Trang chủChính trịNgoại giaoCăng thẳng biên giới Ba Lan-Ukraine "nóng rẫy", Kiev đổ lỗi ba...

Căng thẳng biên giới Ba Lan-Ukraine “nóng rẫy”, Kiev đổ lỗi ba nguyên nhân này, trong đó có yếu tố Nga


Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nêu tên ba nguyên nhân đằng sau cuộc khủng hoảng ở biên giới Ba Lan-Ukraine, trong đó đề cập yếu tố Nga.

Căng thẳng biên giới Ba Lan-Ukraine bị đẩy lên cao, Bộ trưởng Kuleba nói về yếu tố Nga?
Căng thẳng biên giới Ba Lan-Ukraine ‘tăng nhiệt’, Kiev chỉ trích ba lý do đằng sau, trong đó có yếu tố Nga. Trong ảnh: Đêm 25/2, nông sản Ukraine đã bị đổ từ 8 toa xe lửa xuống sân nhà ga Kotomierz của Ba Lan khiến 160 tấn ngũ cốc bị hư hỏng. (Nguồn: Ukrinform)

Cuộc khủng hoảng đang diễn ra xung quanh việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ở biên giới với Ba Lan là do ba yếu tố gây ra. Đó là tuyên bố mà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba vừa nêu tại cuộc họp chung với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock.

Theo đó, ông Kuleba cho rằng, yếu tố đầu tiên gây nên cuộc khủng hoảng ở biên giới Ukraine-Ba Lan là những vấn đề kinh tế mà châu Âu đang phải đối mặt, trong khi Ukraine không phải là vấn đề lớn nhất.

Vấn đề thứ hai là bộ máy tình báo và tuyên truyền của Nga đã khai thác hiệu quả những vấn đề này để hướng sự tức giận của châu Âu vào Kiev.

“Cùng với phía Ba Lan, chúng tôi thấy Nga đang tích cực thúc đẩy khai thác vấn đề này như thế nào. Khiến vì lý do nào đó, những người biểu tình lên tiếng về vấn đề do ngũ cốc Ukraine gây ra, trong khi “im lặng” về ngũ cốc Nga – vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu”, ông Dmytro Kuleba nói.

Và yếu tố thứ ba, theo Ngoại trưởng Ukraine, là những hành động khiêu khích làm leo thang tình hình. “Nếu không có hành vi khiêu khích liên quan đến việc đổ hoa màu của Ukraine từ các phương tiện chở cây trồng thì những vấn đề này đã có thể được giải quyết một cách bình tĩnh”, ông Kuleba phân tích.

Ngoại trưởng Kuleba tin rằng, chính phủ Ba Lan đang quyết tâm giải quyết vấn đề hiện tại một cách chuyên nghiệp. “Ukraine sẽ không rơi vào tình thế bị khiêu khích và sẽ không ai thành công trong việc khiến Ba Lan và Ukraine chống lại nhau về mặt chiến lược”, ông Kuleba nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ngay trước đó, ngày 23/2, Thủ tướng Ukraine Denis Shmigal tuyên bố, quốc gia này có quyền trả đũa Ba Lan nếu Warsaw thất bại trong việc thuyết phục nông dân nước mình ngừng biểu tình chặn các cửa khẩu.

Reuters dẫn lời ông Shmigal trên kênh Telegram chính thức, tuyên bố: “Vấn đề phong tỏa biên giới phải được giải quyết trước ngày 28/3 – thời điểm mà chính phủ Ukraine và Ba Lan dự kiến tổ chức một phiên họp chung”.

Thủ tướng Shmigal khẳng định, Ukraine không bán ngũ cốc tại Ba Lan trong vòng 5 tháng qua và đồng thời khẳng định Kiev chỉ sử dụng lãnh thổ Ba Lan để giao hàng sang các quốc gia khác. Vì thế, nếu yêu cầu nói trên của Kiev không được đáp ứng, Ukraine sẽ có quyền ban hành các biện pháp tương ứng liên quan đến các điểm nhập cảnh.

Trước đó, ngày 19/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã lên tiếng chỉ trích nông dân Ba Lan biểu tình chặn biên giới làm xói mòn tình đoàn kết với Ukraine và đe dọa an ninh nước này. “Những điều đang diễn ra ở biên giới phía Tây với Ba Lan không thể được coi là điều bình thường. Trên thực tế, vấn đề không phải về ngũ cốc mà là về chính trị”.

