Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcCần sự quyết tâm ở tầm vĩ mô

Cần sự quyết tâm ở tầm vĩ mô


Như Thanh Niên đã phản ánh, ngày 18.1, trang tin của tạp chí Science vừa đăng tải bài điều tra về việc các công xưởng bán bài (công ty kinh doanh học thuật) hối lộ ban biên tập nhiều tạp chí khoa học để đảm bảo công trình (bài báo) kém chất lượng của mình được xuất bản. Đây là hình thức gian lận có tổ chức ở quy mô lớn mới được phát hiện. Những chiêu trò gian lận học thuật ngày càng tinh vi với mục đích chủ yếu nhằm gia tăng số lượng công bố dù kém chất lượng là một thực trạng nhức nhối mà nhiều nước có nền khoa học đang phát triển, trong đó có VN phải đối mặt.

Chống gian lận học thuật: Cần sự quyết tâm ở tầm vĩ mô- Ảnh 1.

Báo Thanh Niên từng có loạt bài phản ánh “siêu nhân” làm dịch vụ đăng bài trên các tạp chí khoa học quốc tế

CUNG VÀ CẦU

Chia sẻ với tạp chí Science, TS Nicholas Wise, một nhà nghiên cứu động lực học chất lỏng tại ĐH Cambridge (Anh), cho biết: Là một chuyên gia chống gian lận khoa học, từ lâu anh đã chứng kiến hoạt động mua bán vị trí tác giả bài báo. Tình trạng này bắt nguồn từ áp lực công bố ngày càng tăng đối với các nhà khoa học trên toàn thế giới ngay cả khi họ thiếu nguồn lực để thực hiện nghiên cứu có chất lượng.

Để đáp ứng nhu cầu công bố của nhiều nhà khoa học, những dịch vụ trung gian ra đời (ở nhiều nước quy mô hoạt động của các đối tượng này giống như những công xưởng, công ty sản xuất bài báo khoa học). Các dịch vụ trung gian là đầu mối giúp các bên giao dịch ngầm (cũng có lúc công khai) hàng chục đến hàng trăm nghìn bài báo rởm, kém chất lượng mỗi năm.

Cũng theo Science, Trung Quốc là thị trường chính của các công xưởng bán bài báo rởm. Ở đất nước này, công bố bài báo vẫn là con đường dễ dàng nhất để được đề bạt và thăng tiến trong môi trường học thuật. Tuy nhiên, do không có thời gian hoặc không được đào tạo để làm nghiên cứu nghiêm túc, nhiều nhà khoa học sẵn sàng trả vài trăm, thậm chí hàng ngàn USD để có tên trong các bài báo, và xem đó như một khoản đầu tư “đáng đồng tiền bát gạo”.

Tại Nga và một số nước hậu Xô Viết, những chính sách chú trọng các chỉ số trắc lượng về công bố (như số bài báo, số lượt trích dẫn, hệ số ảnh hưởng của tạp chí) kết hợp với môi trường tham nhũng sinh ra tình trạng tương tự.

Thành tích nghiên cứu cũng ngày càng trở nên quan trọng ở Ấn Độ khi các trường ĐH thi nhau chạy đua xếp hạng, còn các nhà nghiên cứu dùng nó để cạnh tranh việc làm tốt (một số trường ở Ấn Độ còn yêu cầu sinh viên ĐH phải công bố bài báo).

Ở VN, các lần điều tra khác nhau của Báo Thanh Niên cũng cho thấy từ khi chính sách của nhà nước và các trường ĐH đề cao công bố quốc tế, thị trường mua bán bài báo khoa học cũng hình thành và phát triển, với hình thức giao dịch rất đa dạng. Thậm chí đã có một số dịch vụ trung gian mua bán bài báo dưới vỏ bọc “tư vấn”, “huấn luyện”, “đào tạo”… Tiêu biểu có trường hợp Đinh Trần Ngọc Huy, “siêu nhân” làm dịch vụ đăng bài báo quốc tế (Thanh Niên đã có bài điều tra về hoạt động của ông Huy từ cách đây 2 năm).

Mới đây nhất, sau khi có kết quả xét GS, PGS năm 2023, Thanh Niên cũng nhận được đơn phản ánh của bạn đọc về một trường hợp ứng viên đạt tiêu chuẩn PGS ngành luật là khách hàng của Đinh Trần Ngọc Huy. Xem hồ sơ PGS của ứng viên này, chúng tôi nhận thấy ứng viên có 2 bài báo mà Đinh Trần Ngọc Huy đứng tên đồng tác giả. Ngoài ra, nhiều bằng chứng (như loạt bài của Thanh Niên về công xưởng bán bài ở Nga) cho thấy không ít nhà nghiên cứu VN là khách hàng của các dịch vụ sản xuất và bán bài báo khoa học.

Chống gian lận học thuật: Cần sự quyết tâm ở tầm vĩ mô- Ảnh 2.

