Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBác sĩ chia sẻ những lưu ý khi nghi ngờ trẻ bị...

Bác sĩ chia sẻ những lưu ý khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm


Liên tiếp nhiều trường hợp trẻ ngộ độc thực phẩm

Ngày 2.5, 15 học sinh ở 4 trường tiểu học tại TP.Thủ Đức nghi ngộ độc thực phẩm phải đi cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Phụ huynh các em học sinh bị nghi ngộ độc cho biết, sáng 2.5, các em đều ăn cơm cuộn mua trước cổng trường. Sau khi ăn khoảng 2,5 – 3 giờ thì lần lượt xuất hiện các triệu chứng buồn nôn, rồi nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ đi tiêu chảy sau đó.

Các chuyên gia Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM và bác sĩ nhi khoa nhận định, đây là một vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn, khả năng cao là sau khi ăn cơm cuộn bán trước cổng trường.

Tính đến 6 giờ 4.5, tổng số ca bị ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai là 529 (có 117 trẻ em)

Tính đến 6 giờ 4.5, tổng số ca bị ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai là 529 (có 117 trẻ em)

Trước đó, như Thanh Niên  đưa tin, ngày 30.4, sau khi ăn bánh mì tại một cửa hàng ở TP.Long Khánh (Đồng Nai), hàng chục người có biểu hiện ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu. Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng… Các bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường ruột và tiến hành chữa trị. 

Tính đến 6 giờ ngày 4.5, tổng số ca bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở TP.Long Khánh lên đến 529 người (có 117 trẻ em).

Những lưu ý khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, thông thường trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng (vi trùng, vi rút, nấm, ký sinh trùng…) hoặc tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh các loại độc tố gây hại cơ thể.

Bác sĩ Thu Thủy thăm khám cho một trường hộp bệnh nhi gặp vấn đề về tiêu hóa

Bác sĩ Thu Thủy thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi gặp vấn đề về tiêu hóa

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt… hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch. Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.

“Nếu trẻ chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1-2 lần, không có dấu hiệu khác, bé vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường thì phụ huynh có thể tự theo dõi, chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn”, bác sĩ Thuỷ lưu ý.

Nếu trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu, hoặc có các dấu hiệu khác như: Sốt cao khó hạ, co giật, mệt…, thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, khi nghi ngờ trẻ ngộ độc thực phẩm cần cho trẻ uống nhiều nước lọc đun sôi để nguội, dung dịch bù nước Oresol để tránh mất nước do nôn ói và tiêu chảy

“Phụ huynh chú ý các dấu hiệu mất nước như mắt trũng, khát, tay chân lạnh hoặc sốt cao, nôn ói, tiêu chảy nhiều thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện để kiểm tra”, bác sĩ Tiến lưu ý.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ ăn các thức ăn vừa nấu chín, không bị ôi thiu, không dùng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, rửa thật sạch các thực phẩm trước khi nấu nướng, các loại thịt cá ướp lạnh phải để cho tan đá hoàn toàn trước khi nấu nướng, bảo quản tốt thức ăn thừa tránh ruồi, gián…

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm gồm:

Ăn đồ chín, còn hạn: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.

Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.

Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.

Đun lại: Thức ăn thừa cần đun lại ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn.

Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.

Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.



Nguồn: https://thanhnien.vn/bac-si-chia-se-nhung-luu-y-khi-nghi-ngo-tre-bi-ngo-doc-thuc-pham-185240506135051851.htm

Cùng chủ đề

Trẻ em ôn thi cần ăn thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu?

Chị N.H.L., 42 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, kể con chị đang tập trung ôn thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2. Thấy con đi học, học bài vất vả, chị nói mình chẳng làm gì giúp con được ngoài việc có thể nấu những món ăn bổ dưỡng cho con, giúp con học tốt.  Vậy những thực phẩm gì sẽ giúp trẻ...

Nhiều người lên núi tránh nóng dịp nghỉ lễ

TPO - Ngày 29/4, các tỉnh phía Bắc và Hà Nội tiếp tục nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao nhất từ 38 độ C đến hơn 40 độ C. Để tránh nóng, nhiều gia đình hoặc nhóm bạn đã tổ chức lên núi. Ngày 29/4, thời tiết khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt. Cùng với thời điểm cả nước nghỉ lễ 30/4 và 1/5...

Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Chiều 4/5, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận thêm bệnh nhi tiên lượng nặng nhất trong vụ n ghi ngộ...

Vụ hơn 500 người nghi bị ngộ độc bánh mì: Chuyển ca nặng nhất về TPHCM

Các bệnh viện tại TPHCM đang điều trị cho 3 bệnh nhân trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai. Trường hợp nặng nhất được theo dõi tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Ngày 4-5, bệnh nhi nặng nhất trong vụ nghi ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Đây là trường hợp bị ngưng tim, ngưng thở, sốc nhiễm trùng...

