Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhBRICS - khối kinh tế đối trọng G7 mạnh đến đâu?

BRICS – khối kinh tế đối trọng G7 mạnh đến đâu?


Chiếm 26% GDP toàn cầu và có thể lên tới 34% nếu mở rộng, nhưng điểm yếu của BRICS so với G7 là khác biệt lớn giữa các thành viên.

Năm 2009, Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành hội nghị thượng đỉnh lần đầu của các nền kinh tế mới nổi về việc lập ra một khối kinh tế. Nam Phi được mời tham gia năm sau đó, đánh dấu sự hoàn chỉnh của BRICS. Khi ấy, các nhà phân tích lo ngại khối này sẽ sớm cạnh tranh với G7 (Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada và Italy).

Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thành sự thật dù tỷ trọng GDP thế giới của BRICS đã tăng từ 8% năm 2001 lên 26% hiện nay. Trong cùng thời gian, tỷ trọng của G7 đã giảm từ 65% xuống 43%. Vào 22/8 này, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của BRICS khai mạc tại Johannesburg (Nam Phi). Sự kiện quy tụ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hội nghị sẽ nhấn mạnh cách khối này vươn lên sau xung đột Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Trung Quốc. Các thành viên BRICS, dẫn đầu là Bắc Kinh, đang xem xét liệu có nên mở rộng thêm khối hay không. Một số cường quốc tầm trung coi khối là tổ chức phù hợp lợi ích. Có hơn 40 quốc gia đã đăng ký hoặc đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập.





Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Brazil Michel Temer tại cuộc họp thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 26/7/2018. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Brazil Michel Temer tại cuộc họp thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 26/7/2018. Ảnh: Reuters

BRICS tồn tại vì vài lý do. Đây là nơi để các thành viên chỉ trích những tổ chức khác như Ngân hàng Thế giới, IMF và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi họ xem nhẹ các nước đang phát triển. Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói “sự tập trung” của sức mạnh kinh tế toàn cầu đang “khiến quá nhiều quốc gia phải chịu sự chi phối của quá ít quốc gia”.

Là thành viên của khối cũng giúp các quốc gia có thêm uy tín. Tính trung bình, GDP của Brazil, Nga và Nam Phi tăng trưởng chưa đến 1% hàng năm kể từ 2013 (so với khoảng 6% của Trung Quốc và Ấn Độ). Các nhà đầu tư không mấy quan tâm đến triển vọng của Brazil hay Nam Phi, nhưng là quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi duy nhất trong nhóm giúp hai nước này có sức ảnh hưởng lục địa.

Khối này cũng cung cấp hỗ trợ trong những thời điểm thành viên bị cô lập. Jair Bolsonaro, Cựu tổng thống Brazil, quay sang BRICS sau khi đồng minh của ông – Donald Trump – rời Nhà Trắng. Những ngày này, Nga cần BRICS hơn bao giờ hết. Trong một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao, Đại sứ Nga tại Nam Phi trả lời phóng viên rằng họ tham gia khối là để “kết bạn nhiều hơn”.

Nga sẽ đạt được mong muốn này nếu Trung Quốc thành công trong việc kết nạp thêm nhiều quốc gia đang phát triển. Lý do gần như theo thuyết Newton: việc Mỹ tập hợp các đồng minh phương Tây khiến Trung Quốc phải tìm kiếm một phản ứng cân bằng ngược lại thông qua BRICS.





Tỷ trọng trong GDP toàn cầu của các khối qua thời gian. Nguồn: Economist

Tỷ trọng trong GDP toàn cầu của các khối qua thời gian. Nguồn: Economist

Với nền kinh tế số hai thế giới, không có khối nào khác có thể là đối trọng với G7. Thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải chủ yếu là các nước Âu và Á. G20 thì bị chi phối quá nhiều bởi các thành viên phương Tây. Do đó, BRICS là lựa chọn tốt. Một quan chức Trung Quốc so sánh mong muốn của Bắc Kinh về một “đại gia đình” gồm các nước trong nhóm BRICS so với “vòng tròn nhỏ” (tức số ít các quốc gia lớn nắm sức mạnh chi phối) của phương Tây.

BRICS chưa công bố ứng viên chính thức để kết nạp thêm. Tuy nhiên, Economist đã đếm được 18 quốc gia triển vọng, dựa trên 3 tiêu chí gồm: đã nộp đơn xin tham gia, được Nam Phi (nước chủ nhà hội nghị lần này) nêu tên là một ứng viên; được mời dự hội nghị lần thứ 15 với tư cách là “người bạn” của khối.

Có thể kể đến Arab Saudi, UAE với mong muốn điều chỉnh lại mối quan hệ với Mỹ và xích lại gần Trung Quốc hơn. Bangladesh và Indonesia – giống như Ấn Độ, là nước châu Á đông dân muốn được bảo vệ khỏi sự chỉ trích của phương Tây về các vấn đề chính trị. Trong khi, Argentina, Ethiopia, Mexico và Nigeria đều nằm trong số các quốc gia lớn nhất trên lục địa của họ.

Trong trường hợp khó xảy ra là tất cả 18 nước đều được nhận vào khối sẽ làm tăng dân số từ 3,2 tỷ (41% so với thế giới) lên 4,6 tỷ (58%), so với 10% của các thành viên G7. Tỷ trọng kinh tế của “Big BRICS” sẽ tăng lên 34%, vẫn đứng sau G7 nhưng gấp đôi EU. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn sẽ là trụ cột, chiếm 55% sản lượng của 23 quốc gia (trong khi Mỹ chiếm 58% của G7).

Ngay cả khi việc kết nạp thành viên còn đang thảo luận, khối này đang siết chặt quan hệ hiện có. Ngoài hội nghị thượng đỉnh hàng năm của các ông lớn, ngày càng nhiều các cuộc họp của các học giả, công ty, bộ trưởng, các đảng cầm quyền và các nhóm chuyên gia từ các thành viên và những nước thân thiện với họ. “Những cuộc họp này thường buồn tẻ nhưng chúng giúp các quan chức toàn cầu hóa quan hệ của họ”, Oliver Stuenkel của Tổ chức cố vấn Getulio Vargas (Brazil), lập luận.

Khối BRICS cũng có những nỗ lực nghiêm túc hơn. Họ đã thành lập 2 tổ chức tài chính, mà Bộ trưởng Tài chính Nga từng mô tả là IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank) thu nhỏ. Đơn cử là phiên bản thu nhỏ của World Bank tên Ngân hàng Phát triển Mới (NDB). Ra đời năm 2015, họ đã cho vay 33 tỷ USD cho gần 100 dự án. Vì không giới hạn phải là thành viên BRICS nên NDB thu hút được thêm Bangladesh, Ai Cập và UAE. Uruguay sẽ sớm được thừa nhận tổ chức này.

Một “Big BRICS” nếu được mở rộng sẽ là thách thức với phương Tây nhưng không phải mối đe dọa chết người, theo Economist.

Bởi lẽ, khối này đang có những vấn đề nội tại. Khi Trung Quốc muốn mở rộng, Nga lại đang suy yếu kinh tế, còn Brazil, Ấn Độ và Nam Phi tỏ ra hoài nghi. Khác với G7, 5 thành viên này không có tính đồng nhất, khác nhau nhiều về chính trị, kinh tế và quân sự nên việc mở rộng sẽ làm sự khác biệt có thể thêm sâu sắc. Điều đó có nghĩa, dù khối có thể đe dọa trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo nếu to hơn nhưng muốn muốn thay thế thì khó.

Xét ví dụ về sự khác biệt kinh tế. GDP bình quân đầu người của thành viên nghèo nhất – Ấn Độ – chỉ bằng 20% của Trung Quốc và Nga. Nga – thành viên quan trọng của OPEC +, và Brazil là hai nước xuất khẩu dầu ròng, trong khi 3 nước còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu. Trung Quốc chủ động quản lý tỷ giá hối đoái còn 4 nước kia ít can thiệp hơn.

Tất cả những điều này làm phức tạp thêm nỗ lực thay đổi trật tự kinh tế toàn cầu của khối. Ý tưởng một loại tiền tệ dự trữ chung của BRICS gặp trở ngại vì không thành viên nào từ bỏ quyền lực do ngân hàng trung ương của họ nắm giữ. Họ thường xuyên bảo vệ quyền lực của riêng mình tại các thể chế kinh tế khác.

NDB có một khởi đầu chậm chạp. Tổng số tiền cho vay kể từ năm 2015 chỉ bằng một phần ba so với những gì World Bank cam kết trong năm 2021. Theo Daniel Bradlow của Đại học Pretoria (Nam Phi) lưu ý World Bank minh bạch và có trách nhiệm giải trình hơn. Việc NDB chủ yếu phát hành các khoản vay bằng USD hoặc euro phần nào làm suy yếu tuyên bố của các thành viên rằng họ đang cố gắng giảm sức mạnh của đồng bạc xanh.

Trong nội bộ, có thể xuất hiện tiếng nói bất đồng quan trọng của Ấn Độ trong vài số quyết định. Theo Harsh Pant, Phó chủ tịch tổ chức tư vấn Observer Research Foundation trụ sở ở Delhi, trong những ngày đầu lập khối, Ấn Độ nghĩ rằng với sự giúp đỡ của Nga, họ có thể ứng phó với Trung Quốc tốt hơn.

