu cầu xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế xin - cho, cài cắm lợi ích trong nhiều khâu của hoạt động quy hoạch lại được đặt ra. ...

Phạt ông chủ chuỗi The Coffee House cùng loạt công ty do vi phạm công bố thông tin

Phạt ông chủ chuỗi The Coffee House cùng loạt công ty do vi phạm công bố thông tinCác doanh nghiệp đã huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ nhưng công bố thông tin không đầy đủ theo quy định. Dù Seedcom và Phúc Long Vân đều đã tất toán trái phiếu, vẫn có...

Du khách nườm nượp đổ về tham quan di tích lịch sử Điện Biên Phủ

Năm 2024, tỉnh Điện Biên đăng cai tổ chức năm du lịch Quốc gia và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo dự kiến, trong năm nay, tỉnh Điện Biên sẽ đón khoảng 1,3 triệu lượt du khách.Trong 4 tháng đầu năm nay, lượng du khách đến Điện Biên đạt 845.000 lượt. Theo ghi nhận của...

Mới nhất