Trang chủDestinationsĐiện BiênBất cập quản lý bảo vệ rừng giáp ranh

Bất cập quản lý bảo vệ rừng giáp ranh


Lãnh đạo UBND xã Huổi Lếch phát biểu tại buổi làm việc giữa chính quyền 2 huyện và người dân.

Từ vướng mắc địa giới hành chính…

Từ trung tâm xã Huổi Lếch, chúng tôi theo tổ công tác của huyện Mường Nhé men theo con đường mòn dài 20km đến bản Nậm Ngà, xã Tà Tổng (huyện Mường Tè). Anh Ngô Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Huổi Lếch (huyện Mường Nhé) kể: “Ðây là lần thứ 6 chính quyền địa phương tổ chức gặp mặt, đối thoại trực tiếp với người dân Nậm Ngà rồi. Mỗi lần gặp mặt, làm việc giữa chính quyền, người dân đều gian nan lắm! Ðợt nào gặp trời mưa thì đoàn xác định ở lại trong rừng hoặc đợi trời tạnh ráo thì tiếp tục băng rừng đến Nậm Ngà rồi ở lại cả tuần để thực hiện nhiệm vụ”.

Lần này chúng tôi may mắn vì đường khá khô ráo nên sau 2 giờ vượt núi, băng rừng, tổ công tác cũng có mặt tại bản. Sau khi đông đủ thành phần làm việc giữa chính quyền 2 xã, 2 huyện; đặc biệt là người dân bản Nậm Ngà, đại diện huyện Mường Nhé nhanh chóng giới thiệu thành phần, lý do tổ chức buổi gặp mặt, làm việc. Bên cạnh việc phân tích rõ ràng cho người dân hiểu các nội dung về đảm bảo an ninh, trật tự; quản lý bảo vệ rừng là quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bà con thì trước hết Mường Nhé mong muốn nắm tâm tư, nguyện vọng của người dân Nậm Ngà. Từ đó có giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Như được mở lời, ông Mùa A Phồng, người có uy tín bản Nậm Ngà chậm rãi đứng lên phát biểu: “Người dân bản Nậm Ngà đã thống nhất với nhau rồi. Chúng tôi đề nghị chính quyền điều chỉnh lại địa giới hành chính, cắt diện tích bản Nậm Ngà đang canh tác, sản xuất sang cho huyện Mường Tè. Nếu không điều chỉnh được địa giới hành chính, đề nghị xem xét bố trí chỗ ở mới cho bản Nậm Ngà đến sinh sống tại bản Tả Ló San, xã Sen Thượng. Còn trường hợp không thực hiện được các nội dung trên, nhân dân bản Nậm Ngà sẽ không nhận khoán bảo vệ rừng của xã Huổi Lếch”.

Ðược biết, khoảng năm 1986 tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã có một số hộ dân đến sinh sống thuộc bản Nậm Ngà, xã Tà Tổng quản lý. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính vào năm 2002 thì khu vực trên thuộc xã Huổi Lếch (huyện Mường Nhé) trong khi đó, người dân Nậm Ngà có hộ khẩu thuộc xã Tà Tổng quản lý. Hiện nay, bản Nậm Ngà có 81 hộ với 391 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mông, Hà Nhì. Từ rất lâu người dân Nậm Ngà đã đến đây khai hoang, phát triển kinh tế, sinh sống qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, khi điều chỉnh địa giới hành chính người dân Nậm Ngà ai nấy đều không muốn phải tách về Huổi Lếch.

…đến phá rừng giáp ranh

Nhiều năm qua, vấn đề giữ và bảo vệ rừng tại khu vực giáp ranh của người dân Nậm Ngà được chính quyền địa phương đánh giá thực hiện tốt song chỉ vì mâu thuẫn về địa giới hành chính, chưa hiểu rõ các quy định, chính sách pháp luật mà một số người dân bị kích động dẫn đến việc liên tiếp phá rừng. Ðiển hình như ngày 14/2/2023, xã Huổi Lếch đã phối hợp với xã Tà Tổng tuần tra, kiểm tra tại khu vực rừng Huổi Lếch (khu vực bản Nậm Ngà) phát hiện một số vị trí người dân phát, lấn chiếm vào diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Khi tổ công tác của xã Huổi Lếch tiến hành đo đếm, kiểm tra đối với các vị trí phát, lấn chiếm vào diện tích rừng chi trả DVMTR thì dân bản Nậm Ngà không đồng ý cho đo đếm, kiểm tra. Thời gian gần đây, tại khu vực giáp ranh đã xảy ra 10 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp với tổng diện tích rừng phòng hộ bị thiệt hại 87.400m2, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Nhé đã khởi tố vụ án, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra của huyện giải quyết. Trước tình hình trên, huyện Mường Nhé đề nghị UBND huyện Mường Tè chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với xã Huổi Lếch tổ chức tuyên truyền, vận động dân bản Nậm Ngà chấp hành các quy định của pháp luật về công tác quản lý bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhất là nghiêm cấm các hành vi phá rừng, khai thác rừng và xâm hại đến tài nguyên rừng của 2 huyện. Ðồng thời, thành lập 1 tổ công tác liên ngành tổ chức điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ vụ việc phá rừng trái pháp luật tại xã Huổi Lếch. Từ đó, đấu tranh làm rõ những đối tượng cầm đầu, chủ mưu, khởi xướng (nếu có) để xem xét xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Là Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành tổ chức điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ vụ việc phá rừng trái pháp luật tại xã Huổi Lếch, anh Lò Văn Giáp, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mường Nhé cho biết: Tổ công tác liên ngành đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện Mường Tè điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ vụ việc phá rừng trái pháp luật tại xã Huổi Lếch; đảm bảo vụ việc được xử lý dứt điểm và tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Hai bên đã tiến hành làm việc với các bản Nậm Ngà, Tia Ma Mủ (xã Tà Tổng) và Pa Tết, Cây Sặt (xã Huổi Lếch) để kiểm tra, xác minh diện tích rừng bảo vệ của các bản, đồng thời chỉ rõ ranh giới diện tích rừng khoảng 1.000ha của xã Huổi Lếch đang dự kiến khoán bảo vệ rừng cho bản. Ðến nay, lực lượng chức năng huyện Mường Nhé đã điều tra làm rõ 1 vụ việc, bắt 1 đối tượng để xử lý hành chính; còn lại 9 vụ hiện đang mở rộng làm rõ các đối tượng có liên quan.