Vụ ngộ độc sau ăn bánh mì: Mẫu máu nhiễm khuẩn E.coli

Thông tin được Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai Lê Quang Trung đưa ra tại buổi họp giao ban về kinh tế xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.Cụ thể, cơ quan chức năng đã xét nghiệm mẫu máu đối với 3 bệnh nhi bị ngộ độc nặng sau khi ăn bánh mì. Kết quả xét nghiệm mẫu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mối nguy từ virus ‘thây ma’ ngủ đông 50.000 năm

NgaCác loại virus ngủ đông dưới lớp băng vĩnh cửu có thể trỗi dậy, gây nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nếu tình trạng biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn. Hai tuần cắm trại trên bờ sông Kolyma đầy bùn và muỗi ở Nga không phải chuyến công tác thú vị. Nhưng nhà virus học Jean-Michel Claverie sẵn sàng thực hiện để khám phá bí ẩn về loại virus "thây ma" sinh ra từ tình trạng biến...

7 thực phẩm có lợi cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Người bị viêm khớp dạng thấp ăn cá béo, dầu ô liu, uống trà xanh, trà gừng... có thể cải thiện tình trạng bệnh. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm mô nối các khớp. Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng đau, viêm, biến dạng khớp và thường xuất hiện ở khớp tay, lưng, bàn chân, gối. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, phải điều trị kéo...

Rối loạn giấc ngủ cuối năm

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM ghi nhận một tháng qua số lượng bệnh nhân đến khám do rối loạn giấc ngủ tăng hơn 30% so với các tháng trước, chủ yếu tuổi từ 30, đang đi làm hoặc đã nghỉ hưu. Ngày 28/1, ThS.BS Hoàng Châu Bảo Đính, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, cho biết như trên, thêm rằng tình hình này diễn ra giống thời điểm này hàng năm. "Số lượng...

Cá thể hóa trong điều trị Parkinson mang lại hiệu quả trên 70%

Chẩn đoán Parkinson tại Việt Nam chính xác trên 95%Parkinson nằm trong nhóm bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển chưa thể chữa trị dứt điểm nên mục tiêu điều trị Parkinson là giảm triệu chứng, giúp người bệnh không bị tàn phế và có thể trở lại cuộc sống thường ngày. Hiện nay, ưu thế về mặt chẩn đoán lâm sàng của các bác sĩ chuyên khoa cùng các phương tiện xét nghiệm hiện có thì tỷ...

Cùng chuyên mục

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm người Việt rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Mắm tôm, mắm tép là món ăn truyền thống và thường xuất hiện trên mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên, mắm...

6 vấn đề sức khỏe biểu hiện qua mái tóc

Những thay đổi về hình dáng, kết cấu hoặc độ dày của tóc có thể cảnh báo vấn đề về sức khỏe, di truyền, căng thẳng hay thiếu hụt dinh dưỡng. Căng thẳng có thể khiến tóc bạc sớmTóc bạc là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, căng thẳng mạn tính cũng góp phần làm tóc bạc bằng cách gây tổn thương DNA, giảm cung cấp các tế bào sản xuất sắc tố trong...

Trẻ em ôn thi cần ăn thực phẩm gì để bổ não, nhớ lâu?

Chị N.H.L., 42 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, kể con chị đang tập trung ôn thi kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2. Thấy con đi học, học bài vất vả, chị nói mình chẳng làm gì giúp con được ngoài việc có thể nấu những món ăn bổ dưỡng cho con, giúp con học tốt.  Vậy những thực phẩm gì sẽ giúp trẻ...

Uống nước xạ đen có tốt cho sức khỏe?

Theo lương y Bùi Đắc Sáng - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, trong Đông y, xạ đen vị đắng chát, tính hàn, tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, với những người bị mụn nhọt, lở loét thì có thể đun nước xạ đen uống hàng ngày, tốt cho...

Mới nhất

SÁNG 7/5 TRỰC TIẾP: Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Chinhphu.vn) - Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" sẽ diễn ra vào 07h45 sáng ngày 07/5/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn, quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm...

Drone tái hiện chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời

ĐIỆN BIÊN-Đoàn quân xe đạp thồ, bộ đội tiêu diệt máy bay địch, đồi A1, hầm De Castries... là những hình ảnh được 700 drone trình diễn trên bầu trời Điện Biên dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Lộc Chung - Anh Phú Vnexpress.net Nguồn:https://video.vnexpress.net/?_gl=1*1ca1fpa*_gcl_au*MTE2ODIwNDQ2MS4xNzEwNjY3MDMz

Nhà Toán học người Việt 28 tuổi đoạt giải thưởng Dénes König

Cộng đồng Toán học Việt Nam mới đây chia sẻ tin vui về TS Phạm Tuấn Huy, một nhà Toán học Việt Nam được Hiệp hội Toán học công nghiệp và ứng dụng quốc tế SIAM trao giải thưởng Dénes König 2024. Cùng được giải thưởng này là nữ đồng nghiệp của anh, TS Jinyoung Park, nhà Toán...

Mới nhất

Xin chào Việt Nam