Không chỉ có vậy, căng thẳng trên thực tế vẫn đang bị đẩy lên cao, khi đêm 25/2, nông sản Ukraine đã bị đổ từ 8 toa xe lửa xuống nhà ga Kotomierz của Ba Lan khiến 160 tấn ngũ cốc bị hư hỏng. Vụ việc này đã được Bộ Cộng đồng, lãnh thổ và phát triển cơ sở hạ tầng Ukraine đề cập trên trang mạng xã hội Facebook.

“Một hành vi phá hoại mới – vào đêm 24-25/2, nông sản Ukraine đã bị đổ ra khỏi 8 toa xe mui trần tại nhà ga Kotomierz. Số hàng hóa này đang quá cảnh đến cảng Gdansk, từ đó nó được chuyển đến các nước khác trên toàn thế giới”, Bộ trên cho biết.

Bộ trưởng Bộ Cộng đồng, lãnh thổ và phát triển cơ sở hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov nhấn mạnh, phía Kiev đang thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thiện chí. Theo thỏa thuận với chính phủ Ba Lan, một số loại nông sản Ukraine không được xuất khẩu sang Ba Lan. Và điều này cũng đã được xác nhận chính thức – không có ngũ cốc, ngô hoặc hạt cải dầu nào được xuất khẩu sang Ba Lan.

Ông Kubrakov chỉ trích, “Đây là vụ phá hoại thứ tư tại các nhà ga ở Ba Lan. Vụ thứ tư về sự vô trách nhiệm và không bị trừng phạt”.

Trước đó, ngày 20/2, nông dân Ba Lan biểu tình đã chặn tuyến đường sắt gần trạm kiểm soát Medyka ở biên giới với Ukraine, đổ ngũ cốc từ một toa chở hàng xuống đường ray.

Vào khoảng 9h00 ngày 23/2, tại trạm kiểm soát đường sắt Dorohusk, những người không rõ danh tính cũng đã đổ hạt cải dầu từ ba toa tàu chở ngũ cốc xuất đi Đức.

Tiếp đó, ngày 24/2, vào khoảng 9h00, tại nhà ga Dorohusk của Ba Lan, những người không rõ danh tính đã làm hư hại các toa xe chở đậu của Ukraine xuất khẩu.

​Như vậy, cuộc phong tỏa biên giới của nông dân Ba Lan đã kéo dài từ đầu tháng 11/2023. Theo từng thời điểm khác nhau, nhiều hãng vận tải hàng hóa cũng đã tham gia vào các cuộc biểu tình này. Đỉnh điểm từ ngày 9/2, nông dân Ba Lan đã biểu tình trên các tuyến đường cao tốc ngăn chặn lưu thông hàng hóa tới các trạm kiểm soát ở biên giới với Ukraine. Nông dân phản đối điều mà họ cho là việc nhập khẩu quá nhiều sản phẩm của Ukraine vào thị trường Ba Lan.

Trên thực tế, không chỉ nông dân Ba Lan, làn sóng nông dân châu Âu biểu tình đã kéo dài nhiều tuần nay. Họ lái máy kéo chặn các đường phố, các tuyến đường dẫn về các cảng, khiến giao thông tắc nghẽn, thậm chí lái xe kéo xe tải về bao vây tòa nhà Nghị viện châu Âu.

Nông dân, đặc biệt là ở Đông Âu, tiếp tục lên tiếng bất bình về việc nhập khẩu nông sản giá rẻ từ Ukraine, bao gồm ngũ cốc, đường và thịt. Trước đó, EU đã miễn hạn ngạch và thuế đối với hàng nhập khẩu của Ukraine sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra.

Ngoài ra, theo bình luận của CNN, lý do còn là sự bất mãn về các chính sách kinh tế – trong đó có các chính sách về môi trường. Nông dân ở từng nước thành viên cũng lý do riêng để kêu gọi biểu tình. Họ bất bình khi chi phí năng lượng, phân bón, vận tải tăng lên trong khi các chính phủ giảm giá lương thực trong bối cảnh lạm phát.

