Powered by Techcity

Bắc Ninh: Huy động nguồn lực bảo vệ di sản văn hóa


Là miền đất cổ, Bắc Ninh đậm đặc di tích lịch sử và sống động truyền thống văn hoá Việt Nam. Truyền thống văn hóa Bắc Ninh được khái quát trong bảy Tổ của Việt Nam là: Chùa Tổ- chùa Dâu; Nam Bang Thủy Tổ – Kinh Dương Vương; Nam giao học tổ – Sĩ Nhiếp; Thủy tổ Quan họ – Đức Vua Bà; Tổ Trúc Lâm Thiền sư-Lý Đạo Tái (Huyền Quang); Thủy tổ vương triều Lý – Lý Thái Tổ và Tổ quân khí – Cao Lỗ Vương.

Bắc Ninh: Huy động nguồn lực bảo vệ di sản văn hóa - Ảnh 1.

Hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú của Bắc Ninh được quan tâm đầu tư tôn tạo, trở thành điểm đến của du khách. Trong ảnh: Chùa Dạm, phường Nam Sơn-TP Bắc Ninh.

Bắc Ninh hiện có 1.589 di tích, trong đó 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 204 di tích quốc gia, 435 di tích cấp tỉnh; 18 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Bắc Ninh còn có 4 di sản được UNESCO ghi danh gồm: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nghi lễ và trò chơi kéo co Hữu Chấp, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra, còn có 547 lễ hội truyền thống được các cộng đồng dân cư duy trì tổ chức hàng năm; 120 làng nghề thủ công, trong đó 62 làng nghề thủ công truyền thống; gìn giữ và bảo tồn phong phú loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian như: Tuồng, chèo, trống quân, múa rối nước, các trò chơi dân gian… Bên cạnh đó là hàng nghìn nghi lễ, phong tục, truyền thuyết, giai thoại, hò vè, truyện kể xung quanh nhân vật lịch sử, bậc tiền bối và liên quan đến chu kỳ vòng đời con người được các cộng đồng dân cư gìn giữ, trao truyền từ đời này sang đời khác… Tự hào thừa kế một nền văn hóa rực rỡ với những di sản vô giá của dân tộc và của cả nhân loại, thời gian qua, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh ý thức rõ trách nhiệm, không ngừng quan tâm đầu tư các nguồn lực để bảo tồn, làm giàu kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của quê hương. Công tác tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa được chú trọng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp và cộng đồng nhân dân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Đáng chú ý, Bắc Ninh tiên phong triển khai Đề án số hóa di sản để bảo tồn bền vững kho tàng di sản văn hóa của quê hương, đồng thời hoàn thành Đề án sản xuất phim tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa tiêu biểu, mở ra cơ hội cho di sản văn hóa Bắc Ninh “hội nhập” trong xã hội hiện đại. Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí tu bổ chống xuống cấp từ 50-70 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Riêng năm 2023, cơ quan chuyên môn hoàn thành lập hồ sơ xếp hạng đối với 8 di tích cấp tỉnh, 3 di tích cấp quốc gia, 1 di tích quốc gia đặc biệt, 1 hồ sơ công nhận bảo vật quốc gia; hướng dẫn trình tự, thủ tục tu bổ đối với 78 di tích, đồng thời duy trì kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh; xây dựng Đề án thí điểm thiết kế, sản xuất sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch từ giá trị di sản văn hóa và các bảo vật Quốc gia. Minh chứng điển hình cho việc ứng xử đúng đắn của Bắc Ninh với di sản văn hóa là chuỗi chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ. Ngay sau khi được UNESCO vinh danh, tỉnh triển khai hàng loạt chủ trương, chính sách thiết thực để di sản Dân ca Quan họ có được sức sống mới trong đời sống đương đại. Bên cạnh thực hiện đầy đủ các cam kết với UNESCO, tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá Dân ca Quan họ Bắc Ninh trên các phương tiện truyền thông; đầu tư tổ chức nhiều sự kiện chính trị, ngoại giao văn hóa quy mô lớn để quảng bá di sản. Đáng kể như các chương trình Festival “Về miền Quan họ”; tổ chức giao lưu nghệ thuật, kết nối quảng bá di sản Dân ca Quan họ ở trong nước và quốc tế; duy trì tổ chức chương trình hát Quan họ trên thuyền… Công tác sưu tầm, nghiên cứu khoa học về Dân ca Quan họ cũng được tiếp cận đa chiều, góp phần bổ sung, làm giàu giá trị di sản. Việc truyền dạy Dân ca Quan họ được mở rộng với nhiều hình thức từ hệ thống các cơ sở giáo dục đến cộng đồng dân cư. Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống thiết chế đặc thù (Nhà hát, Nhà chứa Quan họ) và ban hành nhiều cơ chế, chính sách như: Tôn vinh, đãi ngộ nghệ nhân, nghệ sĩ chuyên nghiệp; hỗ trợ các làng Quan họ gốc, các CLB Quan họ tiêu biểu; khuyến khích sự phát triển của các làng Quan họ thực hành… Không riêng di sản Dân ca Quan họ, giai đoạn vừa qua, công tác kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cũng luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân các địa phương. Đáng chú ý, những ngày đầu xuân 2024, Trung tâm Văn hóa tỉnh tích cực đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống biểu diễn tại một số di tích, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, vừa nâng cao chất lượng điểm đến, kích cầu du lịch, vừa tiếp tục quảng bá di sản và hình ảnh quê hương Bắc Ninh văn hiến, phát triển. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tiến hành tổng kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025; tiếp tục trình cấp có thẩm quyền Hồ sơ ứng cử quốc gia đề nghị UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, không một quốc gia, vùng lãnh thổ nào lại từ bỏ các giá trị văn hóa đã được cha ông, dân tộc mình tích lũy trong quá khứ. Bởi, di sản văn hóa là hồn cốt, là tấm căn cước kết nối quá khứ, hiện tại với tương lai. Do đó, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được Bắc Ninh xác định là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, bền bỉ; là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị và cộng đồng nhân dân.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hai đại biểu dân tộc thiểu số Bạc Liêu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng”