CÁC NHÀ XUẤT BẢN BỊ “BAO VÂY TỨ PHÍA”

Trước khi có kết quả điều tra của ScienceThanh Niên vừa có bài tổng thuật, giới khoa học vẫn cho rằng sở dĩ hàng ngàn bài báo rởm của các dịch vụ trung gian, hoặc công xưởng bán bài có thể đăng trót lọt trên các tạp chí quốc tế là do quy trình bình duyệt lỏng lẻo, chuyên gia phản biện và ban biên tập thiếu trách nhiệm. Nhưng sau điều tra của Science, giới khoa học mới vỡ lẽ khi biết thêm một lý do tồn tại những bài báo rởm ngay trên các tạp chí tưởng chừng như đáng tin cậy.

Sau khi vụ bê bối bị phát hiện, các NXB tìm cách đóng vai trò “nạn nhân”. Chia sẻ với Science, các NXB thừa nhận rằng họ đang bị “bao vây tứ phía”. Một người phát ngôn của NXB Elsevier cho biết các biên tập viên của NXB này thường xuyên nhận được đề nghị “hối lộ”. Giám đốc bộ phận đạo đức và liêm chính xuất bản của NXB Taylor & Francis cũng nói rằng nỗ lực hối lộ đã nhắm đến các biên tập viên của họ và đây là một mối quan ngại thực sự. Jean-François Nierengarten, nhà nghiên cứu tại ĐH Strasbourg kiêm đồng chủ biên chuyên san Chemistry-A European Journal thuộc NXB Wiley cho biết ông nhận được thư từ một người tự nhận là đang làm việc với các “học giả trẻ” ở Trung Quốc, đề nghị trả 3.000 USD cho mỗi bài báo mà ông giúp công bố trên tạp chí do ông phụ trách.

Tuy nhiên, theo nhận định của Science, các NXB không “vô tội”. Sau khi phát hiện hoạt động của Công ty Olive Academic, tháng 7.2023, TS Nicholas Wise đã thông báo cho một số NXB lớn có liên quan. Hầu hết đều hứa sẽ điều tra và liên lạc lại. Tuy nhiên, đến nay TS Nicholas Wise chưa nhận được phản hồi nào. Phát biểu với Science, ông Matt Hodgkinson, chuyên gia của Văn phòng Liêm chính nghiên cứu của Anh, cho rằng sự cấu kết giữa công xưởng bán bài và biên tập viên tạo ra những băng nhóm tội phạm có tổ chức thực hiện hành vi gian lận ở quy mô lớn.

Một số nhà khoa học VN cũng cho rằng họ nhận thấy thực ra các NXB rất tham lam. Mặc dù biết rằng các số đặc biệt là mục tiêu tấn công ưa thích của các công xưởng bán bài, nhiều nhà xuất bản vẫn tiếp tục mở hàng vạn số đặc biệt nhằm kiếm thêm phí đăng bài từ các tác giả.

Chống gian lận học thuật: Cần sự quyết tâm ở tầm vĩ mô- Ảnh 3.

Hình ảnh được quảng cáo trên Facebook về việc hối lộ ban biên tập nhiều tạp chí khoa học để đảm bảo công trình khoa học (bài báo) kém chất lượng của mình được xuất bản. (khi chưa bị xóa)

NHỮNG ĐỘNG THÁI CỨNG RẮN CỦA CÁC NƯỚC

Như trên chúng tôi đã nói, các chiêu trò gian lận học thuật là vấn nạn nổi cộm của các nước có nền khoa học đang phát triển. Một số quốc gia bắt đầu nhận thấy mối nguy hiểm khi tình trạng này đe dọa tới sự phát triển khoa học ở đất nước mình, nên đã bắt đầu thể hiện những phản ứng cương quyết loại bỏ sự gian lận trong hoạt động khoa học.

Tháng 12.2023, Science đăng tin Peru tiến hành trấn áp những kẻ lừa đảo khoa học. Theo đó, các nhà lập pháp Peru sẵn sàng thông qua 2 đạo luật giúp điều tra và trừng phạt các nhà nghiên cứu có hành vi gian lận trong công bố khoa học, chẳng hạn như trả tiền để trở thành tác giả bài báo. Trước đó, cơ quan khoa học quốc gia Peru đã xóa tên 2 nhà nghiên cứu bị cáo buộc gian lận khỏi hệ thống đăng ký khoa học quốc gia Renacyt (việc có tên trong Renacyt là điều kiện cần để được nhận tài trợ từ Chính phủ, xem xét tăng lương hay đề bạt). Nhà chức trách Peru cũng đang điều tra thêm nhiều người khác sau khi 180 nhà khoa học nước này bị cáo buộc liên quan đến gian lận xuất bản, trong đó có 72 người có tên trong Renacyt đang làm việc tại 14 trường ĐH ở Peru.