Dữ liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy giá các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng cao đỉnh điểm vào năm 2022. Sau đó giá có giảm trung bình gần 9% từ quý III/2022 đến quý III/2023 nhưng vẫn ở mức cao.





Nguồn

Cùng chủ đề

UAV 30 triệu USD của Mỹ mất điều khiển trên bầu trời Ba Lan

UAV MQ-9 mất liên lạc với binh sĩ Mỹ tại căn cứ Miroslawiec trong chuyến bay huấn luyện, trước khi hạ cánh khẩn cấp xuống khu vực vắng người. Bộ tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ba Lan cho biết máy bay không người lái (UAV) MQ-9 của Mỹ cất cánh từ căn cứ Miroslawiec ở tây bắc nước này và mất liên lạc với đài điều khiển tối 18/3.Phi cơ lúc đó đang thực hiện chuyến huấn...

Nông dân Ba Lan chặn cửa khẩu biên giới với Đức

Nông dân Ba Lan chặn hai cửa khẩu biên giới lớn với Đức để phản đối nhập khẩu nông sản bên ngoài EU và quy định môi trường của khối. Phát ngôn viên cảnh sát địa phương Marcin Maludy ngày 18/2 cho biết nông dân Ba Lan đã chặn hai cửa khẩu Swiecko, Gubinek và tình trạng này có thể kéo dài tới tối 20/3. Các nông dân dàn xe máy kéo trên cao tốc A2, chặn cả lưu...

Châu Âu sẽ dùng lợi nhuận từ tài sản đóng băng của Nga để chi trả vũ khí cho Ukraine

Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ở Berlin, ông Scholz cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng lợi nhuận bất ngờ từ tài sản bị đóng băng của Nga ở châu Âu để hỗ trợ tài chính cho...

Nông dân Ba Lan nới lỏng phong tỏa biên giới với Ukraine

Ukrainska Pravda dẫn lời người phát ngôn Cơ quan Biên phòng Ukraine Andrii Demchenko cho biết: "Nông dân Ba Lan đã ngừng hoạt động phong tỏa gần cửa khẩu Krakivets từ đêm mùng 8/3, rạng sáng 9/3, nhưng phát tín hiệu sẽ nối lại hoạt động phong tỏa vào khoảng ngày 13/3".Quan chức này nói thêm, 5 cửa khẩu khác ở biên giới giữa 2 nước vẫn bị phong tỏa. Khoảng 1.700 xe tải ùn ứ."Mặc dù cửa...

Châu Âu thành công thoát khí đốt Nga, kỷ nguyên cũ sẽ không trở lại

Hai năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, động lực thị trường khí đốt châu Âu đã thay đổi nhiều. Hiện tại, vẫn có những câu hỏi rằng, liệu khí đốt của Nga có thể lấy lại thị phần đã mất vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc lại “nổi đóa”, yêu cầu Philippines chấm dứt ngay hành vi xâm phạm, khiêu khích ở Biển Đông

Ngày 23/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Philippines nên ngay lập tức chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích của quốc gia Đông Nam Á này cũng như không làm phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Hoa Nam (Biển Đông).

Vị trí đặc biệt của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Phần Lan

Trải qua 51 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì, phát triển tốt đẹp. Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-26/3. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong trả lời phỏng...

Tổng thống Putin nói sẽ trừng phạt thích đáng những kẻ khủng bố, tuyên bố quốc tang

Ngày 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những gì xảy ra tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu, đồng thời tuyên bố một ngày quốc tang.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành...

Từng là công nhân vệ sinh môi trường, Đen Vâu trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu

Tối 23/3, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023. Hội đồng xét tặng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 đã chọn ra 10 gương mặt xuất sắc nhất để trao giải...

Uống một ly rượu có thực sự làm tăng nguy cơ ung thư vú?

Theo nghiên cứu, tất cả các loại ...
18:51:29

Phượng tím Đà Lạt – vẻ đẹp của sự hoài niệm

Đến với Đà Lạt vào dịp này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màu tím của hoa phượng nhuộm khắp các con đường, góc phố. Đây là loài hoa đặc trưng của Đà Lạt mang vẻ đẹp gợi nhớ những hoài niệm, mộng mơ làm ngất ngây người dân và du khách thập phương. Nguồn gốc xuất xứ của...

Mới nhất