Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiBước sang tuổi 60, tôi mới hiểu ra chất lượng cuộc sống...

Bước sang tuổi 60, tôi mới hiểu ra chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời phụ thuộc vào thái độ và mối quan hệ với con cái


Dưới đây là chia sẻ của một người phụ nữ trung niên ở Trung Quốc:

Bước sang tuổi 60, tôi mới hiểu ra chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời phụ thuộc vào thái độ và mối quan hệ với con cái! Ở độ tuổi này, việc trước đây bạn làm nghề gì hay bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm không quan trọng.

Không thành vấn đề nếu bạn là một chuyên gia, một giáo sư hay một công nhân bình thường. Cũng không có vấn đề gì nếu bạn không có tiền tiết kiệm hoặc có rất nhiều tiền. Đây không phải là những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cuộc sống của bạn trong những năm sau này.

Điều gì là quan trọng nhất? Chỉ 2 từ: Con cái!

Một số người già xuất thân từ những gia đình rất bình thường, còn con cái của họ là những người làm công ăn lương, kiếm được 3.000 – 4.000 NDT mỗi tháng. Nhưng họ thường xuyên đến thăm cha mẹ,  trong nhà luôn có tiếng trẻ con cười đùa.

Trong khi đó, một số người già trước khi nghỉ hưu có lương cao, địa vị cao nhưng lại cô đơn quanh năm. Có khi họ thấy không khỏe nhưng lại không thể liên lạc được với con. Nhân viên xã hội còn lo lắng cho họ hơn cả con họ.

Quả là 1 sự tương phản mạnh mẽ.

Tại sao người ta nói rằng nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến trạng thái của một người khi về già là thái độ của con cái đối với họ? Có ba lý do.

Bước sang tuổi 60, tôi mới hiểu ra chất lượng cuộc sống trong những năm cuối đời phụ thuộc vào thái độ và mối quan hệ với con cái - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đầu tiên , hãy thừa nhận rằng bạn và con cái đều chỉ là những “người bình thường”, như vậy những năm cuối đời bạn sẽ thoải mái và hạnh phúc hơn

Xã hội chúng ta có tư duy cố định, đó là: Các bậc cha mẹ đều tin rằng con mình “vĩ đại”, “xuất sắc” và mong rằng con khi lớn lên sẽ trở thành những người thành đạt.

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều là người bình thường.

Nhưng một số người già lại khó thừa nhận điều này, họ luôn cảm thấy đã hy sinh rất nhiều cho con cái thì con phải trở thành người thành đạt để báo đáp và mang lại vinh quang cho gia đình.

Tâm lý “coi con như công cụ” này sẽ chỉ khiến không khí gia đình ngày càng căng thẳng.

Thứ hai, hãy phát triển mối quan hệ hòa hợp với con cái khi con đã trưởng thành, quan tâm lẫn nhau nhưng giữ khoảng cách

Bạn có nhận thấy hiện tượng này không? Nhiều người cao tuổi có mối quan hệ tốt với con cái trước khi con kết hôn và lập gia đình. Dù là con trai hay con gái thì khi còn độc thân đều rất gần gũi với bố mẹ, hàng năm, lễ Tết đều sẽ về thăm bố mẹ và mua quà.

Nhưng sau khi kết hôn, đặc biệt là trong những gia đình có con trai, mối quan hệ dần chuyển từ quan hệ hòa thuận sang quan hệ hỗn loạn!

Tôi biết một gia đình như thế này: Nhiều năm trước ở cơ quan có một đồng nghiệp nam, khi anh ấy ở độ tuổi đôi mươi, bố mẹ đã giúp trả tiền đặt cọc để mua một căn nhà và anh ấy đã chuyển đến ngôi nhà mới.

Khi còn độc thân, mối quan hệ của anh với bố mẹ vẫn ổn, anh sẽ về thăm bố mẹ vào cuối tuần và dịp Tết, thỉnh thoảng mua quà. Giai đoạn này, mẹ anh thường đến nhà con trai để giúp dọn phòng.

Dù phàn nàn “con lớn như vậy mà vẫn luộm thuộm” nhưng tuần nào bà cũng đến dọn dẹp và không bao giờ thấy chán. Hai năm sau, người đồng nghiệp này kết hôn và ngôi nhà mới chào đón thêm cô con dâu.

Tuy nhiên, mẹ của người đàn ông vẫn thường xuyên đến nhà con trai và con dâu mỗi tuần, trên danh nghĩa là để dọn dẹp nhà cửa, thực ra là để giám sát con dâu ăn ở ra sao. Thậm chí có lần bà còn đi vào phòng ngủ của đôi vợ chồng trẻ để sắp xếp lại đồ đạc.

Thậm chí có lần quần áo mới giặt của con dâu được cho thẳng vào tủ khi chưa khô khiến toàn bộ tủ bị ẩm mốc.

Đôi vợ chồng trẻ có sở thích riêng khi mua đồ gia dụng, đặc biệt là về màu sắc, hình dáng. Nhưng mỗi lần mẹ chồng đi siêu thị, bà luôn mua về rất nhiều nồi chảo rẻ tiền, không phù hợp với phong cách của cả nhà. Sự oán giận của con dâu ngày càng lớn, cô lấy chồng hay lấy mẹ chồng?

Nhưng mẹ chồng lúc nào cũng tự tin: “Tôi đã đặt cọc căn nhà này, chủ nhân là con trai tôi, sao tôi không vào được?”.

Sau đó, cuộc hôn nhân của đôi trẻ kéo dài chưa đầy hai năm và kết thúc bằng một cuộc ly hôn tồi tệ. Nam đồng nghiệp sau đó có không còn về thăm cha mẹ nhiều như trước, trong lòng cũng có nút thắt.

Tại sao chuyện này lại xảy ra? Lý do quan trọng nhất là một số người lớn tuổi “quan tâm” quá mức tới gia đình nhỏ của con cái, dang tay quá xa, gây bất bình cho con cái và bạn đời.

Thứ ba, đối với hầu hết người cao tuổi, việc tham gia vào cuộc sống của con cái là niềm an ủi tinh thần duy nhất của họ trong những năm cuối đời

Sau khi nói chuyện với một số người có quan hệ xa cách với cha mẹ, tôi phát hiện ra một hiện tượng thú vị: Những người có mối quan hệ không tốt với gia đình thường có tính cách rất mạnh mẽ và độc lập, đồng thời cũng đạt được thành tích tốt trong sự nghiệp cá nhân.

Và chính vì sự thành công trong sự nghiệp mang lại cho họ sự thuận tiện: Không cần phải nhờ đến sự giúp đỡ tài chính từ cha mẹ nên không nhiều khi không quá gần gũi với cha mẹ.

Tôi biết một cô gái như thế này: Những năm tuổi trẻ cô rất yêu một người bạn trai nhưng bố mẹ đã bắt chia tay anh ta. Người bạn trai sau đó trở thành nỗi tiếc nuối đau đớn nhất của cô gái. Kể từ đó, cô chỉ muốn kiếm tiền và có một sự nghiệp thành công. Hiện cô ấy đang điều hành hai công ty.

Khi cô sinh đứa con đầu lòng, bố mẹ đã đề nghị giúp chăm sóc em bé và cô trong thời gian ở cữ. Tuy nhiên cô từ chối: “Con đã thuê bảo mẫu và quản gia rồi, nên không làm phiền bố mẹ nữa”. Bây giờ cô đã có hai con, dù khi mang thai, sinh nở hay lúc khác, đều không phụ thuộc vào nhà ngoại một xu.

Hãy nghĩ xem, những năm tháng cuối đời, cuộc sống của con cái và các cháu đều trở thành tâm điểm được quan tâm đối với người già. Hầu hết người cao tuổi đều muốn tham gia vào cuộc đời con cái. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ với con cái căng thẳng, không hòa thuận thì những việc như “chơi đùa với cháu”, “hạnh phúc quây quần”, chẳng phải cũng trở nên xa xỉ hay sao?



Nguồn

Cùng chủ đề

Giá như ngày xưa con xin tiền, hãy thông minh, sáng suốt mà nói câu này!

Ông Tô, Trung Quốc, năm nay 65 tuổi, có một cậu con trai hơn 30 tuổi. Con ông có công việc ổn định, lấy vợ từ 5 năm trước. Khi con trai mua nhà, vợ chồng...

Trường hợp vợ đã ly hôn phải cấp dưỡng cho chồng cũ

Câu hỏi: Tôi đã ly hôn, nhưng nay chồng cũ tôi gặp khó khăn về kinh tế, muốn tôi cấp dưỡng. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, tôi có nghĩa vụ cấp dưỡng hay không? Trả lời: Cấp dưỡng, theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, “là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Diễn biến tâm lý bất thường của đàn ông khi ghen

Nếu bạn đang bị ám ảnh bởi ý nghĩ: “Tại sao anh ta ghen ngay cả khi chẳng phải là chồng hay bạn trai của mình?”, thì hãy thử khám phá những lý do dưới đây....

Chỉ được cấp nước buổi sáng, dân Hà Nội không dám tắm giặt, canh từng giờ bơm

Bốn ngày qua, cuộc sống của nhiều hộ dân ở Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bị đảo lộn bởi tình trạng nước thiếu nước sạch. Không những thế, đơn vị cấp...

Nghĩ tất cả nữ sinh trong trường đều thích mình, nam sinh phải nhập viện điều trị bệnh

Thanh niên 20 tuổi luôn nghĩ tất cả nữ sinh trong trường thích mìnhNam sinh viên tên Liu, đang học năm hai ở một trường đại học thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc bắt đầu xuất hiện các...

Không chia tài sản, tôi già yếu nhưng ra lệnh là con cái nghe răm rắp

Đó là cách tôi vẫn thực hiện để duy trì trật tự trong gia đình, “dẹp loạn” con cái, tránh tình trạng so bì tị nạnh dẫn đến gia đình xào xáo, hoặc trở nên hỗn...

Khu trú ẩn của Đài Loan đứng top 1 tìm kiếm sau trận động đất kinh hoàng, cả người Nhật cũng phải trầm trồ...

