Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcBộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh

Bộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh


Vừa qua, Báo Thanh Niên có loạt bài phản ánh tình trạng trẻ chưa vào lớp 1 đã chịu áp lực phải đọc thông, viết thạo, nhận được nhiều quan tâm, bức xúc của dư luận.

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Dạy học theo nội dung chương trình lớp 1 (chủ yếu là dạy tập viết và tính toán) cho trẻ em tuổi mẫu giáo xảy ra ở một số địa phương, đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.

Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt”.

'Dạy trước lớp 1 là phản khoa học': Bộ GD-ĐT phải mạnh tay chấn chỉnh   - Ảnh 1.

Nhiều bạn đọc đề nghị Bộ GD-ĐT cần có biện pháp mạnh để chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 tồn tại cả chục năm qua

Phụ huynh cần “dũng cảm”…

Rất nhiều bạn đọc (BĐ) đã bình luận dưới bài trả lời phỏng vấn này, vừa bày tỏ quan điểm, vừa cung cấp thêm thông tin thực tế mà chính con em họ đã trải qua để Bộ GD-ĐT nắm tình hình và có chỉ đạo sát thực tế hơn.

Một số BĐ cho rằng phụ huynh cần “dũng cảm” kiên quyết không cho con đi học trước và kết quả sẽ không đáng lo ngại như họ nghĩ. BĐ Bao Ngoc bình luận: “Tôi tin là bộ đúng. Thực tế, nỗi lo của cha mẹ mới chính là nguyên nhân họ đưa con mình đi học trước, chứ không phải do năng lực học sinh. Tôi từng rất đắn đo trước lời khuyên của nhiều người, nhưng sau cùng quyết định không cho con học trước, kể cả năm con vào lớp 1 là năm đại dịch phải học online. Thế nhưng thật ngạc nhiên, khả năng tiếp thu của bé là rất ổn, quan trọng là phải chăm chỉ”.

BĐ Ngoc Anh Doan cũng mong mọi người không sốt ruột cho con học trước lớp 1 khi kể: “Em mình ngày trước lúc mới vào lớp 1 cũng không học trước, không biết cả mặt chữ (cách đây đã 15 năm). Cô giáo lúc mới vào học được 1 tuần đã phải mời gia đình lên do bé không theo được các bạn trong lớp. Cả lớp ai cũng đã biết đánh vần và mặt chữ, riêng em mình thì không. Ba mình lúc đó đã xin cô cho bé ngồi một góc, được chữ nào hay chữ đó, không sao cả.

Nhưng sau 2 tháng, cô đã thông báo bé đọc bài và làm toán tốt nhất lớp. Có thể có nhiều yếu tố tác động, do không được học trước nên bé chú ý, tò mò hơn; lớp chỉ có 30 học sinh, chương trình cũ nên chương trình học nhẹ hơn… Dù sao mình cũng không ủng hộ lắm vấn đề dạy trước”.

BĐ tên Pin cũng nhắn nhủ: “Các bác có con chuẩn bị vào lớp 1 mà không cho con học trước thì giống như tôi trước đây, cuối cùng trong lớp cháu được cô chú ý quan tâm nhất”.

Không học trước bị cô giáo coi như “người ngoài hành tinh”?

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại phản ánh họ buộc phải cho con em mình đi học trước do áp lực từ thái độ của giáo viên. BĐ Hailua viết: “Tôi biết có 1 cháu vì không đi học trước lớp 1 nên khi vào học bị cô giáo coi như “người ngoài hành tinh” vì chưa biết viết. Cô giáo còn như vậy trách ai giờ”.

“Con tôi 5 tuổi, lớp chồi. Cô giáo hỏi đã học chữ và số chưa, chứ 90% học sinh của lớp là đã biết rồi”, một BĐ khác viết.

BĐ Vantran kể: “Con tôi vào lớp 1, cô giáo hỏi có học trước gì chưa. Tôi nói chưa. Cô giáo nói vậy nếu không theo kịp bạn thì anh chị tự chịu nhé. Họ không dám nói mình phải cho con học trước, nhưng họ nói là mình tự chịu trách nhiệm. Vậy chẳng khác nào ép phụ huynh. Bạn bè tôi cũng bị như vậy. Các cấp lãnh đạo Bộ GD-ĐT có biết việc này không?”.