Kiểm lâm địa bàn xã Huổi Lếch phối hợp với các đơn vị liên quan xác minh vụ việc phá rừng.

Kiên trì tuyên truyền, vận động

Nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng, gắn với trách nhiệm của người dân, chính quyền 2 huyện Mường Nhé, Mường Tè thống nhất phương án chi trả DVMTR cho bản Nậm Ngà đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê của xã Huổi Lếch đã được UBND huyện Mường Nhé giao trách nhiệm quản lý rừng để hưởng chính sách DVMTR. Song nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng người dân bản Nậm Ngà đều không nhất trí nhận khoán bảo vệ rừng để được hưởng chính sách DVMTR.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Mường Nhé chia sẻ: Huyện Mường Nhé cũng mong muốn người dân Nậm Ngà đồng ý sáp nhập về xã Huổi Lếch để thuận tiện quản lý địa giới hành chính và bảo vệ rừng, chi trả DVMTR. Song thực tế mục tiêu không dễ thực hiện trong một sớm một chiều mà phải thật kiên trì, nhất quán trong việc tuyên truyền, vận động. Với quan điểm dân ở đâu cũng là chính quyền quản lý, huyện Mường Nhé luôn lắng nghe dân, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân và phối hợp chặt chẽ với chính quyền huyện Mường Tè trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh giữa 2 huyện, huyện Mường Nhé đề nghị huyện Mường Tè chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp triển khai, thực hiện khoán bảo vệ rừng cho bản Nậm Ngà (đối với diện tích rừng của xã Huổi Lếch). Ðồng thời, chỉ đạo xã Tà Tổng phối hợp với xã Huổi Lếch tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động dân bản Nậm Ngà nhận khoán bảo vệ rừng của xã Huổi Lếch để được hưởng chính sách DVMTR. Xem xét, chỉ đạo UBND xã Tà Tổng không cắt số tiền DVMTR (bên xã Tà Tổng) khi dân bản Nậm Ngà đã nhất trí nhận khoán bảo vệ rừng, hưởng chính sách DVMTR của xã Huổi Lếch. Trường hợp người dân Nậm Ngà không nhất trí nhận khoán bảo vệ rừng của xã Huổi Lếch, đề nghị xã Tà Tổng xem xét, lựa chọn 1 tổ chức trên địa bàn xã Tà Tổng nhận khoán bảo vệ rừng của xã Huổi Lếch nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, công tác phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng. Trong đó, ưu tiên Công an xã, Ban Chỉ huy Quân sự xã hoặc các tổ chức đoàn thể của xã Tà Tổng; sau khi nhận tiền DVMTR phải cam kết chi trả cho bản Nậm Ngà.



Source link

Cùng chủ đề

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Ðiểm tựa lúc rủi ro cho người lao động

Chị Phạm Thị Út, giáo viên Khoa Lâm - Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên, trong quá trình đi giảng dạy tại các xã, bản vùng sâu vùng xa bị tai nạn dẫn đến gãy chân. Biến cố xảy ra khiến gia đình chị Út bị xáo trộn,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảo tồn hát Then đàn tính

Ngày 3 tháng 9 năm 2022, Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh "thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản Phi vật thể đại diện cho nhân loại.     Tại Điện Biên, Then là một hình thức sinh hoạt quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái trắng mang trong mình ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho...

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Mới nhất

Thiếu điện là trở ngại lớn với nhà đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp Hàn Quốc tin tưởng vào triển vọng tại Việt Nam trong hiện tại, nhưng quan ngại khi nhắc đến câu chuyện tương lai khi Việt Nam đi qua thời điểm dân số vàng và vấn đề thiếu điện không được xử lý sớm. ...

Chương trình biểu diễn nghệ thuật: Vở chèo “Chuyện ngoài chính sử

Tại khu vực Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, xã Gia Phương, các nghệ sĩ, diễn viên nhà hát chèo Ninh Bình đã có buổi biểu diễn vở chèo “Chuyện...

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

Làm sao để rút được BHXH một lần khi đã đi nước ngoài làm việc?

Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, TPHCM) chia sẻ, sau 8 năm làm giáo viên mầm non nhưng lương thấp không đủ để trang trải ở thành phố nên gia đình khuyên chị nghỉ việc đi nước ngoài làm việc để có thu nhập cao hơn."Hết tháng 3 này, tôi nộp đơn xin nghỉ dạy để làm hồ...

Mới nhất