Ngày 03/04 vừa qua, một trận động đất có cường độ 7.2 độ richter đã xảy ra ở huyện Hoa Liên, Đài Loan (Trung Quốc) và khiến cho ít nhất 12 người thiệt mạng cùng hơn...

Bài đọc nhiều

Giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống ở Việt Nam

Trên dải đất hình chữ S này, mỗi vùng, miền đều sở hữu những nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. Và một trong những điều hấp dẫn du khách trong và ngoài nước chính là làng nghề truyền thống. Tác giả Đỗ Tuấn Ngọc đã tái hiện lại rất nhiều làng nghề ở Việt Nam qua các tác phẩm gửi về Cuộc thi ảnh và Video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam”. Các làng...

RM BTS gây chú ý khi chơi saxophone tại ban nhạc quân đội, nơi anh nhập ngũ

RM được nhìn thấy tại lễ tốt nghiệp của trung tâm đào tạo. Những hình ảnh và video ghi lại cảnh anh phục vụ trong ban nhạc quân đội Sư đoàn 15, đóng tại Hwacheon, tỉnh Gangwon, đã được chia sẻ rộng rãi trên các cộng đồng trực tuyến và mạng xã hội.Trong những bức ảnh và video được tung ra, RM gây chú ý trong bộ đồng phục ban nhạc quân đội màu đỏ. RM đã chinh...

Quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Xuất hiện doanh nghiệp “quen mặt” thường xuyên trúng thầu sát giá

Vừa qua, tại một số phiên họp của Quốc hội, đưa ý kiến góp ý về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) có ý kiến Đại biểu Quốc hội cho rằng, không phải mỗi lần đấu thầu đều mang lại hiệu quả tiết kiệm ngân sách nhà nước. Bởi lẽ, trong thực...

Cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng Việt trong quý I/2024 tăng 66%, cạnh tranh mạnh sầu Thái Lan

Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 7/4Giá sầu riêng hôm nay 7/4/2024 ổn định. Sầu riêng Ri6 hàng đẹp đứng ở mức cao nhất là 102.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Thái tại khu vực miền Tây Nam bộ đứng mức cao nhất...

Tuyền Mập: ‘Tôi từng muốn chia tay chồng vì sống xa nhau’

Diễn viên Tuyền Mập nói sống xa chồng gần chục năm từ khi cưới đến nay, không tránh được những lúc thấy tủi thân. Nghệ sĩ nói về cuộc sống, công việc khi góp mặt trong bộ phim điện ảnh Cái giá của hạnh phúc, ra rạp vào giữa tháng 4.- Điều gì giúp chị liên tục góp mặt trong các dự án màn ảnh rộng vài năm gần đây?- Lúc trước, tôi nghĩ ngoại hình quá cỡ (hiện...

Hành trình viết nên lịch sử của người phụ nữ Belarus đầu tiên bay vào vũ trụ

Marina Vasilevskaya từng là tiếp viên hàng không, sau đó trở thành giảng viên huấn luyện bay cho Hãng hàng không Belavia của Belarus. Cô đã trải qua 12 ngày trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Năm 2022, cô Vasilevskaya được Viện hàn lâm Khoa học Belarus và Cơ quan Vũ trụ Belarus lựa chọn trong số hơn 3.000 ứng viên nữ...

Mới nhất

Trò cưng HLV Troussier dính chấn thương, lỡ cơ hội dự VCK U23 châu Á 2024

Thông tin từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam, hậu vệ Phan Tuấn Tài không thể tham dự vòng chung kết U23 châu Á 2024 do bị chấn thương đầu gối.Đây là tổn thất với đội tuyển U23 Việt Nam bởi Phan Tuấn Tài được coi là sự lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ trái....

Bứt phá ngoạn mục, 10X đầu tiên của Gia Lai vào vòng chung kết năm Olympia 2024

Trận thi Quý 2, chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 chứng kiến màn so tài của 4 thí sinh: Nguyễn Thanh Phương (THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng), Nguyễn Minh Đình Thiên (trường THPT Đông Hà, Quảng Trị), Nguyễn Quốc Nhật Minh (THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai) và Lê Phạm Minh Toàn (trường...

Tuyền Mập: ‘Tôi từng muốn chia tay chồng vì sống xa nhau’

Diễn viên Tuyền Mập nói sống xa chồng gần chục năm từ khi cưới đến nay, không tránh được những lúc thấy tủi thân. Nghệ sĩ nói về cuộc sống, công việc khi góp mặt trong bộ phim điện ảnh Cái giá của hạnh phúc, ra rạp vào giữa tháng 4.- Điều gì giúp chị liên tục góp mặt...

Mách bạn mẹo đơn giản để viết nhanh hơn trên iPhone

Năm 2007, Apple đã cho ra mắt những chiếc điện thoại đầu tiên không có nút bấm vật lý. Do đó, bàn phím ảo đã thay thế hầu như toàn bộ phím vật lý. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bàn phím ngày càng nâng cấp và được tối ưu hơn đem đến trải...

Mới nhất