Một BĐ cho biết bản thân là giáo viên và cũng có con năm nay vào lớp 1, chia sẻ: “Con của đồng nghiệp bằng lứa tuổi chưa vào lớp 1 đã học đến chương trình lớp 2 rồi ạ. Không biết có phải ba mẹ đang muốn đào tạo con là thần đồng không nữa. 2 vợ chồng em vẫn bảo thủ ý kiến không cho con học trước chương trình lớp 1 thì bị rất nhiều ý kiến phản bác ạ. Không học thì khi con đến lớp rất tội nghiệp, bị cô đánh vô cớ, thua thiệt với bạn…

Em là giáo viên nhưng không đặt nặng là có phần thưởng hay không. E chỉ muốn bé học đúng với độ tuổi. Nên em hy vọng các cô giáo cấp 1 hãy có tâm và uốn nắn các bé, dù đó là một tờ giấy trắng ạ”.

Tương tự, BĐ ThienHanhPham viết: “Con mình đây, cả nhà vật vã với bạn nhỏ khi vào lớp 1. Cũng không cho con học chữ để không phản khoa học, khi vào lớp 1 cô mặc định biết đọc và đánh vần nên cu cậu theo không kịp, cu cậu bị stress vì bạn biết hết mà mình không biết. Hết 1 năm mới ổn, thật sự mệt mỏi. Đứa thứ 2 mình cho học trước chữ, mọi thứ đều ổn khi đi học lớp 1”.

Sao vẫn để xảy ra hàng chục năm qua?

Nhiều BĐ nêu thắc mắc tại sao nhận thấy rõ ràng dạy trước là phản khoa học mà ngành GD-ĐT vẫn để tình trạng này tồn tại cả chục năm qua mà không có biện pháp chấm dứt.

BĐ Trịnh Mạnh Hoạch bình luận: “Chưa vào lớp 1 học trước là phản khoa học. Đúng như Bộ GD-ĐT nhận xét, nhưng thực tế chuyện này xảy ra đã mấy chục năm rồi. Con tôi vào lớp 1 năm 2005, nay đã 18 năm thì việc đó có rồi. Tôi ước ao ngay từ bây giờ, Bộ GD-ĐT chấn chỉnh việc này cho thế hệ sau chứ đừng giải thích cho xong. Bạo lực học đường cũng vậy, mỗi lần báo đăng thì vô cùng đau xót nhưng Bộ GD-ĐT có giải pháp gì để dứt điểm?”.

BĐ Nhat Vu đặt câu hỏi: “Bộ cứ nói phản khoa học sao không cấm và thanh tra, kiểm tra vấn đề dạy thêm tiểu học và dưới tiểu học, để tràn lan mất tuổi thơ của các em như hiện nay. Ở các cấp khác cũng thế, bộ nên chỉ đạo các địa phương thanh tra, kiểm tra vấn đề dạy thêm học sinh chính khoá trong và ngoài nhà trường”.

BĐ Slimle thì cho rằng: “Chương trình lớp 1 quá nặng để 1 cháu không học gì trước đó có thể theo kịp giáo án. Còn việc dạy thêm, dẫn học sinh ở lớp về nhà dạy ở cấp tiểu học, xin thưa là tràn lan, có cả tình trạng chèn ép, gây áp lực phụ huynh nếu không cho con em học thêm”. 

BĐ TuanVo đề nghị: “Bộ GD-ĐT cần đi xuống các trường tiểu học, nơi các em lớp 1 đang trải nghiệm “ý tưởng không học trước chương trình” trước khi vào lớp 1! Chúng ta phải có một cái nhìn tổng thể về chất lượng trường lớp, điều kiện dạy của giáo viên và điều kiện học tập của các cháu lớp 1 để có hướng giúp các cháu học tập tốt hơn…”.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

‘Nhiều giảng viên đại học Việt Nam chạy sô như ca sĩ’

Sáng 22-3 tại TP.HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học triển khai thông tư 01/2024 về chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Trong đó có các tiêu chí về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, phòng làm việc cho giảng viên.Ông Vũ Văn...

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Cùng chuyên mục

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Mới nhất

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh...

U23 Việt Nam hòa nhạt nhòa U23 Tajikistan, HLV Troussier thêm âu lo

Đúng như dự đoán của giới chuyên môn, HLV Maulay tạo ra hàng loạt sự thay đổi trong đội hình xuất phát của U23 Việt Nam. Mục tiêu của trận đấu gặp U23 Tajikistan là cọ xát và giúp các cầu thủ có thêm kinh nghiệm.Trong khung gỗ, Văn Bình bắt chính và các hậu vệ phía trên...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. ...

Thế Giới Di Động dự tính phát hành cổ phiếu ESOP không quá 2%

Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới công bố tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên phương án phát hành cổ phiếu cho ban điều hành và cán bộ chủ chốt (ESOP) nếu hoàn thành vượt 110% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. ...

Mới nhất