Đầu năm 2022, Tờ Bưu điện Bangkok cũng đưa tin, Bộ GD ĐH, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới của Thái Lan (MHESI) đã phát hiện 33 nhà nghiên cứu từ 8 trường ĐH có hành vi gian lận khi trả tiền để đứng tên các công trình khoa học. Ngoài ra, MHESI sẽ điều tra thêm 100 giảng viên ĐH có hành vi tương tự. Bộ trưởng MHESI cũng kêu gọi các trường ĐH có động thái pháp lý đối với các trường hợp gian lận học thuật như đạo văn hoặc trả tiền mua bài.

Ở VN, dù truyền thông (tiêu biểu là Báo Thanh Niên) đã phản ánh nhiều trường hợp bị nghi ngờ mua bán bài báo hoặc có các hành vi khác vi phạm liêm chính khoa học, nhưng các bên liên quan đều tìm cách “xử êm”, hoặc thậm chí lờ đi. Quyền quyết định chủ yếu được giao cho các hội đồng học thuật, những người không có chức năng và nghiệp vụ điều tra gian lận.

Gần như chưa có một cuộc điều tra nào từ các cơ quan chức năng đối với những cá nhân bị cáo buộc gian lận. Ngay cả đề nghị thành lập cơ quan chuyên trách về liêm chính khoa học cũng đã bị Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT cho rằng chưa cần thiết.



Source link

Cùng chủ đề

Nỗ lực chống nạn tham nhũng

Cuba vừa tuyên phạt 203 công nhân viên chức với các mức án 2-22 năm tù vì tội tham ô, hối lộ, làm giả tài liệu, trộm cắp và làm hư hỏng tài liệu, con dấu hoặc tài sản công. Theo nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, những người bị kết án là thành viên của một số công ty nhà nước trong ngành thực phẩm, ẩm thực và thuốc...

Đại học đầu tiên cấm giảng viên mua bán kết quả nghiên cứu khoa học

Đại học Bách khoa Hà Nội vừa ban hành quy định liêm chính học thuật với toàn thể cán bộ, viên chức, giảng viên, người lao động, người học. Quy định gồm 11 yêu cầu, trong đó điểm nhấn lớn nhất là nội dung "không mua, bán kết quả nghiên cứu khoa học dưới mọi hình thức".Đại học Bách khoa Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên đưa ra quy định chặt chẽ, cấm...

SAP trả hơn 230 triệu USD dàn xếp cáo buộc hối lộ

Hôm 10/1, Bộ Tư pháp Mỹ công bố thông tin nói trên. Ngoài ra, SAP sẽ bước vào thỏa thuận hoãn truy tố ba năm với các công tố viên liên bang, những người cáo buộc SAP vi phạm Đạo luật Thực hành Tham nhũng nước ngoài. Theo công tố viên, SAP hối lộ quan chức chính phủ ở Indonesia và Nam Phi. “SAP hối lộ các quan chức tại các doanh nghiệp nhà nước ở Nam Phi và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những pha nhào lộn ‘đã mắt’ tại giải đua mô tô nước thế giới ở Bình Định

Ngày 23.3, trong khuôn khổ giải đua mô tô nước thế giới diễn ra tại Bình Định, các vận động viên quốc tế đã để lại những màn trình diễn vô cùng ấn tượng. Giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship) có hạng mục thi đấu, gồm: Runabout GP1 (dành cho những tay đua chuyên nghiệp hoặc có kinh nghiệm lâu năm trong thể loại này; sử dụng mô tô nước hai chỗ ngồi,...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều bất ngờ lớn xảy ra khi những tay đua có dự báo đạt thành tích cao như Jeremy Perez, Anthony...

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

Dư địa đầu tư vào lĩnh vực bất động sản Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam là một trong những địa phương có thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ. Mặc dù thị trường chung còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia nhận định, bất động sản Quảng Nam sẽ sớm hồi phục trở lại nhờ các dư địa lớn của tỉnh. ...

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự...

So kè căng thẳng phân hạng cuộc thi mô tô nước lần đầu tại Việt Nam

Ngày thi đấu đầu tiên Giải đua vô địch thế giới mô tô nước lần đầu được tổ chức ở Việt Nam chứng kiến màn so tài căng thẳng của các tay đua. Họ so kè nhau từng mét nước để vươn lên dành lợi thế trong ngày đua tiếp theo. Ngày 23/3, tại đầm Thị Nại, TP Quy Nhơn...

Nhiều bất ngờ trong ngày thi đấu đầu tiên của giải đua mô tô nước thế giới

Chiều 23.3, giải đua mô tô nước thế giới (UIM - ABP Aquabike World Championship 2024) tại vịnh Thị Nại (TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bắt đầu thi đấu chính thức với ba hạng mục: Ski Ladies, Ski Division và Runabout GP1. Ở lượt đua mô tô 2 của hạng mục hấp dẫn nhất là Runabout GP1 đã có nhiều...

Super Junior L.S.S yêu Việt Nam, sẽ tiếp tục cùng mọi người già đi

Còn với Siwon, ngoài cảm kích ra, anh còn muốn đáp trả lại lại những tình cảm đáng trân quý ấy như một sứ mệnh cần phải làm."Mỗi năm tình cảm của tôi và các bạn fan ngày càng lớn và càng...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!