(BL-NQ) Từ ngày 14 - 16/6, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra các hoạt động trong Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II - năm 2024. Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức. Có 200 đại biểu là người dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tại...

TP. Bạc Liêu: “Hành trình du lịch học sử” về các địa chỉ đỏ

(BL-ĐKC) Thành đoàn TP. Bạc Liêu vừa tổ chức “Hành trình du lịch học sử” về các địa chỉ đỏ, giới thiệu các công trình văn hóa tại trung tâm thành phố với sự tham gia của hơn 30 đoàn viên - thanh niên (ĐV-TN). Đoàn viên - thanh niên tham quan, tìm hiểu về di tích Bia khám lớn.​ Ảnh: Thành đoàn TP. Bạc Liêu Trong hành trình lần này, ĐV-TN được tham quan các địa chỉ đỏ như: Bia khám...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng sách học tập và làm theo Bác

Sáng 15/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức tặng sách học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: “Giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4: Chúc mừng Báo Bạc Liêu nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt...

Đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tặng hoa chúc mừng Báo Bạc Liêu. Chiều 14/6, đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 do Đại tá Nguyễn Thái Dương  - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chính ủy BTL Vùng làm trưởng đoàn đến chúc mừng Báo Bạc Liêu nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Đại tá Nguyễn Thái Dương đã thông tin...

Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2024: Ký kết cho 16 doanh nghiệp vay vốn với tổng số tiền gần...

Chiều 14/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu tổ chức Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) năm 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh cùng hơn 60 DN, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và 14 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Quang cảnh đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo báo cáo...

Cùng tác giả

Hai đại biểu dân tộc thiểu số Bạc Liêu tham dự Chương trình “Điểm tựa của bản làng”

(BL-NQ) Từ ngày 14 - 16/6, tại Thủ đô Hà Nội đã diễn ra các hoạt động trong Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II - năm 2024. Chương trình do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức. Có 200 đại biểu là người dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu tại...

TP. Bạc Liêu: “Hành trình du lịch học sử” về các địa chỉ đỏ

(BL-ĐKC) Thành đoàn TP. Bạc Liêu vừa tổ chức “Hành trình du lịch học sử” về các địa chỉ đỏ, giới thiệu các công trình văn hóa tại trung tâm thành phố với sự tham gia của hơn 30 đoàn viên - thanh niên (ĐV-TN). Đoàn viên - thanh niên tham quan, tìm hiểu về di tích Bia khám lớn.​ Ảnh: Thành đoàn TP. Bạc Liêu Trong hành trình lần này, ĐV-TN được tham quan các địa chỉ đỏ như: Bia khám...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tặng sách học tập và làm theo Bác

Sáng 15/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức tặng sách học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước đó, năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cơ quan chủ trì thực hiện đề tài: “Giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4: Chúc mừng Báo Bạc Liêu nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt...

Đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tặng hoa chúc mừng Báo Bạc Liêu. Chiều 14/6, đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 do Đại tá Nguyễn Thái Dương  - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chính ủy BTL Vùng làm trưởng đoàn đến chúc mừng Báo Bạc Liêu nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024). Đại tá Nguyễn Thái Dương đã thông tin...

Chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2024: Ký kết cho 16 doanh nghiệp vay vốn với tổng số tiền gần...

Chiều 14/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu tổ chức Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (DN) năm 2024. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Ngô Vũ Thăng; lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh cùng hơn 60 DN, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và 14 ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Quang cảnh đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Theo báo cáo...

Cùng chuyên mục

Liên hoan “Hoa phượng đỏ” huyện Vĩnh Lợi – hè năm 2024: Sân chơi bổ ích cho thiếu nhi

Rộn ràng, vui tươi đầy màu sắc, đó là cảm nhận của những người đến với Liên hoan “Hoa phượng đỏ” hè năm 2024, một sân chơi bổ ích dành cho học sinh do Huyện đoàn Vĩnh Lợi phối hợp cùng Phòng GD-ĐT huyện tổ chức. Tham gia liên hoan năm nay có hơn 200 thí sinh (TS) đến từ các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện. Với chủ đề “Mùa hè tuổi thơ”, Liên hoan...

Chuối chiên ăn là ghiền

Với những người mê ăn vặt thì không xa lạ với món chuối chiên. Bánh gồm nửa hoặc một trái chuối ép mỏng, phủ bên ngoài một lớp bột và được chiên giòn, có thể thêm chút mè đen để tăng thêm hương vị. Nghe thì đơn giản, nhưng để có một cái bánh chuối chiên giòn ngon đúng nghĩa thì không đơn giản. Bắt đầu từ nguyên liệu chính, phải lựa chuối như thế nào: chuối chín muồi hay...

Những quán cà phê tìm về ký ức xưa

Khác xa sự ồn ã, nhộn nhịp của những quán cà phê phong cách hiện đại tại các tòa nhà, khu vực đông đúc, nhiều quán cà phê tại Bạc Liêu hút khách bởi lối thiết kế, trang trí theo phong cách vintage (cổ điển). Bởi tại đây, khách được thưởng thức cà phê trong không gian hoài cổ của những ký ức xưa, hay tìm được góc riêng để lòng mình lắng lại... Không gian cổ xưa tại quán...

Vị sư “mê” làm du lịch!

Mấy ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer Nam Bộ vừa qua, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh nô nức đổ về chùa Soryaram (thường gọi chùa Cái Giá giữa, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) để cổ vũ cho 29 đội ghe ngo thi đấu trong một giải đua ghe ngo cấp tỉnh lần đầu tổ chức tại ngôi chùa gần 90 tuổi. Đây là hoạt động phát huy văn...

Trẻ lang thang

Tác giả: Nhật Quỳnh Thiết bị chụp: Điện thoại SamSung Note 10 Đề tài: Trẻ em Một đứa trẻ tầm 7 - 8 tuổi ngồi ở vệ đường, trên tay là một miếng bánh nhỏ được người đi đường ghé lại cho em, khi thấy em lang thang trong đêm tối, lục những bọc rác để tìm đồ phế liệu. Nhìn em ngồi ăn ngon lành, nhiều người không khỏi xót xa. Hình ảnh đứa bé ốm tong, bơ vơ trong đêm...

Áo xanh giữ lấy màu xanh

Những ngày hè sôi động của tuổi trẻ đang diễn ra. Nhiều bạn trẻ đang được thư giãn trong mùa hè để bớt đi gánh nặng học hành, hoặc được tung tăng trong những hoạt động hè vui tươi. Trong lúc đó, cũng có không ít bạn trẻ đã tranh thủ thời gian này mà khoác lên mình chiếc áo màu xanh tình nguyện, cùng hợp sức giữ lấy màu xanh của môi trường sống quanh mình. Thanh niên tình...

Văn học – nghệ thuật các dân tộc: Nuôi dưỡng giá trị văn hóa quê hương

Bạc Liêu từ lâu được biết đến là vùng đất giàu giá trị văn hóa của các dân tộc anh em cùng đoàn kết xây dựng và phát triển từ thời mở đất. Được phản ánh qua lăng kính văn học - nghệ thuật (VH-NT) nói chung, mảng VH-NT các dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, những giá trị văn hóa ấy được nuôi dưỡng để trở nên sáng lấp lánh hơn, góp phần tạo nên nền tảng...

Người trẻ chung tay bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương

Mong muốn trở thành nghệ sĩ trong lòng người mộ điệu, hay đơn giản là ca, diễn chỉ để thỏa niềm đam mê, nhiều bạn trẻ đã tìm đến với nghệ thuật cải lương. Sự đam mê của các bạn không chỉ giúp nghệ thuật cải lương được bảo tồn trong đời sống hiện đại mà còn góp phần lan tỏa sức sống, giá trị độc đáo của nghệ thuật truyền thống đến với khán giả, nhất là thế...

Chương trình MTQG về phát triển văn hóa sẽ khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, tầng...

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry cho rằng, Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa sẽ tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của Nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng...

Hà Giang: Đồng lòng xây dựng nếp sống văn minh

Thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển rộng khắp, đem đến diện mạo mới trong đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những hủ tục được đẩy lùi, khối đại đoàn kết các dân tộc ngày càng củng cố, bản sắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất