Trang chủNewsDu lịchCách Ấn Độ nâng cao ý thức bảo tồn trước cảnh báo...

Cách Ấn Độ nâng cao ý thức bảo tồn trước cảnh báo nhiều di tích biến mất


Nhiều di tích biến mất

Theo trang SCMP, trong khi các điểm tham quan nổi tiếng toàn cầu như Đền Taj Mahal và Tháp Qutb Minar được bảo tồn tốt thì rất nhiều công trình di tích của Ấn Độ đang rơi vào tình trạng xuống cấp hoặc mất tích trong bối cảnh phát triển đô thị.

Cách Ấn Độ nâng cao ý thức bảo tồn trước cảnh báo nhiều di tích biến mất  - Ảnh 1.

Nhà thờ Hồi giáo Alamgir ở Varanasi, một trong hàng nghìn di tích ở Ấn Độ. Ảnh: Amit Pasricha/India Lost & Found

Năm ngoái, ngành văn hóa Ấn Độ đã báo cáo khoảng 50 trong số 3.693 di tích được bảo vệ của Ấn Độ đã “mất tích” nhưng các chuyên gia di sản tin rằng con số này có thể còn nhiều hơn nữa.

Kể từ khi bắt đầu triển khai hoạt động kiểm tra di tích chính thức vào năm 2013, Quốc hội Ấn Độ đã nhận được báo cáo thường niên từ Cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) thuộc Bộ Văn hóa Ấn Độ, trong đó nêu bật các thông tin chi tiết về những địa danh lịch sử chưa được ghi chép của đất nước.

Nhà sử học Ruchika Sharma ở New Delhi cho biết điều này đáng lo ngại và có phần giống như một đại dịch vì sự xuất hiện thường xuyên trong những báo cáo nói rằng một số di tích quốc gia đã biến mất.

Nhà sử học Sharma cũng nói rằng ASI thường viện dẫn những lý do như đô thị hóa dẫn đến tình trạng mất đi các di sản.

Theo ASI, trong số các địa điểm lịch sử đã biến mất, có Kos Minar – một cột mốc thời Trung cổ ở bang Haryana; những khẩu súng của Hoàng đế Sher Shah ở thị trấn Tinsukia; địa điểm Phật giáo Telia Nala ở thành phố Varanasi; và Đài tưởng niệm Barakhamba, một tòa nhà lăng mộ từ thế kỷ 14 ở Delhi.

Ông Divay Gupta, một kiến trúc sư bảo tồn có trụ sở tại Delhi cho rằng các cấu trúc có thể đã biến mất do những yếu tố như không đủ kinh phí và phương pháp bảo tồn lỗi thời, quản lý di sản kém và thiếu sự kết nối giữa các di tích và cộng đồng địa phương.

Nâng cao ý thức bảo tồn di sản

Cách Ấn Độ nâng cao ý thức bảo tồn trước cảnh báo nhiều di tích biến mất  - Ảnh 2.

Pháo đài Feroz Shah Kotla ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Shutterstock

Trước thực trạng này, ASI đã nhắc đến trách nhiệm nâng cao ý thức hơn nữa trong công tác bảo tồn di sản, đặc biệt đối với các di tích hoặc địa điểm đã hơn 100 năm tuổi và được xem là có tầm quan trọng quốc gia như cung điện, pháo đài, nghĩa trang và chữ khắc cổ.

Bên cạnh đó, chính quyền các bang của Ấn Độ cũng giám sát việc bảo vệ một số di tích lịch sử nhất định không nằm trong phạm vi quản lý của ASI.

Ở nhiều thành phố như New Delhi, luật bảo vệ các tòa nhà di sản và ngăn chặn những thay đổi cấu trúc đối với tòa nhà đã có hiệu lực từ lâu. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các di tích được bảo vệ và không được bảo vệ vẫn rất lớn.

Chẳng hạn như, trong khi có hơn 700 địa điểm di sản được công nhận ở New Delhi, chỉ có 174 địa điểm được ASI bảo vệ.

Theo các chuyên gia di sản, chính tình trạng gia tăng dân số của Ấn Độ trong những năm gần đây đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng các tòa nhà và cơ sở hạ tầng mới, khiến các nhà phát triển đô thị tính đến khả năng lấn chiếm các địa điểm di sản hoặc thậm chí phá bỏ chúng.

Nhiều di tích đã bị phá hủy trong quá trình mở rộng đường và xây dựng đường cao tốc hoặc bị người dân phá bỏ công trình để sử dụng đống đổ nát làm vật liệu xây dựng.

Theo ý kiến của các chuyên gia di sản, ngân sách của chính phủ dành cho việc bảo trì các di tích quá nhỏ so với số lượng địa điểm mà họ phải quản lý và bảo vệ. Hầu hết kinh phí được phân bổ cho các di tích là điểm thu hút khách du lịch số lượng lớn trong khi hầu hết các địa điểm khác không yêu cầu phí vào cửa.

“Nhiều di tích cần phải bảo vệ nhưng không có người bảo vệ. Vấn đề không phải là thiếu vốn mà là cách phân bổ vốn. ASI bố trí rất nhiều lính gác tại một địa điểm bán vé lớn như Qutab Minar nhưng những di tích mà du khách ít biết đến lại không có lính gác”, ông Sharma nói.

Theo ông Sharma, sự thiếu phối hợp giữa chính quyền địa phương và ASI là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất đi di tích. Chẳng hạn như, khu đất xung quanh tòa tháp Kos Minars thời Mughal ở Haryana đã được chính quyền bang bán cho các nhà phát triển vì họ không biết về tình trạng cần được bảo vệ các địa điểm này.

Trong các trường hợp khác, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phá hủy các di tích. Trích dẫn Nhà thờ Hồi giáo Akhondji 600 năm tuổi ở Mehrauli, ông Sharma nhấn mạnh ngày 30/1, Cơ quan Phát triển Delhi (DDA) đã san bằng nhà thờ Hồi giáo, mô tả đây là “công trình bất hợp pháp”. Ngày hôm sau, Tòa án Tối cao Delhi ra lệnh cho DDA giải thích lý do phá hủy nhà thờ Hồi giáo.

Nhà sử học và tác giả Ấn Độ Swapna Liddle cho biết cần phải có kế hoạch tốt hơn để bảo vệ di tích bên cạnh việc phát triển đô thị, kết hợp với sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các kiến trúc sư, nhà sử học và nhà khảo cổ học.

Bà Swapna Liddle cho rằng sau sự việc liên quan đến Nhà thờ Hồi giáo Akhondji, chúng ta cần có một bài học quý giá từ câu chuyện này vì địa điểm trên trước đây được cộng đồng địa phương quản lý và chăm sóc tốt.

“Nhiều nhà thờ Hồi giáo lịch sử trong nước hiện đang quản lý với cộng đồng người dân và điều này sẽ giúp ích cho ASI thúc đẩy công tác bảo tồn. Đó là một mô hình bảo tồn di sản tốt”, bà Liddle nói thêm./.



Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Nhân dịp chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á của Ngoại trưởng Ấn Độ, Phó Giáo sư Rahul Mishra tại Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi đã có bài viết bình luận trên Hindustan Times khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng về chính sách của chuyến thăm này. TG&VN lược dịch bài phân tích.

Vì sao chuyên gia dự báo tiếp tục tăng?

Theo tờ Economic Times, giá vàng trong năm tài chính 2023-2024 tại Ấn Độ đã tăng 11%, gần gấp đôi so với chỉ số lạm phát bán lẻ 5,7% tại quốc gia này. So với thị trường quốc tế, giá vàng Ấn Độ cũng đã tăng trưởng vượt trội so với mức tăng trưởng 10% của giá vàng quốc tế trên sàn Comex. Trang sức vòng vàng tại Ấn Độ. Nguồn...

Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa Việt Nam là yêu cầu rất cấp thiếtThời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa luôn được Đảng ta quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giữ gìn được...

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Tăng cường xúc tiến thương mại tại Senegal Senegal, thị trường nhập khẩu gạo tấm lớn ở châu Phi Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Senegal, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh hạn chế xuất khẩu gạo, giá ngũ cốc này trên thế giới không ngừng tăng, ảnh hưởng đến thị trường gạo Senegal. Tại thủ đô Dakar, 01 bao gạo tấm 50 kg có giá bán...

Thần đồng 8 tuổi phát triển 3 app công nghệ thu hút sự chú ý cả thế giới

Một thần đồng trẻ tuổi đến từ Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của cả thế giới bằng sự thông minh và sáng tạo của mình. Năm 2023, Rishi Shiv Prasanna, một cậu bé 8 tuổi đến từ thành phố Bengaluru đã được Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu vinh danh Giải thưởng Trẻ em Quốc gia Pradhan Mantri Rashtriya Bal Puraskar danh giá cho những thành tựu đặc biệt với tư cách là nhà phát triển ứng dụng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể, chính quy, an toàn và...

Tham dự buổi làm việc có Thiếu tướng Trần Đăng Thành, Phó Cục trưởng Cục Quân huấn, Bộ Quốc phòng; đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn; Cục Văn hóa cơ sở; Văn phòng Bộ.Phát biểu kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, sự kiện...

Cách một điểm đến xa xôi hút hồn du khách bởi ẩm thực tuyệt vời Thổ Nhĩ Kỳ

Theo hãng CNN, ít người đi theo con đường này, nhưng chính tại đây, du khách sẽ tìm thấy một trong những nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thực đơn - gắn liền với môi trường tự nhiên - không giống bất kỳ nhà hàng nào thường thấy ở một...

Cần đưa ẩm thực rừng ngập mặn Cần Giờ vào du lịch

Tôn vinh ẩm thực rừng ngập mặn Cần GiờTọa đàm nhằm tôn vinh nguồn nguyên liệu ẩm thực bản địa của rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận, được mệnh danh là "lá phổi...

Bài đọc nhiều

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Cách một điểm đến xa xôi hút hồn du khách bởi ẩm thực tuyệt vời Thổ Nhĩ Kỳ

Theo hãng CNN, ít người đi theo con đường này, nhưng chính tại đây, du khách sẽ tìm thấy một trong những nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thực đơn - gắn liền với môi trường tự nhiên - không giống bất kỳ nhà hàng nào thường thấy ở một...

Cần đưa ẩm thực rừng ngập mặn Cần Giờ vào du lịch

Tôn vinh ẩm thực rừng ngập mặn Cần GiờTọa đàm nhằm tôn vinh nguồn nguyên liệu ẩm thực bản địa của rừng ngập mặn Cần Giờ - Khu dự trữ sinh quyển Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận, được mệnh danh là "lá phổi...

Cùng chuyên mục

Những sáng tạo đỉnh cao của người La Mã khiến hậu thế kinh ngạc

Dưới đây là những kiệt tác kiến trúc nổi tiếng vượt qua sự tàn phá khắc nghiệt của thời gian và tiêu biểu cho trình độ phát triển đáng kinh ngạc của người La Mã cổ đại lúc bấy giờ, do Đài CNN giới thiệu.Đấu trường La MãNhà tắm Caracalla là ví dụ điển hình nhất về nhà...

Quảng bá vẻ đẹp của “hòn ngọc xanh” Cô Tô trên nền tảng số

Đây là hoạt động tiếp nối triển khai chương trình truyền thông du lịch trên nền tảng số “Việt Nam: Đi Để Yêu!”, đồng thời thiết thực kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Cô Tô (23/3/1994-23/3/2024) và khai mạc Du lịch Cô Tô năm 2024. Với độ dài gần 2 phút, video clip “Cô Tô - Điểm hẹn hòn ngọc xanh” mang đến những thước phim tuyệt đẹp về đảo Cô Tô - nơi được...

Tour đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” – Hành trình trải nghiệm đặc sắc

Tour đêm “ Giải mã Hoàng thành Thăng Long” ra đời là hướng tìm tòi sáng tạo để xây dựng những sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn hơn, dựa trên những di tích, di vật tưởng chừng như quen thuộc với du khách.Thả cá chép, dựng cây nêu đón Xuân Giáp Thìn tại Hoàng thành Thăng LongĐưa vào hoạt động tuyến xe điện Hoàn Kiếm-Hoàng thành Thăng Long Hoàng thành Thăng Long, Làng cổ Đường Lâm đoạt...

Cách một điểm đến xa xôi hút hồn du khách bởi ẩm thực tuyệt vời Thổ Nhĩ Kỳ

Theo hãng CNN, ít người đi theo con đường này, nhưng chính tại đây, du khách sẽ tìm thấy một trong những nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ, nơi thực đơn - gắn liền với môi trường tự nhiên - không giống bất kỳ nhà hàng nào thường thấy ở một...

Mới nhất

Nhiều nhà khoa học hàng đầu sắp đến Bình Dương hiến kế phát triển TDTT

Vào lúc 7g30 ngày 29-3-2024 tại Hội trường Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (đường Lê Lợi, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) sẽ diễn ra Tọa đàm khoa học Đề án Phát triển Thể dục thể thao tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm...

Giữ vững an ninh quốc gia, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế xã hội

Phát biểu kết luận Hội nghị, thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những thành tích, chiến công mà lực lượng Công an nhân dân đã đạt được trong thời gian qua.Về nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý II/2024, Bộ...

Bộ Công an điều tra vụ VNDirect bị tấn công

Tối 25/3, trả lời PV VTC News, đại diện Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05, Bộ Công an) cho biết, đơn vị đang điều tra, xác minh việc hệ thống của VNDirect bị tấn công.Trước đó, Công ty chứng khoán VNDirect thông báo hệ thống bị tấn công từ...

CEO Boeing từ chức – VnExpress Kinh doanh

Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO Boeing trong bối cảnh hãng sản xuất máy bay quay cuồng với cuộc khủng hoảng an toàn của dòng 737 Max. Hãng sản xuất máy bay Boeing hôm 25/3 thông báo thay đổi hàng loạt nhân sự cấp cao. Theo đó, CEO Dave Calhoun sẽ rời đi cuối năm nay.Calhoun chịu sức...

Mới nhất