Trang chủDestinationsBạc LiêuCác trường vùng sâu: Nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

Các trường vùng sâu: Nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

Còn khoảng 1 tháng nữa là năm học mới 2023 – 2024 chính thức bắt đầu. Thời điểm này, các trường vùng sâu đang chạy đua với thời gian để chuẩn bị các điều kiện cho năm học mới. Dù vẫn còn ngổn ngang những mối lo, nhưng thầy trò các trường vẫn rất lạc quan chào đón năm học mới.

Lãnh đạo Trường THCS Trần Phú (xã Long Điền, huyện Đông Hải) kiểm tra phòng học tại điểm lẻ.

Bộn bề khó khăn

Đến thăm Trường THCS Trần Phú (xã Long Điền, huyện Đông Hải) ngay lúc trường đang bồi dưỡng kiến thức hè, ôn thi học sinh giỏi cho các em học sinh. Nhìn những mảng tường bị bong tróc, rêu phong vì thời gian, nền xi-măng ẩm thấp, bàn ghế cũ kỹ, mái tôn hầm hập hắt hơi nóng xuống lớp… mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Những ngày mưa lớn, sân trường còn ngập trong nước vì trũng thấp. Đó là hiện trạng của ngôi trường được xây dựng cách đây hơn 30 năm. Trước sự xuống cấp nghiêm trọng này, trường đã được tỉnh đầu tư xây dựng tại địa điểm mới với quy mô 14 phòng học, 18 phòng chức năng, nhiều công trình phụ có tổng trị giá gần 45 tỷ đồng. Song hiện tại, do nhiều nguyên nhân nên công tác bàn giao trường mới bị chậm tiến độ, phải sang học kỳ II năm học 2023 – 2024 thầy trò nhà trường mới có thể vào dạy học trong ngôi trường mới.

Khó khăn chưa dừng lại ở đó khi hơn 10 năm qua, Trường THCS Trần Phú vẫn phải cố gắng duy trì một điểm lẻ bên trong ấp Thạnh Trị (xã Long Điền). Điểm lẻ này được “ký gửi” tại Trường tiểu học Nguyễn Văn Uông (với 4 phòng học), cách điểm trung tâm gần 8km, học sinh ở đây đa phần là con em đồng bào dân tộc, có hoàn cảnh khó khăn. Đã rất nhiều lần, trường vận động, bày tỏ mong muốn phụ huynh đưa con em ra điểm trung tâm để các em có điều kiện học tập, thực hành tốt hơn nhưng đành “lực bất tòng tâm”, vì nếu “siết” quá nhiều em sẽ bỏ học! Thành thử người cực nhất vẫn là giáo viên, nhưng thương học trò các thầy cô vẫn nỗ lực ngày mấy bận đi về 2 điểm.

Nằm trong nhóm trường xa nhất tỉnh, điều kiện giảng dạy, học tập còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều năm qua Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) vẫn giữ vững chất lượng giáo dục. Trường hiện có 2 khu (cách nhau 1km), trong đó khu 1 dạy cấp THPT, khu 2 dạy cấp THCS. Năm học mới đã cận kề nhưng trường đang thiếu 5 giáo viên Địa lý, Tin học – cấp THCS; Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch sử – cấp THPT. Cơ sở vật chất hiện đang xuống cấp, bàn ghế giáo viên, học sinh hư hỏng nhiều cần được thay thế, bổ sung; phòng thiết bị được trang bị rất lâu nên phần lớn đã hư không thể khắc phục, không có kinh phí mua sắm bổ sung; nguồn kinh phí được cấp chi cho hoạt động rất hạn chế… gây nhiều khó khăn cho công tác chuẩn bị năm học mới của nhà trường.

Học sinh Trường THPT Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) vệ sinh khuôn viên trường, trồng thêm cây xanh chuẩn bị năm học mới. Ảnh: Đ.K.C

Lạc quan nhìn về tương lai

Khó khăn là vậy, nhưng các trường vùng sâu vẫn nỗ lực trong khả năng để chuẩn bị chu toàn cho năm học mới. Ông Vũ Đức Quý – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú, cho biết: “Trong năm học này trường sẽ di dời sang địa điểm mới, nên hiện tại trường chỉ tập trung vệ sinh trường lớp học, chuẩn bị tươm tất hết sức có thể và động viên học sinh, giáo viên, phụ huynh cùng cố gắng giảng dạy, học tập tại địa điểm cũ. Hiện, trường đã tuyển sinh hơn 90% chỉ tiêu được giao (dự kiến tuyển 210 học sinh khối 6). Công tác rà soát học sinh các khối cũng được triển khai quyết liệt để sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh, trường sẽ vận động học sinh ra lớp với các trường hợp khó khăn. Không chỉ vậy, công tác chăm lo cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào dân tộc cũng được trường quan tâm đặc biệt. Hiện tại, chúng tôi đã kết nối với các doanh nghiệp, mạnh thường quân, cựu học sinh trường để vận động học bổng, xe đạp, bảo hiểm y tế, sách giáo khoa, đồng phục…; có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn. Có thể nói trường đã sẵn sàng cho năm học mới 2023 – 2024”.

