Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh tay chân miệng tăng cao, 'cạn' thuốc điều trị

Bệnh tay chân miệng tăng cao, ‘cạn’ thuốc điều trị


HẾT THUỐC VÀ CHUYỂN VIỆN

Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng Cần Thơ (nơi tiếp nhận bệnh nhi cả vùng ĐBSCL), tính từ đầu năm đến nay BV này đã tiếp nhận hơn 2.400 ca tay chân miệng (TCM), trong đó có 426 ca điều trị nội trú.

Theo bác sĩ (BS) Ông Huy Thanh, Phó giám đốc BV Nhi Đồng Cần Thơ, từ tháng 5 số ca TCM tăng cao lên đến 409 ca (tăng 140%) so với tháng trước đó. Đặc biệt chỉ trong 2 tuần đầu tháng 6 đã có thêm 390 ca mắc, trong đó 80 ca điều trị nội trú. Số ca TCM nặng tăng nhiều; 1 trường hợp độ 4 tử vong, 5 trường hợp nặng độ 3 đã được chuyển tuyến trên tại TP.HCM.

“Hiện tại, vẫn còn 10 ca độ 3, độ 4 rất nặng đang được điều trị tích cực tại BV. Tuy nhiên, khó khăn là thuốc Immunoglobulin điều trị TCM đang cạn dần. Nếu trong 1 – 2 tuần nữa, lượng bệnh nhân tiếp tục gia tăng mà không có nguồn thuốc mới bổ sung sẽ rất khó khăn”, BS Ông Huy Thanh nói.

Bệnh tay chân miệng tăng cao, 'cạn' thuốc điều trị - Ảnh 1.

Một bệnh nhi mắc tay chân miệng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1

Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết số ca mắc TCM đang xuất hiện trên khắp các địa bàn trong tỉnh. 5 tháng đầu năm 2023, tỉnh đã ghi nhận hơn 332 ca mắc TCM, trong khi cùng kỳ năm 2022 chỉ ghi nhận 7 ca. Tuy chưa có trường hợp tử vong nhưng số ca nặng gia tăng đáng ngại. Ngành y tế Cà Mau cũng đang gặp nhiều khó khăn khi một số thuốc điều trị đặc hiệu như Phenobarbital, Immunoglobulin truyền tĩnh mạch (để điều trị từ độ 2b trở lên) đã cạn kiệt do hết thầu và vẫn đang phải chờ làm thủ tục đấu thầu.

Còn tại Bạc Liêu, BS Đỗ Thị Yến, Trưởng khoa Nhi, BV đa khoa Bạc Liêu, cho biết hiện bình quân mỗi ngày ghi nhận từ 10 – 20 ca TCM, nhưng có 4 – 5 ca nặng từ độ 2b, độ 3, 4. Đặc biệt gần đây, BV tiếp nhận và điều trị 2 ca độ 4 phải lọc máu, thở máy.

Ở An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh…, số ca TCM ở trẻ em cũng đang gia tăng đáng báo động. An Giang ghi nhận 380 ca TCM từ đầu năm đến nay, tăng 14% so với cùng kỳ. Dự báo trong thời gian tới số ca mắc có khả năng tiếp tục tăng, đặc biệt vào thời gian học sinh trở lại trường cho năm học mới.

Ở Đồng Tháp, từ đầu năm đến nay ghi nhận 750 ca TCM, tăng 25% so với cùng kỳ 2022, trong đó trên 60% là trẻ em dưới 3 tuổi. Trong 2 tuần trở lại đây, số ca TCM tỉnh này có chiều hướng gia tăng, trung bình mỗi tuần gần 70 ca. Ngoài ra, tỉnh đã xử lý 24 ổ dịch TCM, tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Trong tổng số ca mắc TCM đa phần ghi nhận độ 1 và 2 thể nhẹ, tuy nhiên vẫn ghi nhận các trường hợp có phân độ lâm sàng nặng.

NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI PHỤ HUYNH

PGS-TS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Nhi đồng 1, cho biết trong khoảng 1 tháng gần đây, các BV tuyến tỉnh ở ĐBSCL đã tiếp nhận các bệnh nhi TCM nhập viện trong tình trạng nặng, nguy kịch (độ 3, 4). BV Nhi đồng 1 đã hội chẩn từ xa cứu nhiều bệnh nhi nặng vì chuyển viện rất nguy hiểm.

“Các bậc phụ huynh cần chú ý bệnh TCM đã bắt đầu vào mùa, đặc biệt có sự xuất hiện của Enterovirus 71 (EV71) là tác nhân thường gây bệnh TCM nặng, nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, bệnh nhi TCM cần được chẩn đoán sớm, theo dõi sát và điều trị kịp thời”, PGS-TS Phạm Văn Quang nói.

PGS-TS Phạm Văn Quang cũng lưu ý, bệnh nhi có loét họng, xuất hiện hồng ban, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối… cần đến khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, nhất là khi có kèm dấu hiệu giật mình chới với. Các dấu hiệu nặng của bệnh TCM cần chú ý như sốt cao liên tục, khó hạ, sốt trên 2 ngày, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run chi, đi đứng loạng choạng, tay chân lạnh, vã mồ hôi, li bì, thở mệt… Khi có các dấu hiệu này, cần đưa bệnh nhi đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

TP.HCM DỰ TRÙ THUỐC

Tại TP.HCM, số ca tay TCM cũng gia tăng, tuy nhiên lo ngại nhất của TP.HCM là vấn đề các tỉnh chuyển bệnh nặng về. Trước tình hình đó, Sở Y tế TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ nguồn cung ứng thuốc điều trị. Hiện các BV của TP.HCM dự trù thuốc đủ cho địa bàn TP, tuy nhiên khi các tỉnh chuyển bệnh nhân lên nhiều thì nguy cơ hết thuốc sớm. Bộ Y tế sau đó trả lời tháng 7.2023 sẽ có thuốc.

Mặt khác, Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC) triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống TCM trên toàn địa bàn. Các BV chuyên về nhi, bệnh nhiệt đới tập huấn điều trị cho tuyến dưới. Các cơ sở giáo dục triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh TCM.



Source link

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước thăm, chúc mừng y, bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, sáng 22/2, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới thăm hỏi, động viên các y bác sỹ, nhân viên y tế Bệnh viện Nhi đồng 1 tại thành phố Hồ Chí Minh – cơ sở y tế nhi khoa hàng đầu cả nước. Cùng đi có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. Vnews Nguồn

Nhiều dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa lễ hội đầu xuân

Ngày 17-2, Bộ Y tế cho biết, trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2024 vừa qua, cả nước không ghi nhận các trường hợp mắc cúm độc lực cao ở người như: cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9)… đồng thời cũng không ghi nhận ca mắc Covid-19, đậu mùa khỉ và MERS-CoV-2. Song, có tới 357 người mắc sốt xuất huyết, 225 ca mắc tay chân miệng và 1 ca tử vong do bệnh dại ở Cà...

3 người lạ “vẩy quạt” lấy sạch tiền ở bàn thu ngân Bệnh viện Nhi đồng 1

Ngày 24/1, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, đơn vị đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra vụ một nhóm người lạ vào bệnh viện ngang nhiên trộm tiền ngay trước mặt nhân viên thu ngân một cách dễ dàng.Theo thông tin ban đầu, sự việc diễn ra chiều 23/1, khi đã ngoài giờ hành chính. Lúc này, có một nhóm 3...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Người đàn ông có 4 quả thận

Hà NộiBệnh nhân 35 tuổi đi khám sỏi thận do đau dữ dội vùng thắt lưng, bác sĩ phát hiện có 4 quả thận trong cơ thể của anh, được coi là hiếm gặp. Ngày 22/3, TS.BS Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E, cho biết người bệnh nhập viện khi đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu. Kết quả kiểm tra phát hiện...

6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, nhưng hầu hết các triệu chứng bệnh cao huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng, cường độ xuất hiện cũng khác nhau, tùy theo mức...

Hội chứng Mallory Weiss – VnExpress Sức khỏe

Hội chứng Mallory Weiss đặc trưng bởi xuất huyết tiêu hóa cấp tính do vết rách niêm mạc tại thực quản hoặc gần dạ dày hay kết hợp cả hai do áp lực ổ bụng tăng mạnh và đột ngột. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đặc điểm- Hội chứng Mallory Weiss chiếm khoảng 8-15% số trường hợp...

Thiếu sức bền gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ

Đừng chủ quan khi trẻ mệt mỏiTheo Tổng cục Thống kê, mức sinh năm 2023 của Việt Nam ước tính là 1,96 con/phụ nữ và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Các...

Cùng chuyên mục

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự miễn dịch gây ra, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô khớp.Dưới đây là...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại đồ uống có cồn đều làm tăng nguy cơ ...

Những lưu ý khi ăn sứa biển để tránh bị ngộ độc

Sứa biển là loài nhuyễn thể thân mềm, nguồn thực phẩm phong phú từ biển, dễ chế biến thành món ngon được nhiều người ưa chuộng.Sứa có nhiều ở Việt Nam, giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g sứa có 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182mg canxi, 9,5mg sắt, 132mg iode.Sứa nhiều protein, giàu chất oxy hóa, đặc biệt sứa chứa omega 3 và omega 6, pholyphenol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim...

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Doãn Hải My lần đầu đăng ảnh bầu

Người đẹp Doãn Hải My nói hạnh phúc khi mang thai con đầu lòng năm Rồng, lần đầu đăng ảnh bầu bên chồng - cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Tối 23/3, Doãn Hải My lần đầu xác nhận tin vui sau bốn tháng kết hôn với Đoàn Văn Hậu. "Tôi hạnh phúc xen lẫn cảm giác bỡ ngỡ trong...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven...

Mới nhất