Nhưng giờ khi Nga còn nhờ cậy vào Trung Quốc. Và Ấn Độ lo lắng về một số ứng viên như Cuba và Belarus, cũng có thể trở thành các phiên bản nhỏ của Nga, tức nương theo Trung Quốc. Theo Economist, Ấn Độ đang chạy đua với Trung Quốc trong việc giành quyền lãnh đạo các quốc gia đang phát triển. Nhưng họ cũng không muốn thành người gây rắc rối. Vì vậy, nước này đang bước đi thận trọng, muốn thảo luận về các tiêu chí tham gia cho các thành viên mới kỹ hơn.

Phiên An (theo The Economist)




Source link

Cùng chủ đề

G7 cảnh báo Iran không được cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga

Lãnh đạo đạo G7 cho biết: "Nếu Iran tiếp tục cung cấp tên lửa đạn đạo hoặc công nghệ liên quan cho Nga, chúng tôi sẵn sàng trả tiền nhanh và phối hợp thực hiện các biện pháp chống lại Iran". G7 không...

Tổng thống Pháp thăm Czech, tân Thủ tướng Pakistan lạc quan, Philippines phản đối Trung Quốc điều gì?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/3.

Xây dựng, ban hành văn bản để triển khai chế độ tiền lương mới từ 1/7

Thúc đẩy thị trường BĐS, chứng khoán Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 28 ngày 5/3/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế - xã hội để kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, hiệu quả, chủ động, thích ứng với tình hình, xu thế...

G7 chia rẽ về cách xử lý 300 tỷ USD của Nga

Mỹ muốn tịch thu tài sản ở nước ngoài của Nga, trong khi Pháp cho rằng chưa đủ căn cứ pháp lý để làm điều này. Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2/2022, phương Tây đã áp loạt biện pháp trừng phạt vào kinh tế Nga và đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tài sản của giới tài phiệt nước này. EU từng lên kế hoạch tịch thu...

25 quốc gia đang chờ gia nhập BRICS

“Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan (Nga), sẽ có những thành viên mới. Tổng cộng, khoảng 25 quốc gia cho biết họ đã sẵn sàng gia nhập khối”, ông Maqetuka nói. Đại sứ Nam Phi tại Nga cho hay, các thành viên mới dự kiến được kết nạp vào khối tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều quan trọng là phải làm rõ cách thức để một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Long

Sáng 23/3, tại thành phố Vĩnh Long, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư nông nghiệp, thương mại, du lịch tỉnh Vĩnh Long. Ngành Ngân hàng Vĩnh Long tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp Vốn tín dụng sẽ được đẩy mạnh hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn ...

Rơi tự do khỏi ngưỡng 80 triệu/lượng

Giá vàng SJC hôm nayGiá vàng thế giới giảm trong bối cảnh chỉ số USD tăng lên. Ghi nhận lúc 20h ngày 22.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 103,905 điểm (tăng 0,23%).Dự báo giá vàngTheo một số doanh nghiệp, giá vàng trong nước đi xuống, nhất là đối với vàng SJC trong bối cảnh thị trường chờ đợi chính sách quản lý...

Gửi tiết kiệm 6 tháng, top 5 ngân hàng có lãi suất cao nhất hôm nay

Bạn có thể tính nhanh tiền lãi gửi ngân hàng qua công thức sau:Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất (%)/12 tháng x số tháng gửiVí dụ, bạn gửi 1 tỉ đồng vào Ngân hàng A, với lãi suất 4,6% ở kì hạn 6 tháng. Tiền lãi bạn nhận được ước tính bằng:1 tỉ đồng x 4,6%/12 x 6 tháng = 23 triệu đồng.Như vậy, trước khi gửi tiết kiệm, bạn nên so sánh lãi suất tiết...

Thanh khoản bùng nổ, khối ngoại vẫn miệt mài “xả hàng”

Sau phiên tăng điểm tích cực vào hôm qua, thị trường mở cửa tiếp diễn trạng thái hưng phấn khi dòng tiền chảy mạnh vào tất cả các nhóm ngành, đặc biệt là ngân hàng. Sau gần 1 giờ mở cửa, VN-Index đã vượt mốc 1.290 điểm. Tuy nhiên, áp lực chốt lời đã xuất hiện sau hơn 1 giờ giao dịch khiến đà tăng bị thu hẹp. Nhóm ngành ngân hàng tiếp tục bứt phá, nổi bật nhất...

Lý do vàng trong nước biến động mạnh

Giá vàng thế giới không có nhiều thay đổi trong bối cảnh chỉ số USD tăng mạnh. Ghi nhận lúc 19h ngày 23.3, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,115 điểm (tăng 0,43%).Dự báo giá vàngÔng Daniel Ghali - chiến lược gia hàng hóa tại TD Securities cho rằng, động lực mua vào dường như tạm thời cạn kiệt. Giá vàng đang điều...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ...

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ...

Mới nhất