Thời điểm này, Trường THPT Ninh Thạnh Lợi đang cân đối kinh phí để lót lại các nền phòng học bị bong tróc, sửa lại kính bể ở các cửa, đi lại hệ thống điện một số phòng bị hư, huy động giáo viên sửa chữa hơn 100 bộ bàn ghế. Mới đây, đoàn công tác của tỉnh đã đến khảo sát thực tế và dự kiến sẽ giải ngân khoảng 1,5 tỷ đồng để trường sửa chữa nền nhà đa năng bị sụt lún, sửa một đoạn rào khoảng 20m bị ngã, cải tạo lại hành lang các dãy phòng học (khu 1); thay hệ thống mái che một dãy phòng học, nhà hiệu bộ (khu 2); đầu tư thêm 180 bộ bàn ghế học sinh, 30 bộ bàn ghế giáo viên, 1 bộ máy photo. Thêm một tin vui, là hiện nay trường đang xúc tiến nâng cấp, cải tạo thư viện trường với tổng kinh phí 150 triệu đồng, do Báo Sài Gòn Giải Phóng tài trợ. Trường đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thiện và dự kiến khánh thành sau lễ khai giảng năm học mới.

Ông Danh Tô Nol – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ninh Thạnh Lợi, phấn khởi chia sẻ: “Những năm gần đây, giáo dục vùng sâu có nhiều khởi sắc, cơ sở vật chất, trường lớp học ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em địa phương. Trong xu thế ấy, dù là một trường vùng xa nhất tỉnh nhưng trường được quan tâm đầu tư, hỗ trợ về mọi mặt để có diện mạo khang trang như hôm nay. Nền tảng này đã giúp cho chất lượng giáo dục của trường ngày càng được cải thiện, tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp THPT và đại học ngày càng tăng cao, đặc biệt năm nay trường còn tuyển sinh vượt chỉ tiêu với lớp 6 (vượt 20 học sinh) và lớp 10 (vượt gần 40 học sinh). Không chỉ vậy, công tác hỗ trợ, tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được trường quan tâm chu đáo. Hiện tại, đã có 8 chiếc xe đạp, 13 thẻ bảo hiểm y tế, hơn 100 phần quà được địa phương, các mạnh thường quân đăng ký hỗ trợ cho học sinh của trường nhân lễ khai giảng…”.

Mạnh mẽ đương đầu, đồng lòng tháo gỡ khó khăn là phương châm mà các trường vùng sâu, xa đang vận dụng hiệu quả. Không chỉ vậy, bằng cái tâm sáng hết lòng vì đàn em thân yêu, những người thầy, những ngôi trường vùng sâu đang vẽ nên bức tranh đầy lạc quan cho sự khởi đầu của một năm học mới.

Kim Trúc

Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thời gian năm học 2023 – 2024

* Học sinh công lập tựu trường sớm nhất ngày 22/8

(BL-ĐKC) Bộ GD-ĐT vừa ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023 – 2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc.

Theo đó, học sinh được tựu trường sớm nhất trước 1 tuần, tức ngày 29/8. Riêng với lớp 1, các trường có thể tổ chức tựu trường sớm hơn ngày khai giảng 2 tuần, tức ngày 22/8. Lễ khai giảng năm học mới diễn ra vào ngày 5/9 như mọi năm.

Học sinh lớp 6 vùng sâu được bồi dưỡng kiến thức hè chuẩn bị năm học mới 2023 – 2024. Ảnh: Đ.K.C

Các trường kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1 và học kỳ II trước 25/5/2024. Với học sinh lớp 5 và lớp 9, việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và tốt nghiệp THCS trước ngày 30/6. Việc tuyển sinh đầu cấp (lớp 1, 6, 10) phải xong trước ngày 31/7. Riêng kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi cấp quốc gia, Bộ GD-ĐT sẽ có hướng dẫn riêng.

Source link

Cùng chủ đề

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như: du lịch, bất động sản nghĩ dưỡng, công nghệ cao, phát triển chip bán dẫn, logictic. ...

Báo chí Argentina xướng danh Sapa trong số các thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới

Ngày 10/3, tờ Infobae của Argentina đưa tin Sa Pa là một trong 16 thị trấn nhỏ đẹp nhất thế giới cùng với Grindelwald (Thụy Sĩ), Alberobello (Italy) và Esperanza (Australia). Trên chuyên mục Xu hướng Mới, Infobae dẫn kết quả bình chọn của Tạp chí Du lịch Times Out với các điểm đến hấp dẫn năm 2024. Tờ báo miêu tả vẻ đẹp của Sa Pa “mù sương” với “khung cảnh núi non hùng vĩ, thung lũng...

Clip xe buýt vượt ẩu khiến nhiều người hoảng hồn ở trung tâm TPHCM

TPO - Thấy đèn tín hiệu chuẩn bị từ màu đỏ chuyển sang màu xanh, tài xế xe buýt đánh lái sang trái, lấn sang làn đường ngược chiều rồi vượt lên dòng phương tiện đang dừng chờ đúng luật giao thông. Ngày 23/3, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh xe buýt mã số 18 (tuyến Bến Thành - chợ Hiệp Thành) vượt ẩu khiến người đi đường một phen thót tim. Theo...

Diện mạo Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng

 Dự án xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trị giá 2.500 tỷ đồng nằm cạnh đại lộ Thăng Long (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang gấp rút hoàn thiện để kịp mở cửa đón khách trong năm 2024. Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là dự án cấp đặc biệt, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân...

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư

Thanh Hoá tăng cường cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tưUBND tỉnh Thanh Hoá cho biết vừa có quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những luật mới có tác động mạnh đến đời sống người dân

Tính đến thời điểm tháng 8/2023, đã có nhiều chính sách pháp luật có hiệu lực và đi vào cuộc sống, trong đó có nhiều quy định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Tập huấn các luật có hiệu lực tháng 7/2023. Ảnh: K.P Nhiều luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 Các Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Dầu khí; Luật...

Vì sao sim rác vẫn nhan nhản?

Trong thời gian gần đây, nhiều người dùng thuê bao điện thoại rất bức xúc trước tình trạng bị gọi điện thoại làm phiền, thông báo sẽ khóa sim 2 chiều nếu không làm theo hướng dẫn; bị lừa đảo, làm phiền bằng các cuộc gọi từ các số điện thoại mà trước giờ vẫn được gọi là “sim rác”. Câu hỏi đặt ra là, vì sao, theo thông tin trước đây từ các nhà mạng, sau ngày 31/3/2023,...

Gỏi gà năn bộp

Không còn là món ăn quê, dân dã của những người dân quê, năn bộp - một loại cỏ dại mọc hoang trên đồng đất nay lại trở nên rất có giá trị khi được nâng tầm thành các món ngon đặc sản có mặt ở các bàn tiệc trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Có thể điểm qua vài món ngon được chế biến từ năn như: xào tép, làm nhưn bánh xèo, trộn gỏi gà,...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Những luật mới có tác động mạnh đến đời sống người dân

Tính đến thời điểm tháng 8/2023, đã có nhiều chính sách pháp luật có hiệu lực và đi vào cuộc sống, trong đó có nhiều quy định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Tập huấn các luật có hiệu lực tháng 7/2023. Ảnh: K.P Nhiều luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2023 Các Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Thanh tra; Luật Dầu khí; Luật...

Vì sao sim rác vẫn nhan nhản?

Trong thời gian gần đây, nhiều người dùng thuê bao điện thoại rất bức xúc trước tình trạng bị gọi điện thoại làm phiền, thông báo sẽ khóa sim 2 chiều nếu không làm theo hướng dẫn; bị lừa đảo, làm phiền bằng các cuộc gọi từ các số điện thoại mà trước giờ vẫn được gọi là “sim rác”. Câu hỏi đặt ra là, vì sao, theo thông tin trước đây từ các nhà mạng, sau ngày 31/3/2023,...

Gỏi gà năn bộp

Không còn là món ăn quê, dân dã của những người dân quê, năn bộp - một loại cỏ dại mọc hoang trên đồng đất nay lại trở nên rất có giá trị khi được nâng tầm thành các món ngon đặc sản có mặt ở các bàn tiệc trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Có thể điểm qua vài món ngon được chế biến từ năn như: xào tép, làm nhưn bánh xèo, trộn gỏi gà,...

Tuổi nổi loạn ở trẻ và áp lực của phụ huynh

Có con đang trong độ tuổi dậy thì, nhiều phụ huynh than phiền cảm thấy áp lực, thậm chí là bất lực khi con trở nên ương bướng, khó bảo và có xu hướng đua đòi theo bạn bè. Trước tình cảnh ấy, nhiều người đã chọn giải pháp cứng rắn để uốn nắn con, nhưng kết quả mang lại không như mong muốn, có khi còn gây ra tác dụng ngược! Dậy thì = nổi loạn? Nén tiếng thở dài,...

Nghị quyết 29 (Khóa XI):​ Sức bật cho giáo dục Bạc Liêu bay cao

>> Bài 1: Từng bước vượt khó Bài 2: Chuyển biến từ nhận thức Vươn mình từ “vùng trũng” giáo dục để thành công như ngày nay là kết quả minh chứng rõ nhất cho sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội đến công tác  giáo dục - đào tạo (GD-ĐT). Chính từ nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của sự nghiệp “trồng người” nên cả hệ...

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất