Trang chủDestinationsThái BìnhBổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù...

Bổ sung nguyên tắc về hoạt động phòng thủ dân sự phù hợp thực tiễn


Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự theo hướng phù hợp với thực tiễn yêu cầu hoạt động phòng thủ dân sự, nhằm ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Chiều 24/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. 

Áp dụng các biện pháp phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời

Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022), Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Phòng thủ dân sự. Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 2/2023, sau đó tiếp tục được hoàn thiện trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, liên quan khái niệm “Sự cố”, “Thảm họa”, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho bỏ cụm từ “có nguy cơ dẫn đến thảm họa” ở khái niệm “Sự cố”; đồng thời, chỉnh lý lại khái niệm “Sự cố” và khái niệm “Thảm họa” rõ ràng, cụ thể, thống nhất với khái niệm “Phòng thủ dân sự”.

Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự đã được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, với 127 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu và 5 văn bản tham gia ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã 3 lần cho ý kiến về dự thảo luật này.

Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 gồm 7 Chương, 57 Điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, đã bổ sung 4 Điều, bỏ 15 Điều và chỉnh sửa nội dung kỹ thuật lập pháp 46 điều, cùng với đó sắp xếp, bố cục lại một số Chương, Điều trong dự thảo Luật.

Các khái niệm được giải thích phù hợp với Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, tương thích với khái niệm “thảm họa” trong Hiệp định ASEAN về Quản lý thảm họa và Ứng phó khẩn cấp (AADMER) mà Việt Nam là thành viên.

Về nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự (Điều 3); áp dụng Luật Phòng thủ dân sự và các luật liên quan (Điều 4) và chính sách của Nhà nước trong phòng thủ dân sự (Điều 5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý lại các nguyên tắc hoạt động Phòng thủ dân sự.

Theo đó bổ sung nguyên tắc “hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới”; nguyên tắc “kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân” cho phù hợp với Nghị quyết số 22 và thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 24/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Về công trình phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, một số ý kiến đề nghị rà soát quy định về công trình phòng thủ dân sự phù hợp với tính chất của hoạt động phòng thủ dân sự.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa lại tên điều là “Công trình phòng thủ dân sự” và chỉnh lý lại nội dung của Điều này theo hướng quy định “Công trình phòng thủ dân sự là công trình được sử dụng cho mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa, chiến tranh”.

Công trình phòng thủ dân sự gồm 2 loại: Công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng và công trình khác có công năng đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự. Nội dung này Luật sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết.

Xây dựng 2 phương án Quỹ Phòng thủ dân sự

Về Quỹ Phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, do còn ý kiến khác nhau nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Cụ thể, phương án 1: Giữ quy định về Quỹ Phòng thủ dân sự như dự thảo Chính phủ trình và có chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp như dự thảo Luật; phương án 2: Quy định “trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Quỹ Phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa”.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự về các biện pháp được áp dụng khi có nguy cơ xảy ra thảm họa, sự cố (Điều 18) và thẩm quyền ban bố, bãi bỏ cấp độ phòng thủ dân sự (Điều 20); các biện pháp được áp dụng trong phòng thủ dân sự cấp độ 1, 2, 3 (Điều 23, 24, 25); biện pháp phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp (Điều 26) cũng như về chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng phòng thủ dân sự.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 24/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN).

Về nguồn lực cho phòng thủ dân sự, chế độ, chính sách đối với người tham gia hoạt động phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới nêu rõ, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội về đề nghị chỉ quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến phòng thủ dân sự, để thống nhất với pháp luật có liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho đổi tên Chương VI thành “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về phòng thủ dân sự”.

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định rõ hơn trách nhiệm của 8 Bộ có nhiệm vụ nhiều nhất và liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng thủ dân sự, bên cạnh rà soát, chỉnh lý các điều trong Chương này cụ thể, rõ ràng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện.

Dự kiến, sau phiên thảo luận tại hội trường chiều 24/5 về dự thảo Luật, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Luật Phòng thủ dân sự vào phiên họp sáng 20/6 tới.

Theo: nhandan.vn





Source link

Cùng chủ đề

Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật tại Kỳ họp thứ 7

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội dự kiến xem xét, thông qua 10 dự án luật và cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác, chưa kể một số lượng khá lớn các dự thảo Nghị quyết mà Chính phủ đang đề xuất. Sáng 26/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị...

Ngành Tư pháp phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024

Ngày 22/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Phổ biến, quán triệt, triển khai Luật Đất đai năm 2024 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu 63 tỉnh, thành phố. Đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị. Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Trần Tiến Dũng...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3

(Chinhphu.vn) - Ngày 25/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3 năm 2024 để cho ý kiến vào 3 dự án luật, 1 đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội và 1 đề nghị xây dựng luật. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, hoàn thiện thể chế là một trong 3 đột phá chiến lược...

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Đoàn giám sát Quốc hội làm việc với Chính phủ về nhiều nội dung quan trọng

Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với Chính phủ sẽ đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Trọng Quỳnh/VPQH Ngày 22.3, tại Nhà Quốc hội,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023

Bảng xếp hạng U23 Đông Nam Á 2023 ...

Thành phố: Tổ chức điểm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Thành phố: Tổ chức điểm "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ...

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp

Trong tuần, xử lý phạt nguội 23 trường hợp ...

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Quỳnh Phụ: Tập huấn phương pháp rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo ...

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố

Hơn 185.000 liều vắc-xin 5 trong 1 được phân bổ cho gần 50 tỉnh, thành phố ...

Mới nhất

Hồ sơ xin việc: Hãy cho nhà tuyển dụng thấy ‘có lãi’

2. Kỹ năng cần có để làm tốt công việc dự tuyểnCác kỹ năng cần thiết cho công việc không chỉ thể hiện bởi các tờ giấy chứng nhận đã tốt nghiệp khóa này, khóa kia. Vấn đề là bạn có sử...

‘Shark’ Thủy bị bắt, phụ huynh nói lấy lại tiền là khó nhưng vẫn hy vọng

Sau khi biết tin cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy), anh P. - một phụ huynh ở TP.HCM, có hai con từng học tiếng Anh tại Apax...

Thủ tướng phê duyệt cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

Ngày 26/3/2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Quyết định này có hiệu lực từ 15/5/2024, thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng quy định về cơ chế...

Đánh bom tự sát nhắm vào các kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan

Mohammad Ali Gandapur, cảnh sát trưởng khu vực, nói rằng các kỹ sư đang trên đường từ Islamabad đến trại của họ tại công trường xây dựng đập ở Dasu,...

Mới nhất