Trang chủDu lịchẨm thựcBà chủ quán 'lớn tuổi nhất' nhưng bán được số tô mì...

Bà chủ quán ‘lớn tuổi nhất’ nhưng bán được số tô mì gia Chợ Lớn ít kỷ lục


Nằm khuất sau các gian hàng ở chợ Xã Tây (Q.5, TP.HCM), tiệm hủ tiếu mỳ của cụ Đệ vẫn đỏ lửa mỗi ngày. Tuổi già neo đơn, cụ Đệ lấy chuyện nấu nướng làm kế sinh nhai cũng là niềm vui.

Tôi vô tình biết đến quán của cụ Trần Đệ (87 tuổi, người gốc Hoa) qua một kênh chuyên về ẩm thực. Lần đầu, tôi đặt chân đến chợ Xã Tây, một ngôi chợ nằm ngay trên lòng đường Phù Đổng Thiên Vương. Gửi xe, tôi lần mò tìm quán của cụ. Ngay từ khi thấy tôi bước vào, cụ đã nồng hậu ra đón và hỏi tôi ăn gì.

Cụ Đệ đã gắn bó với nghề bán hàng ăn hơn 60 năm

Gia Thanh

Mở quán hơn 60 năm

Cụ Đệ bắt đầu bán hủ tiếu từ năm 20 tuổi, cũng tại chợ Xã Tây này. Tính đến nay, cái nghiệp bán hàng ăn đã theo cụ hơn 60 năm, gần hết cả cuộc đời. Ngày trước, cụ có sạp trong chợ, khách ghé đông. Sau này, chợ thu hút nhiều tiểu thương đến bán buôn, quy hoạch lại với giá thuê cao mà diện tích lại nhỏ. Cụ dời tiệm vào trong căn nhà được người dì để lại.

Từ ngày dời tiệm, khách vãn đi dần. Cụ bán từ 6 giờ sáng đến 11 giờ hơn. Chợ tan, cụ cũng nghỉ. Mỗi ngày, cụ bán chừng 20 tô mỳ, nhiều lắm là 30, 40 tô. Tôi ghé quán tầm 9 giờ 30, ngồi chơi và trò chuyện với cụ đến hơn 11 giờ. Trong chừng ấy thời gian, cụ chỉ tiếp 1 vị khách cũng là bạn già của mình.

Một phần thập cẩm hoành thánh với giá 50.000 đồng.

Gia Thanh

Hủ tiếu của cụ Đệ được nấu theo phong cách người Hoa với đồ ăn kèm là nội tạng heo. Nước lèo được ninh từ xương ống cho vị ngọt thanh và nêm nếm đậm đà. Tôi gọi một phần thập cẩm hoành thánh với giá 50.000 đồng. Một phần thập cẩm sẽ bao gồm hủ tiếu, mỳ, bún gạo và hoành thánh cùng cật heo, gan, phèo và thịt nạc.

Sợi mỳ ăn dai, thấm vị vì được cụ trộn riêng cùng gia vị trước khi chan nước lèo. Các đồ ăn kèm tươi, được chế biến tỉ mỉ và sạch sẽ, nhất là cật heo. Cụ Ba (82 tuổi) là vị khách duy nhất trong lúc tôi ghé quán, rất mê món cật heo của người bạn già.

“Hủ tiếu của bà ấy ngon, tôi ăn hoài. Tôi thử hết mấy món ở đây rồi. Bà ấy rất sạch sẽ, kỹ lắm. Rửa cọng cải cũng khác người ta. Bà lột từng cọng ra rửa nên ăn của bà là yên tâm. Cật heo làm sạch, không tanh hôi. Ít người lớn tuổi mắt mờ, tay yếu mà làm kỹ vậy được nên tôi thích ăn ở đây lắm”, cụ Ba tấm tắc khen.

Khi có khách gọi, cụ Đệ mới gói hoành thánh.

Gia Thanh

Tuổi già cô quạnh với 10-20 tô/ngày

Cụ Đệ ly hôn chồng năm 31 tuổi. Lúc đó, hai người cũng không có con. Vậy là hơn 50 năm qua, cụ lủi thủi một mình buôn bán. Bà Từ Yến (58 tuổi, ngụ Q.10) bán bánh ngay chợ Xã Tây, thương cho hoàn cảnh của cụ Đệ mà thường xuyên tới lui phụ quán.

“Cụ không dám thuê người vì ngày bán được 10-20 tô thì lấy đâu tiền trả cho người ta. Tôi phụ ở đây, cụ mời ăn sáng, vậy thôi. Tôi không lấy tiền gì cả. Nhờ mấy bạn trẻ đến ăn đăng lên mạng nên mấy hôm nay cũng có khách vãng lai. Tôi qua giúp bà dọn dẹp, rửa chén, thỉnh thoảng chạy mua đồ. Bà làm một mình không nổi đâu. Bà cũng hụt trước hụt sau. Ngày nào bán được thì bà đủ tiền hàng với chút lời. Còn ế thì lại thiếu người ta. Với lại, bà nói tiếng Việt không rành, thỉnh thoảng tôi phiên dịch giúp”, bà Yến chia sẻ.

Tô thập cẩm bao gồm hủ tiếu, mỳ sợi, bún gạo và hoành thánh cùng nội tạng heo.

Gia Thanh

Thương cho tuổi già cô quạnh, tôi hỏi: “Sao cụ không tiến thêm bước nữa để giờ có người bầu bạn?”. Cụ đáp nửa tiếng Việt, nửa tiếng Hoa. Bà Yến phiên dịch giúp tôi ý của cụ: “Một người không tốt, người sau cũng vậy thôi. Có mấy người thương ngộ nhưng ngộ không chịu. Ông ấy cũng đã mất rồi”.

Sức khỏe của cụ giờ đây đã yếu đi nhiều. Ngoài các bệnh tuổi già, cụ còn chịu di chứng do vụ bỏng nước lèo hơn chục năm trước. Hai nồi nước lèo đang sôi, đặt trên mỗi cái bếp than chông chênh. Cụ Đệ khuệnh khoạng va phải rồi đổ ào từ bụng xuống chân. Ngày đó, chị gái còn sống, tận tâm chăm sóc cụ hàng tháng trời ở BV Chợ Rẫy.

Bà Yến thương hoàn cảnh cụ Đệ nên thường xuyên tới lui phụ quán.

Gia Thanh

Đến cái tuổi gần đất xa trời, cụ vẫn làm việc và quyết tâm duy trì tiệm hủ tiếu hơn 60 năm này. Bà Yến từng khuyên cụ đi bán vé số cho nhàn nhưng cụ không chịu. Công việc này đã gắn bó với cụ gần hết cuộc đời, đâu dễ mà bỏ được.

“Thế mong ước bây giờ của cụ là gì?”, tôi hỏi. Cụ cười, bảo: “Ngộ chỉ mong có sức khoẻ, bán hủ tiếu được nhiều thôi”. Hàng xóm và bạn chợ đều thương mến cụ Đệ. Ai có gì biếu nấy, từ trái cây, bánh sữa đến cơm canh nóng. Cụ đều vui vẻ nhận lấy, chẳng nề hà gì.

Những di chứng của vụ bỏng năm xưa theo cụ đến bây giờ

Gia Thanh

Xong việc, tôi tạm biệt cụ Đệ và bà Yến. Tôi thấy trong mắt cụ dường như có chút quyến luyến. Tôi hứa với cụ khi nào có dịp ghé quán chơi, mang biếu cụ xoài và sầu riêng, hai món cụ thích nhất.

Sài Gòn có hàng trăm, hàng nghìn quán ăn. Nhưng không phải quán ăn nào cũng ở lại trong lòng thực khách. Ngoài thức ăn ngon, tình cảm giữa người bán và người mua là thứ cần có. Nồng hậu, nhiệt tình và thương mến chính là những gì tôi cảm nhận được tại tiệm hủ tiếu của cụ bà ở tuổi gần đất xa trời này.

Cụ Đệ chỉ mong có sức khoẻ, không đau ốm để tiếp tục duy trì quán hủ tiếu của mình

Gia Thanh



Source link

Cùng chủ đề

Các mối đe dọa tấn công mạng giảm đáng kể

Theo Kaspersky Security Network (KSN), số lượng người dùng tại Việt Nam bị các mối đe dọa cục bộ nhắm đến đã giảm đáng kể từ năm 2020 đến năm 2023. Kaspersky, công ty an ninh mạng toàn cầu, đã ngăn chặn 114.802.178 mã độc gây nguy hiểm thông qua ổ USB di động, CD, DVD và các phương pháp ngoại tuyến khác ở quốc gia này vào năm ngoái. Đây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên du thuyền và trong ngày thứ 15, con tàu chầm chậm xuôi dòng sông Sài Gòn và cuối cùng cập...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Loại rau mệnh danh “tiên dược đại dương” trở nên độc hại khi dùng cách này

Món ăn của người quan tâm sức khỏeRong biển là món ăn khá phổ...

Phụ nữ ở Trung Quốc tham gia vào cuộc cách mạng bia thủ công như thế nào?

Mặc dù việc tạo ra loại bia mới đầy thử thách nhưng bà Kang vẫn yêu thích từng phút trong quá trình sản xuất. Tại nhà máy bia của bà ở Quý Dương, một ngày chỉ kết thúc lúc 9 giờ tối, đôi khi còn muộn hơn nhiều. Bà đảm nhận mọi việc từ nghiền mạch nha đến làm việc trên bệ cao 3 mét và tỉ mỉ thêm men vào thiết bị...

Loại rau mệnh danh “kháng sinh tự nhiên” giúp ngừa ung thư hiệu quả

Theo khuyến cáo của WHO, mỗi người nên ăn ít nhất 5 phần trái...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Nhân sự mới trong tuần ở Vĩnh Phúc, TPHCM và nhiều địa phương

Phân công ông Nguyễn Hoài Anh điều hành công việc của Đảng bộ tỉnh Bình ThuậnBan Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận vừa thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về việc phân công điều hành công việc của Tỉnh ủy Bình Thuận.Để đảm bảo ổn định hoạt động của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận, Bộ Chính...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất